Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
645,56 KB
Nội dung
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa Phan Thị Hà Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng Năm bảo vệ: 2014 154 tr . Abstract. Thông qua các nghiên cứu cụ thể, luận văn hướng tới mục đích góp phần đưa ra những luận cứ khoa học cho việc khai thác những tiềm năng và tài nguyên văn hóa biển đảo của tỉnh Khánh Hòa phục vụ phát triển du lịch, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, của vùng du lịch Nam Trung Bộ nói chung, cũng như góp phần bảo tồn các di sản văn hóa biển đảo Khánh Hòa trong công cuộc phát triển kinh tế của địa phương và của đất nước. Luận văn tiếp thu và phát triển ý tưởng nghiên cứu trong một số luận văn Thạc sĩ, Cử nhân đã được thực hiện trước đây về du lịch văn hóa nói chung, du lịch văn hóa biển đảo nói riêng, để triển khai cho việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa. Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại tỉnh Khánh Hòa, luận văn đã thu thập và xử lý số liệu, tài liệu và khảo sát thực địa từ các cơ quan ban ngành quản lý du lịch, các nhà nghiên cứu, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách du lịch, chính quyền địa phương và cư dân địa phương để làm rõ các vấn đề: thực trạng khai thác du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu lên sự cần thiết của việc phát triển loại hình du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa. Căn cứ vào thực trạng hoạt động du lịch, khảo sát thực tế tiềm năng tài nguyên văn hóa biển đảo và định hướng phát triển du lịch của tỉnh, kết hợp với cơ sở lý luận khoa học, luận văn đã đề xuất 07 giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa như sau: (1) Nhóm giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý; (2) Nhóm giải pháp về đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật; (3) Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch văn hóa biển đảo; (4) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa biển, đảo; (5) Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa biển đảo; (6) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo; (7) Nhóm giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng Keywords.Du lịch; Du lịch văn hóa; Khánh Hòa Content. 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên đất liền trên toàn cầu, các quốc gia tiếp xúc với biển đều có chiến lược tích cực tận dụng và khai thác biển, nhưng Việt Nam cho đến giờ vẫn chưa tận dụng và khai thác được nguồn tài nguyên này tương xứng với tiềm lực vốn có của nó. Khánh Hòa là một trong số ít các tỉnh ven biển có kinh nghiệm về biển nhiều hơn cả, cũng là địa phương đang đi đầu trong khai thác biển. Với diện tích khoảng 5.197km 2 gồm khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Với thế mạnh của một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nơi tiềm ẩn nhiều giá trị của nền văn hóa lớn, trong đó biển, đảo là giá trị đặc trưng của nơi đây, đặc biệt văn hóa biển đảo còn lưu giữ nhiều nét đặc sắc, giúp cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đó chính là một tiềm năng to lớn, một thế mạnh không dễ gì có được. Du lịch biển nói chung, du lịch văn hóa biển đảo chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với du lịch Khánh Hòa, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Khánh Hòa là vùng đất có nhiều tiềm năng đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, nó bắt đầu được chú ý khai thác, phát triển. Du lịch văn hóa biển đảo đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đánh giá đúng mức những giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa với việc bảo vệ và gìn giữ trọn vẹn chủ quyền biển đảo quốc gia. