FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 27 - 29)

II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay

1. Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.4. FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang được xã hội quan tâm và coi đây là một trong những nhân tố góp phần làm choa xã hội ngày càng phát triển , công bằng và bền vững . Mọi người đều có việc làm sẽ làm giảm các vấn đề xã hội . Kể từ khi có hoạt dộng FDI ở Việt Nam , nhà đầu tư nước ngoài không những thu hút và sử dụng lao động mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm gián tiếp .

Có thể nhận thấy lực lượng lao động trong các dự án có vốn FDI tăng lên hàng năm . cuối năm 1993 , số lao động trong các dự án co vốn FDI chỉ có 49.892 lao động , đến năm 1994 là 88.054 lao động , tăng 1,76 lần . Trong 4 năm gần đây khu vực FDI đã giải quyết một khối lượng lớn lao động Việt Nam , năm 2001 khu vực này đã thu hút thêm 6,9 vạn lao động , tăng 19% ; năm 2002 có thêm 17,5 vạn lao động được thu hút vào khu vực FDI , tăng 39% , năm 2003 thu hút thêm 7,5 vạn lao động , tăng 12,7 % và năm 2004 thu hút thêm 7,4 vạn lao động .

Bên cạnh việc trực tiếp tạo ra việc làm cho người lao động thông qua việc tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc trong các công ty FDI , đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giải quyết công ăn việc làm thông qua các hoạt động gián tiếp . Cùng với sự phát triển của khu vực FDI , một số khu vực sản xuất cung ứng sản phẩm cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác cũng phát triển theo . Các thành phần kinh tế khác phát triển sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động . Hiện nay , với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hoá trong các doanh nghiệp có vốn FDI như công ty chế tạo ô tô , xe máy , giày da , may mặc … đã hình thành một số doanh nghịêp vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghịêp FDI . Việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh sẽ nảy sinh tuyển dụng thêm lao động , làm giảm tỷ lệ thất nghiệp .

Để kiểm định kêt quả tạo việc làm gián tiếp của khu vực FDI các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc điều tra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Qua khảo sát cho thấy , phần lớn các doanh nghiệp FDI bên cạnh thu hút và sử dụng lao động trực tiếp thì số việc làm gián tiếp do khu vực này tạo ra còn cao gấp nhiều lần . Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng , đặc biệt là các doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản thường có tỷ lệ việc làm gián tiếp trên việc làm trực tiếp cao nhất .

Như vậy , ngoài khả năng thu hút lao đọng trực tiếp thì khu vực FDI đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút lao động gián tiếp của các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.

Yêu cầu về trình độ lao động trong hu vực FDI cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước . Yêu cầu này đã gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam . Bởi vì , chính phủ phải thông qua các cơ sở đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn và có kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn FDI .Đối với từng cá nhân người lao động , yêu cầu này còn khuyến khích , nâng cao ý thức tự rèn luyện trình độ lao động trước khi tham gia vào làm việc trong khu vực FDI . Thông qua hoạt động FDI , người lao động đã được đào tạo , nâng cao năng lực quản lý , trình độ khoa học ,công nghệ và đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài ; được đào tạo , nâng cao tay nghề , tiếp thu những kỹ năng công nghệ tiên tiến ; được làm việc trong môi trường lao động an toàn , vệ

sinh , được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới ; thu nhập ngày càng tăng lên so với khu vực kinh tế khác .

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w