1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt nam

6 651 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 275,29 KB

Nội dung

Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Trịnh Đình Trung Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân v

Trang 1

Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Trịnh Đình Trung

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Quản lý khoa hoc và công nghệ; Mã số: 60 34 70

Người hướng dẫn: TS Mai Hà

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Làm rõ cơ sở lý luận về phản biện xã hội và hoạt động Khoa học & Công

nghệ (KH&CN) của các tổ chức thuộc Liên hiệp hội (LHH) Việt Nam Đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN và phát triển các tổ chức KH&CN trong LHH Việt Nam Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản

biện xã hội của các tổ chức KH&CN thuộc LHH Việt Nam

Keywords Quản lý điều hành; Khoa học công nghệ; Năng lực phản biện

Content

1 Đặt vấn đề

Hơn 10 năm qua, kể từ đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII (1996), đã đánh

dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới, thời kỳ “ Đấy mạnh CNH, HĐH, thực

hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh ” [1]

Trên quan điểm đó, Đảng đã đề ra đường lối cực kỳ quan trọng, kịp thời được cụ thể hoá

bằng Nghị quyết Trung ương II Khoá VIII, tháng 12/1996, trong đó nội dung cơ bản là nhằm

“ Phát huy cao độ trí tuệ, năng lực nội sinh của con người Việt Nam, của đội ngũ trí thức Việt Nam để trở thành nguồn lực chính, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững

trong công cuộc CNH, HĐH xây dựng đất nước” [2]

Ngày nay, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập, vai trò KH&CN cũng như

vị trí của các tổ chức KH&CN ở nước ta nói chung và của LHH nói riêng ngày càng quan trọng, là động lực thúc đẩy đối với sự phát triển KT - XH

Thực hiện Chỉ thị số 35 - CT/TW ngày 11/4/1988 của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN: “LHH các Hội KH&KT Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo cơ cấu và quy chế của một đoàn thể quần chúng cấp trung ương” [3] ; Chỉ thị số 45 –CT/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị: “LHH là một tổ chức CT–XH của trí thức KH&CN Việt Nam, cùng với các đoàn thể CT - XH khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc CNH, HĐH” đất nước [4] Đẻ xây dựng LHH thành một tổ chức CT - XH vững mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KH&CN, CNH, HĐH nước trong thời

kỳ đổi mới và hội nhập, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của LHH Việt Nam

Sau 27 năm hoạt động và thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, LHH Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về tổ chức; các hoạt động CT-XH, tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày

Trang 2

càng rõ nét; các công tác phổ biến kiến thức KH&KT góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá

KH&CN, giáo dục và đào tạo, đạt nhiều kết quả rõ rệt Vai trò, vị trí và uy tín của LHH trong

xã hội ngày càng được nâng cao Hiện nay, Liên hiệp hội đã có 70 hội ngành trung ương, 55 LHH tỉnh, thành phố là thành viên của LHH Việt Nam Ngoài ra LHH còn có hơn 300 tổ chức KH&CN với quy mô khác nhau đã tập hợp được trên 80 vạn trí thức KH&CN Mặc dù phát triển nhanh về số lượng, LHH Việt Nam mới chỉ tập hợp được 1/3 số lượng trí thức trong cả nước [5]

Trong công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, LHH Việt Nam đã triển khai nhiều dự án điều tra cơ bản về môi trường, chương trình, đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước và đề tài cấp LHH Việt Nam Trong hoạt động tư vấn, phản biện xã hội và giám định xã hội cũng là một trong những nhiệm vụ chính của LHH Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội mang tính độc lập của LHH theo tinh thần Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ [6] vẫn còn những vướng mắc; nhiều cấp, nhiều ngành chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của các hoạt động này trong xây dựng và thực hiện các dự án phát triển Mặt khác, kỹ năng, năng lực thực tiễn của các chuyên gia trong LHH còn hạn chế, thiếu chủ động nên chưa tạo được niềm tin lớn đối với các cơ quan sử dụng tư vấn Năng lực vận động chính sách cũng chưa được chú ý đúng mức trong hoạt động tư vấn của LHH Chưa tập hợp được đông đảo trí thức KH&CN, trí thức trẻ, trí thức trong doanh nghiệp và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài; nội dung và phương thức hoạt động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; việc bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của các hội thành viên chưa được quan tâm đúng mức Cơ chế phối hợp điều hành còn yếu; nội dung, phương thức hoạt động còn chưa phong phú, hành chính hóa, kém hiệu quả Mối quan hệ phối hợp, liên kết giữa các bộ phận còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao… Hệ thống tổ chức, bộ máy bộc lộ nhiều điểm bất cập, thiếu tính đồng bộ và thống nhất, thiếu tính năng động và sáng tạo.…

Những hạn chế đề cập ở trên có nguyên nhân từ phía các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; có lúc, có nơi một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam là tổ chức CT-XH, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; chưa quán triệt sâu sắc nội dung các chỉ thị của Đảng về Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam; chậm thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng thành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam hoạt động và phát triển