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và mang tính phương pháp luận hoàn chỉnh về nhận thức và thực tiễn đối với du lịch văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa. Vì thế, trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc đầu tư cho công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về văn hóa biển đảo trong phát triển du lịch là một vấn đề rất cấp bách của tỉnh trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của biển, đảo đối với các chiến lược phát triển kinh tế biển đảo theo hướng bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN ĐẢO TỈNH KHÁNH HÕA cho luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch của mình 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam * Về văn hóa biển đảo nói chung Hiện nay, các công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa và cư dân biển đảo phục vụ phát triển du lịch không có nhiều. Theo nhận xét của Ngô Đức Thịnh, kết quả của việc nghiên cứu biển và cư dân ven biển, đảo - thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn vẫn còn khá khiêm tốn. Riêng bộ môn văn hóa dân gian nghiên cứu về biển thì kết quả lại càng khiêm tốn hơn. Các công trình nghiên cứu khái quát về biển tiêu biểu như: Luận án tiến sĩ lịch sử Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi của Nguyễn Đăng Vũ (2003). Công trình này phản ánh khá toàn diện bức tranh văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân nơi đây: từ tín ngưỡng, lễ hội cho đến nghệ thuật diễn xướng dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, ngữ văn dân gian. Tác phẩm Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu của Phan An, Đinh Văn Hạnh (2004). Các tác giả đã nghiên cứu, miêu tả một số lễ hội dân gian của ngư dân địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình hình thành và phát triển. Công trình Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ (2007) là kết quả của 2 cuộc hội thảo do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang tổ chức, đã cung cấp khá nhiều tri thức về văn hóa biển ở 02 khu vực này. Ngoài ra, chúng ta còn thấy có nhiều công trình nghiên cứu khác, như Nuyễn Thị Hải Lê (2009) với Biển trong văn hóa người Việt đã khái quát toàn bộ biển trong các lớp văn hóa của người Việt về không gian và thời gian, trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Việt. Chuyên khảo Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng và giá trị) của Nguyễn Xuân Hương (2009). Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cá voi, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ âm linh, tiền hiền ở địa phương này… Gần đây, bài nghiên cứu Đặc điểm cư dân và văn hóa vùng ven biển và hải đảo: Một số lý luận cơ bản của Phan Duy Hợp và Đặng Vũ Cảnh Linh đã đưa ra những lý luận giải thích các khái niệm về văn hóa học như “ Đặc điểm cư dân”, “Con người và văn hóa”. Các vấn đề này được cụ thể hóa bằng con đường diễn dịch từ hướng tiếp cận lý thuyết khinh - trọng, chứ không đi vào nghiên cứu các loại hình văn hóa cụ thể của cư dân vùng ven biển và hải đảo. Văn hóa biển đảo những năm gần đây thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu, quản lý thông qua các cuộc hội thảo như: Tục thờ Tứ vị thánh nương với văn hóa biển ở Việt Nam (Nghệ An, 2009), Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với sự phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế (Phú Yên, tháng 4/2011), Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung (Quảng Ngãi, tháng 5/2011)… * Về khảo cổ học biển đảo Khánh Hòa Qua các đợt khai quật di chỉ khảo cổ học tại các làng ven biển – đảo ở Khánh Hòa, một số tác giả trong các cuốn sách Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa; Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa đã có những nhận định khái quát về lịch sử văn hóa biển, đảo. Đáng chú ý nhất là bài viết Khánh Hòa một cái nhìn địa – văn hóa của Trần Quốc Vượng. Tác giả đã nêu lên đặc trưng các nền văn hóa ven biển miền Trung thời tiền sử - sơ sử (đá mới – sơ kỳ kim khí) là văn hóa cồn bàu. Trong đó, có văn hóa Xóm Cồn với đảo Bích Đầm, đảo Hòn Tre của Khánh Hòa; văn hóa Gò Ốc (Phú Yên)… * Về lễ hội biển đảo Khánh Hòa Các bài viết Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa của Nguyễn Tứ Hải; Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa của Khánh Hải đã khảo tả và đưa ra nhận xét chung về các lễ hội diễn ra tại các đình, lăng ven biển gồm các nghi lễ: rước sắc, lễ nghinh thủy triều, lễ tế sanh, tế chánh (Nguyễn Văn Khánh cb 1999; Nhiều tác giả 2005). * Về tín ngưỡng biển đảo Khánh Hòa Lê Quang Nghiêm với chuyên khảo Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hòa đã thể hiện sự công phu, nghiêm túc trong nghiên cứu thực địa. Công trình không chỉ có giá trị đối với tục thờ cá Ông mà còn về tín ngưỡng ngư dân vùng biển Khánh Hòa nói chung. Đây là một công trình biên khảo về văn hóa biển. Tục thờ cá Ông ở Khánh Hòa thông qua những tài liệu điền dã cụ thể trên địa bàn Khánh Hòa đã cung cấp một diện mạo chung về tập tục này ở địa phương (Nguyễn Thanh Lợi 2002). Nói tóm lại các công trình trên đã làm rõ những nghi lễ, tục thờ, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biển, đảo ở Khánh Hòa. * Về nghệ thuật biểu diễn dân gian biển đảo Khánh Hòa Nhiều tác giả đã giới thiệu và miêu tả các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của cư dân vùng ven biển, đảo ở Khánh Hòa. Chẳng hạn như: bài viết Hò Bá Trạo ở Khánh Hòa của Khánh Hải miêu tả một buổi trình diễn hoàn chỉnh của đội hò bá trạo, gồm trò diễn chèo thuyền và điệu hò biển để phục vụ cho nghi thức cúng tế cá Ông của ngư dân ven biển. Hoặc bài Múa bóng, múa hò bá trạo, múa siêu của cộng đồng cư dân ven biển ở Vạn Ninh của tác giả Nguyễn Sĩ Chức. * Về nghề truyền thống biển đảo Khánh Hòa Một số tác giả đã giới thiệu, miêu thuật, cung cấp nhiều tư liệu quý về các nghề đánh bắt truyền thống, đặc biệt là nghề lưới đăng ở Khánh Hòa. Dưới đây là một số bài viết tiêu biểu: Năm 2007, kế thừa nhiều thành tựu nghiên cứu của Guy Moréchand, 1952, Nguyễn Thụy Anh (1952), Lê Quang Nghiêm (1970), Võ Khoa Châu, Nguyễn Viết Trung có bài Lưới đăng – nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa. Các bài viết khác như: Như Hoàng có 2 bài Nghề đăng ở Khánh Hòa (1996), Nghề đăng ở Bích Đầm (1997); Nguyễn Âu Hồng với bài Nghề lưới đăng truyền thống ở Khánh Hòa (Nguyễn Văn Khánh cb 1999); Lê Đình Chi với bài Nghề lưới đăng ở Khánh Hòa (2000); bài Nghiên cứu điều tra nghề lưới đăng ở Nha Trang; Võ Khoa Châu với bài Nghề truyền thống đầm đăng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa (2005); Lê Đình Chi có bài khảo cứu Nghề câu cá biển ở Nha Trang (Nhiều tác giả 2010). * Về kiến trúc, điêu khắc dân gian biển đảo Khánh Hòa Các nhà nghiên cứu ít quan tâm về mảng nội dung này. Theo sự tìm hiểu, đối với đề tài này, mới chỉ có 2 bài viết Lăng Tân Mỹ và tục thờ cúng Ông Nam Hải của Võ Khoa Châu và Lăng Nam Hải ở Bình Ba của Hoàng Quý (Nhiều tác giả 2010). Hai tác giả trên đã khái quát lịch sử hình thành, kiến trúc xây dựng, mục đích, ý nghĩa và vai trò của lăng Ông trong đời sống văn hóa cư dân ven biển và đảo ở Khánh Hòa. 2.2 Tình hình nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa Nhìn chung, văn hóa biển đảo Khánh Hòa đã được nghiên cứu, tìm hiểu trên nhiều phương diện, nhất là về văn hóa, về môi trường, hay về các lĩnh vực kinh tế khác, nhưng du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa thì cho đến nay hầu như chưa có được nghiên cứu chuyên sâu nào. Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi tiếp thu các kiến thức chung về văn hóa biển đảo, phát triển ý tưởng nghiên cứu trong một số luận văn Thạc sĩ, Cử nhân đã được thực hiện trước đây về du lịch văn hóa nói chung, du lịch văn hóa biển đảo nói riêng, để triển khai cho việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chú ý đến những tài liệu trực tiếp đề cập tới du lịch văn hóa biển đảo như: * Nguyễn Thị Thúy Vân: Khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXHVNV, 2008. * Ngô Quang Duy: Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXHVNV, 2008. * Nguyễn Phương Thanh: Du lịch làng nổi Hạ Long, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học KHXHVNV, 2006 * Nguyễn Thị Hồng Thư: Du lịch đêm Hạ Long, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học KHXHVNV, 2007 Luận văn của chúng tôi kế thừa những thành quả nghiên cứu của người đi trước, cố gắng trình bày những vấn đề có tính chung nhất và cấp thiết nhất cho phát triển du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa, như một sự tri ân đối với quê hương. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua các nghiên cứu cụ thể, luận văn hướng tới mục đích góp phần đưa ra những luận cứ khoa học cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa biển đảo Khánh Hòa trong công cuộc phát triển kinh tế của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ các di sản văn hóa biển đảo Khánh Hòa, các hoạt động văn hóa biển đảo hiện đại, và các hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa - Phạm vi không gian nghiên cứu: tỉnh Khánh Hòa, tập trung tại vịnh Nha Trang và huyện đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, đề tài sẽ có sự so sánh, liên hệ với vùng du lịch Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: chuỗi số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng trong nghiên cứu là từ năm 2008 đến 2012, cùng một số dữ liệu đến 06 tháng đầu năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sẽ chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tư liệu thứ cấp: Qua các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án… tại các thư viện, kho lưu trữ. - Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc định hướng phát triển du lịch văn hóa biển đảo tỉnh Khánh Hòa. - Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn đề định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình. Đối chiếu các biến động về tài nguyên, môi trường du lịch với quá trình phát triển du lịch. Ngoài ra phương pháp này còn được vận dụng nghiên cứu trong đề tài để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, điều tra 200 bảng hỏi và xử lý số liệu qua phần mềm SPSS tại các địa điểm thuộc thành phố Nha Trang: khách sạn Việt Thiên (80 Lê Đại Hành), khách sạn Yasaka Sài Gòn Nha Trang (18 Trần Phú), khách sạn Viễn Đông (18 Trần Hưng Đạo), trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang (52 Phạm Văn Đồng). - Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về phát triển du lịch có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trong trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tính hệ thống trong nghiên cứu còn được thể hiện ở tính kế thừa những kết quả nghiên cứu các công trình có liên quan đã đề cập ở trên. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa biển đảo Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 7. Đóng góp của luận văn Luận văn có đóng góp nhất định trên ba vấn đề: - Thứ nhất, tổng quan các vấn đề lý luận vằn du lịch văn hóa và du lịch văn hóa biển đảo ở Việt Nam. - Thứ hai, khảo sát thực trạng các hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa. - Thứ ba, đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa, cũng như bảo tồn văn hóa biển đảo Khánh Hòa trong hoạt động du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban điều phối vùng Duyên hải miền Trung, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa (2013), Kỷ yếu hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung”. 2. Nguyễn Công Bằng (2005), Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa Khánh Hòa, Sở Văn hóa -Thông tin Khánh Hòa, Khánh Hòa. 3. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch (2009), Đề án xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2010, tầm nhìn đến năm 2030, Phần phụ lục. 4. Võ Thị Kim Dung (2010), Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên tại một số khu du lịch biển tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ du lịch, Hà Nội. 5. Nguyễn Quỳnh Dương (2011), Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 1999 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Hà Nội. 6. Lê Đình Đông (2011), Giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đà Nẵng. 7. Phan Xuân Hòa (2011), Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đà Nẵng. 8. Vũ Quốc Hiền (1996), Văn hóa Xóm Cồn và vị trí của nó trong thời đại kim khí ven biển miền Trung, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử, Viện Khảo cổ học, Hà Nội. 9. Nguyễn Phạm Hùng (1999): Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2. 10. Nguyễn Phạm Hùng (1999): Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5. 11. Nguyễn Phạm Hùng (2010): Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11. 12. Nguyễn Phạm Hùng (2012): Bảo tồn di sản văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức ngày 06/4/2012. 13. Nguyễn Phạm Hùng (2012): Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và việc bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tư vấn Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, do Trung tâm Bảo tồn Văn hóa tôn giáo, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, tổ chức ngày 23/3/2012. 14. Nguyễn Phạm Hùng: Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3. 15. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10. [...]