Triết lý tư duy cũ về hoạt động Hội đã không còn phù hợp với tình hình mới đòi hỏi phải được đổi mới cơ bản bằng tư duy chính trị mới về hoạt động Hội Mô hình và cách thức hoạt động hiện nay đang có dấu hiệu không theo kịp xu thế phát triển và hội nhập

Để giải quyết những vấn đề cấp thiết nêu trên nhằm góp phần nâng cao vai trò của LHH Việt Nam theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN và năng lực phản biện xã hội Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức Khoa học & Công nghệ thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam”

2 Tổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu

Ở Việt Nam, vấn đề phản biện xã hội thực sự nổi lên và được quan tâm khoảng những

năm gần đây Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng chưa có công trình khoa học trong khuôn khổ quản lý nhà nước như đề tài các cấp (nhà nước, bộ, ngành, cơ sở) nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phản biện xã hội tại các tổ chức Dân sự ở Việt Nam Những bài viết trên các tạp chí thường dừng lại ở mức thông tin, tổng quan một số khía cạnh chung, như khái niệm về phản biện xã hội, vai trò của các tổ chức liên quan đến phản biện xã

hội…

- Nghị quyết đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006) đã chỉ rõ: "Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và

Trang 3

việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ" ( ) "Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các Hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội" ( ) "Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các Đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội" [7]

- Phản biện xã hội, tác giả Trần Đăng Tuấn - NXB Đà Nẵng (2006) Cuốn sách tập hợp các bài viết, phản biện xã hội chỉ là một bài trong tập sách mà tác giả lấy làm tên cuốn sách Theo tác giả, phản biện, tự phản biện nó là điều tự nhiên Đó không phải là vấn đề muốn hay không muốn Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện, sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội

- Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển, tác giả Kiên Định (Hà Nội ngàn năm, 3/2007) Theo tác giả, phản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng

- Nâng cao vai trò phản biện xã hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội Chương trình đối thoại nói và làm do Hội đồng Nhân dân và Đài truyền hình

thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (6/2009) Khía cạnh về phản biện được đề cập có thể khái quát như sau: Trong xã hội, người quản lý đưa ra các luật lệ, chủ trương, chính sách và các nhà khoa học, trí thức, người dân có thể sử dụng phương pháp khoa học, lý luận để góp ý kiến của mình về những vấn đề đó Người dân phát biểu ý kiến và người lãnh đạo sàng lọc, phân tích, tiếp thu những ý kiến đúng để bổ sung hoặc sửa đổi những chủ trương, chính sách chưa hợp lý, “phản biện không phải là phản bác”

- Vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, tác giả Nguyễn Tuấn Nghĩa (tiểu luận, 2010) Giám sát và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn bó mật thiết Trong đời sống xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ Theo quan niệm của người làm tiểu luận, các đối tượng: hệ thống bộ máy nhà nước, các

cơ quan chức năng; đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, dư luận xã hội…đều vừa là đối tượng giám sát - phản biện, vừa là đối tượng chịu sự giám sát - phản biện nhằm vào những chủ trương, quyết sách, những hiện tượng, trào lưu, những quan điểm nảy sinh trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội mà diễn đàn của các hoạt động này chính là báo chí

- Nghiên cứu - trao đổi vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, của TS Đoàn Minh Huấn, học viện Hành chính khu vực 1 Theo Ông, giám sát và phản biện xã hội có vai trò quan trọng trong thực hành dân chủ, góp phần năng động hóa sự cầm quyền, gia cường chất lượng thể chế, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của người dân Giám sát xã hội và phản biện xã hội cần phải được đặt trong mối quan hệ tương tác với giám sát, kiểm tra và phê bình trong Đảng; giám sát, thanh tra, kiểm soát và phê bình trong bộ máy nhà nước… Tất cả cùng hợp thành một cơ chế hỗn hợp kiểm soát quyền lực, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo vệ bản chất dân chủ của chế

độ

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phản biện xã hội và tổ chức và hoạt động KH&CN của LHH Việt Nam, luận văn nhận diện thực trạng hoạt động, và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN thuộc LHH Việt Nam

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận về phản biện xã hội và hoạt động KH&CN của các tổ chức thuộc LHH Việt Nam

Trang 4

- Đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN và phát triển các tổ chức KH&CN trong LHH Việt Nam

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN thuộc LHH Việt Nam

4 Mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu

4.1 Mẫu khảo sát

- Khảo sát đối với một số tổ chức KH&CN của LHH Việt Nam hoạt động liên quan đến vấn đề phản biện xã hội

- Các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động KH&CN và quản

lý KH&CN

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Một số tổ chức KH&CN của LHH Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến 2010

5 Vấn đề nghiên cứu

Hiện trạng tổ chức KH&CN và hoạt động KH&CN ở LHH Việt Nam Những yếu tố nào cản trở và hạn chế đến hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN LHH Việt Nam? Đâu là nguyên nhân cản trở và hạn chế trên Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN

và nâng cao năng lực phản biện xã hội?

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Chính sách KH&CN phù hợp sẽ thúc đẩy phát triển các tổ chức KH&CN hoạt động hiệu quả hơn trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập

- Năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN ở LHH Việt Nam hoàn toàn đáp ứng trò phản biện xã hội, nhưng chưa tập trung và chưa phát huy hết tiềm lực này bởi sự bất hợp lý về sự khảng định đúng vai trò phản biện xã hội của LHH Việt Nam của Nhà nước ta

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phân tích tài liệu

Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về chính sách và quản lý nhà nước về KH&CN Các nguồn tư liệu, số liệu thu được từ nguồn Bộ KH&CN, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

7.2 Tiếp cận hệ thống chức năng, tiếp cận lịch sử

Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu hệ thống tổ chức KH&CN, với từng giai đoạn phát triển của đất nước

7.3 Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn với một số cán bộ lãnh đạo quản lý của tổ chức KH&CN về vấn đề phát triển

và hoạt động KH&CN của đơn vị mình quản lý

7.4 Quan sát, tổng kết thực tiễn

Tổng kết thực tiễn mô hình tổ chức và hoạt động KH&CN của một số tổ chức KH&CN ở LHH Việt Nam

7.5 Phương pháp nghiên cứu và so sánh

Nghiên cứu hệ thống văn bản chính sách về phát triển KH&CN Việt Nam qua các thời kỳ, nghiên cứu hệ thống tổ chức KH&CN qua mỗi giai đoạn

8 Luận cứ khoa học

- Luận cứ lý thuyết: Sử dụng lý thuyết quản lý, lý thuyết hệ thống chức năng, lý thuyết sử dụng nhân lực KH&CN trong thời đại CNH, HĐH và hội nhập …

- Luận cứ thực tiễn: Thực tiễn hoạt động KH&CN trong đó có phản biện xã hội của một

số tổ chức KH&CN ở LHH Việt Nam

9 Ý nghĩa của luận văn

Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN (trong đó có hoạt động phản biện xã hội) của các tổ chức KH&CN ở LHH (tổ chức CT–XH), đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập

Trang 5

10 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 chương sau:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phản biện xã hội và hoạt động KH&CN trong thời kỳ đổi mới hội nhập

CHƯƠNG 2: Thực tiễn hoạt động KH&CN và phản biện xã hội của các tổ chức Khoa học và Công nghệ thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

CHƯƠNG 3: Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức Khoa học và Công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

References

1 Đảng CSVN - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996

2 Đảng CSVN - Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW khóa VIII

NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997

3 Ban Bí Thư trung ương Đảng CSVN - Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 11/4/1988 về tổ chức và hoạt động LHH các Hội KH&KT Việt Nam theo quy chế của một đoàn thể

quần chúng cấp trung ương

4 Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng CSVN - Chỉ thị số 45/CT-TW ngày 11/11/1998

về LHH các Hội KH&KT Việt Nam là một tổ chức CT – XH

5 Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam - Báo cáo đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị Kh&CN trực thuộc năm 2008

Hà Nội, 2008

6 Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ v ề hoạt động

tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

7 Đảng CSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006

8 TS Hồ Bá Thâm, CN Nguyễn Tôn Thị Tường Vân - Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền

NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2010

9 PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - Phản biện và những biện pháp thực hiện

Báo Điện tử Dân trí, tháng 8/2010

10 Ths Vũ Thị Như Hoa - Cơ sở triết học của phản biện xã hội

Sinh hoạt lý luận số 2/2010

11 Từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học NXB Đà Nẵng,

Đà Nẵng, 2000

12 Từ điển Bách khoa Việt Nam

NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2003

13 Vũ Cao Đàm - Đề cương bài giảng về “ Khoa học luận và công nghệ luận”

Viện CL&CSKHCN, Hà Nội, 2009

14 Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH10

Quốc Hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000

15 Bộ KH&CN, Công văn số 1750 /BKHCN-TCCB ngày 11/07/2005 gửi Uỷ ban

KH-CN &MT Quốc Hội khoá XI về tổ chức và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển

16 Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, “Tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị KH&CN trực thuộc năm 2006”

Trang 6

Hà Nội, tháng 5/2007

17 Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam - Báo cáo đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị Kh&CN trực thuộc năm 2008

Hà Nội, 2008

18 GS.VS Vũ Tuyên Hoàng - Người thổi bùng ngọn lửa phản biện xã hội

Việt Báo 2/2008

19 Tuổi trẻ Online - Phản biện xã hội phát huy hiệu quả

Hà Nội, 21/6/2010

20 LHH Việt Nam – Công văn số 449/BC-LHH ngày 7/9/2010 gửi Văn phòng Trung ương Đảng CSVN góp ý về “Đồ án chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”

21 Nghị định số 115/2005/NĐ - CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập

22 Nghị định số 80/2007/NĐ - CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp KH&CN

23 Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w