... Tư (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên, Hà Nội 51 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa (2012), Văn hóa biển đảo Khánh Hòa 52 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2012), Tài liệu hội thảo khoa học “Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa 53 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (2006), Báo cáo... (2009), Văn hóa qua địa danh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học, Tp Hồ Chí Minh 40 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 41 Sở văn hóa thể thao và du lịch Khánh Hòa (2008), Đề án nghiên cứu phát triển ngành du lịch Khánh Hòa 42 Phạm Côn Sơn (2006), Cẩm nang du lịch thành phố biển Nha Trang, Nxb Thanh niên, Hà Nội 43 Lê Văn Tân (2007), Xây dựng môi trường văn. .. “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” 54 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa (2011), Kế hoạch xúc tiến du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 55 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Kế hoạch đầu tư Khánh Hòa, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Khánh Hòa (2011), Chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến 2020 56 Nguyễn Đăng... (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08 17 Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (1999), Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 18 Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Diện mạo văn hóa Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 19 Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2003), Tìm hiểu giá trị lịch. .. Nxb Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa 47 Hải Trang (chủ biên) (1998), Nha Trang – Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 48 Tổng cục du lịch Việt Nam (2010), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 49 Tổng cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ” 50 Nguyễn... biên) (2004), Khánh Hòa thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 32 Thái Minh Nguyệt (2012), Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến biển Nha Trang theo hướng bền vững giai đoạn 2011-2020, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Nha Trang 33 Nhiều tác giả (2000), Khánh Hòa diện mạo văn hóa một vùng đất (Tập 2), Nxb Bảo tàng Khánh Hòa, Phân hội Văn nghệ dân gian Khánh Hòa, Nha Trang... giả (2003), Tuyển tập Nghiên cứu biển XIII, Nxb Viện Hải dương học Nha Trang 35 Nhiều tác giả (2003), Địa chí Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 36 Nhiều tác giả (2005), Những tục thờ và lễ hội tiêu biểu ở Khánh Hòa – Nha Trang, Nxb Sở Văn hóa -Thông tin Khánh Hòa 37 Nhiều tác giả (2010), Biển Đông và hải đảo Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội 38 Vũ Ngọc Phương (2004), Khánh Hòa Nha Trang một tiềm... văn hóa bộ đội Hải quân trên quần đảo Trường Sa hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Hà Nội 44 Quách Tấn (2002), Xứ Trầm hương, Nxb Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa, Khánh Hòa 45 Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh 46 Nguyễn Văn Thích (2010), Miếu bà Lường – hang Lỗ Lường và tục thờ cúng Lỗ Lường của ngư dân lưới đăng sở đầm Hòn Đỏ (Ninh Hòa) , Nxb Hội Văn. .. và văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 20 Hùynh Phước Liên (2012), Dân ca vùng ven biển Khánh Hòa, http://www.ninhhoatoday.net/stbkky66-5.asp, 01/11/2012 21 Hùynh Phước Long (2012), Lễ hội cầu Ngư ở Khánh Hòa, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doisong-ca-nhan/2229-hinh-phuoc-long-le-ho-cau-ngu-o-khanh-hoa.html, 08/06/2012 22 Lê Khánh. .. thờ mẫu và nghi lễ hầu đồng – múa Bóng ở Khánh Hòa, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=1 5297, 05/03/2011 26 Nguyễn Man Nhiên (2006), Lưới đăng – Nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5 709, 20/11/2006 27 Nguyễn Man Nhiên (2011), Lỗ Lường – Lễ tục độc đáo ở Khánh Hòa, http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=1 . du lịch văn hóa biển đảo nói riêng, để triển khai cho việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa. Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại tỉnh Khánh Hòa, . thác du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu lên sự cần thiết của việc phát triển loại hình du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa. Căn cứ vào thực trạng hoạt động du. về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch văn hóa biển đảo; (4) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa biển, đảo; (5) Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa