Các tác động của lạm phát đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 43)

2.1. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế qua các năm.

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tốc độ lạm phát (%) 9,5 8,4 6,6 12,36 22,4 6,88

Tốc độ tăng trưởng (%) 7,79 8,43 8,17 8,5 6,2 5,32

đồng)

GDP đầu người (triệu đồng)

8,72 10,01 11,58 13,4 17,16 19,25

Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nổi bật nhất là hiện tượng tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng và không phải quốc gia nào cũng tìm được cách “hạ nhiệt” an toàn. Trung Quốc cũng đã nhiều lần tìm các giải pháp để hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, có lúc lên tới hai con số. Bên cạnh đó, tính chu kỳ của nền kinh tế không chừa bất kỳ quốc gia nào, ngay cả đối với những nền kinh tế được gọi là “thần kỳ”.

Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế, song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rõ. Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn thăng trầm: năm 1986 – 1991 chỉ tăng trưởng 4,7%/năm; năm 1992 – 1997 tăng trưởng tới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%; năm 1998 – 2001 lại hạ xuống còn khoảng 6%/năm và năm 2002 – 2005 phục hồi với trên 7,6%/năm.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, có nhiều nước dựa vào mô hình tăng nhanh đầu tư, dù phải chấp nhận gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng gia tăng, nghĩa là tăng trưởng cao bằng mọi giá. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng

nhận khủng hoảng (khủng hoảng lạm phát cao, khủng hoảng nợ, khủng hoảng thâm hụt ngân sách nhà nước) và coi đó như một nhân tố thúc đẩy cải tổ cơ cấu nhanh hơn, có hiệu quả hơn và do đó tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tóm lại, đây là mô hình tăng trưởng nhanh “lồi lõm” nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn.

Quan điểm thứ hai đang được nhiều nước ủng hộ là tăng trưởng ổn định. Từ góc độ kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển trong tương lai, hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế “theo đường thẳng”, nghĩa là không có hay giảm thiểu khủng hoảng. Bản chất của nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh ra những nhân tố gây khủng hoảng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, nên các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhạy cảm và thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với tình hình. Đây không phải là một việc dễ dàng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng chỉ có thể duy trì được dài hạn nếu ở mức vừa phải, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng mức đó không quá 6 – 8%/năm. Muốn quy mô GDP năm 2010 gấp đôi so với năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm phải đạt 7,2%, tức là nằm trong khung 6 - 7%/năm.

Bài toán khó giải nhất hiện nay là kiềm chế tăng giá trong khi vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Theo quy luật kinh tế chung, tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát tăng thường song hành với nhau. Kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản trở tăng trưởng khi lên đến mức 2 con số, do đó, trong giai đoạn năm 2006 – 2010 nói chung, năm 2008 nói riêng cần cân nhắc phương án đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát, trong đó, nên ưu tiên mục tiêu tăng trưởng. Vì thế Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao 8 – 9%/năm, đồng thời, kiềm chế tốc độ lạm phát dưới 2 con số nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cũng có thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế. Bởi thế việc cân đối và hài hòa 2 vấn đề này mới có thể đảm bảo sự phát triển bền vững cho Việt nam.

2.2. Lạm phát và tác động đối với hệ thống tài chính tiền tệ.

Hình 5: Chỉ số giá tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng 1986-1992 (%).

Nguồn: Niên giám thống kê.

Năm 86, 87 và 88 tiền mặt trong lưu thông tăng vọt bình quân 400% năm cũng là những năm lạm phát 3 chữ số. Khi lượng tiền mặt giảm trong các năm 89 đến 92, cũng là lúc tỉ lệ lạm phát giảm còn 2 chữ số.

Các năm 1995 đến 1998 cung ứng tiền và tín dụng giảm so các năm trước và xoay quanh tỉ lệ 20% năm. Từ 1998 đến 2000 là các năm giảm phát và suy thoái kinh tế, tín dụng và tiền tệ tăng mạnh trong năm 1999 do chủ trương kích cầu nhưng cũng đã giảm trở lại ngay năm sau đó. Năm 2006 và 2007 cả tín dụng và tiền tệ đều tăng rất mạnh so các năm trước và lạm phát trở lại .

Lạm phát và tiền tệ đi với nhau như hình với bóng. Trong những năm lạm phát cao (86-88) tổng phương tiện thanh toán tăng trung bình 400 đến 450% năm. Tốc độ cung tiền tăng chậm lại các năm sau đó, chỉ số giá cũng tăng chậm lại. CPI cũng giảm tương ứng.

Báo cáo của IMF về mối liên hệ này trong khoảng thời gian từ 89-93 và 9 tháng đầu năm 94 cho biết lượng cung ứng tiền là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam. Có lẽ cũng từ bài học này, trong những năm lạm phát thấp (93-97) chính sách tiền tệ tỏ ra khá thận trọng.

Các năm 93-97 là thời kỳ lạm phát thấp, tỉ lệ tăng cung tiền và tín dụng trung bình 22-25% năm. Khi lạm phát giảm đến mức thấp nhất trong các năm 1999-2001 cũng là lúc nền kinh tế ở vào giai đoạn trì trệ. Đỉnh cao tăng trưởng GDP năm 96 không duy trì được trong năm 97, đến năm 98 tăng trưởng chỉ còn 5,7%, năm 99 còn 4,8%. Chính sách kích cầu được thực hiện đã đẩy cung tiền và tín dụng tăng lên đến 56% trong năm 99 và 38% trong năm tiếp theo. Nhưng CPI không tăng trong các năm 1999, mà đến năm 2000 còn giảm 0,6%. Các nhà kinh tế gọi đây là thời kỳ giảm phát cùng với nó là suy thoái kinh tế.

Cung tiền và tín dụng không phải là yếu tố duy nhất gây nên lạm phát. Nó là nguyên nhân quan trọng, nhưng cũng là hệ quả của nhiều nhân tố khác: thâm hụt ngân sách và cấu trúc kinh tế.

Tín dụng cũng đóng góp vào lạm phát trong những năm này khi Chính phủ đã sử dụng 15%, có năm lên đến 40% tổng tín dụng trong nước (88-89, 90 và 91). Tình trạng này giảm đáng kể từ các năm 1999-2000 trở về sau.

Từ năm 2004 cả tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đều tăng trở lại với mức trên 30% trong tình trạng qui mô tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế đã gấp đôi đến gấp 3 so năm 2000. CPI năm 2004 tăng lên gần10%, năm 2005 là 8,4%. Các dấu hiệu cảnh báo lạm phát xuất hiện nhưng tốc độ gia tăng vẫn liên tục. Cung tiền và tín dụng tăng mạnh do nhu cầu đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự phân bố nguồn vốn cho thấy yếu kém trong cấu trúc kinh tế. Hơn 80% vốn tín dụng thuộc các doanh nghiệp nhà nước trong các năm 86-92, khu vực tư nhân chỉ chiếm phần còn lại trên dưới 10%. Các số liệu tiền tệ chưa cho biết các doanh nghiệp nhỏ chiếm được bao nhiêu phần % trong tổng tín dụng, họ có thực sự là người được hưởng lợi từ các chính sách cải cách.

Những cải cách các năm sau này đã gia tăng tín dụng cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước với hơn 50% trong các năm 98-2001 và gần 70% tổng các năm gần đây. Nhưng với sự xuất hiện các tập đoàn tư nhân, nhóm kinh doanh địa ốc, bất động sản thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn vô cùng khó khăn để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Tín dụng tăng mạnh là nguyên nhân quan trọng của lạm phát cuối năm 2007, đầu 2008 do đổ vào bất động sản, chứng khoán. Phần lớn sự gia tăng này lại từ các ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển đổi.

2.2.2. Đối với lãi suất.

Từ 1988 đến 1992 có rất nhiều loại lãi suất khác nhau (cơ chế đa lãi suất): lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, có kỳ hạn 6 tháng, có kỳ hạn 1 năm cho hộ gia đình và cho tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay thì qui định áp dụng cho từng ngành: các ngành sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp được vay với lãi suất thấp, các ngành kinh doanh phải chịu lãi suất cao. Từ 1993 lãi suất cho vay gom lại thành 2 loại: lãi suất cho vay vốn cố định và cho vay vốn lưu động, đến 1994 đổi

vực nông thôn nơi các Quỹ tín dụng hoạt động được áp dụng lãi suất tín dụng ở nông thôn cao hơn các loại lãi suất nói trên.

Bảng 4: Lãi suất ngân hàng từ 1988-1995

1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995

Tháng 12 3 12 12 12 3 9 3 8 9

Lãi tiền gửi

Không kỳ hạn – hộ gia đình 9 5 2,4 2,1 2,1 1,2 1 0,7 0,7 Kỳ hạn 3 tháng – hộ gia đình 6 12 7 4 3,5 3,5 2,3 2 1,4 1,4

Lãi suất cho vay 2,1 2,1

Nông nghiệp 2,5 10,5 3,7 2,4 3,3 3,3 2,5 2,5 Công nghiệp & giao thông 3 10,5 3,8 2,7 3 3 2,8 2,6 Thương mại & du lịch 3,6 10,5 3,9 2,9 3,7 3,7 3,2 2,7

Chênh lệch LS gửi và cho vay -3 -1.5 -3,3 -1,3 -0,5 -0,5 0,5 0,6 0.7 0,7 Lạm phát 7,2 7,3 2,7 7,7 4,8 3,4 0.2 1 0.9 0.2 Lãi suất thực

Tiết kiệm 3 tháng hộ gia đình 4,7 4,3 -3,7 -1,3 0,1 2,1 1 0.5 1,2 Cho vay: - CN & GT -4,2 3,2 1,1 -5 -1,8 -0,4 2,6 1,6 1,2 1,9 - Vốn cố định -6,9 -0,4 -2,6 1 0,8 0,8 1,5

Nguồn: Việt Nam chương trình phát triển ngành tài chính, NXB Thế giới, tháng 3/95& Niên giám thống kê 1995.

Từ cuối năm 1988 có sự thay đổi chính sách về lãi suất trong một loạt các giải pháp chống lạm phát. Tháng 12/1988 lãi suất có kỳ hạn 3 tháng cho hộ gia đình được nâng lên là 6%, lãi suất cho vay nâng lên ở mức trung bình là 3% (bảng 5.1). Đến tháng 9/1989 lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn nâng lên 9%, có kỳ hạn là 12%. Lãi suất cho vay được thống nhất là 10,5%. Đến tháng 12/89 lãi suất tiền gửi được điều chỉnh giảm xuống còn 5% với không kỳ hạn và 9% với kỳ hạn 3 tháng cho hộ gia đình. Lãi suất vay giảm còn xấp xỉ 4% tháng. Điều gây ngạc nhiên là cơ chế lãi suất huy động lại cao hơn so lãi suất cho vay mà mức chênh lệch có thể đến gấp đôi.

Lãi suất tiết kiệm thay đổi cùng cơ chế hết sức thoáng là việc cho phép thành lập các quỹ tín dụng cấp xã, phường. Với cơ chế lạ lùng này hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để Huy động vốn, nhưng chỉ có thể cho vay lòng vòng để rồi sau một thời gian thì đổ bể, vỡ nợ.

Lãi suất tăng đã thu hút mạnh tiền vào ngân hàng, kiềm chế lạm phát nhưng tạo nên hiện tượng đổ xô gửi tiết kiệm để hưởng lợi. Người vay rất ngần ngại, vì không hoạt động kinh doanh nào có được tỉ suất lợi nhuận bằng với lãi suất tiết kiệm. Đến năm 1992, khi lãi suất tiết kiệm giảm xuống mức thấp hơn nhiều so trước đó đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của những người sống nhờ tiền gửi tiết kiệm trong thời kỳ lãi suất lạ lùng.

Cuối cùng thì đổ vỡ hàng loạt cũng xảy ra. Đầu tiên là các quỹ tín dụng phuờng, xã, tiếp là hàng loạt công ty từ cấp huyện đến cấp tỉnh, nhà máy xí nghiệp vỡ nợ, phá sản nhưng không có luật phá sản xử lý. Từ 12.000 doanh nghiệp nhà nước giảm còn trên 6.000 là một cuộc tái cấu trúc lớn sau cuộc chiến chống lạm phát các năm 90.

Bảng 5: Lãi suất tiền gửi và cho vay, % theo năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tháng (*) 9 12 1 12 2 Tiền gửi DN 1.2 8.7 6.2 4.9 4.6 5.4 6.2 6.2 Tiết kiệm tháng 18.2 18.2 8.7 7.4 8.1 9.1 10 10 Vay ngắn hạn 28.3 28.3 16.1 12.7 12.7 15 15.4 14

Vay trung và dài hạn 22.4 22.4 17.5 14 14 15 16 14.7

Cho vay ngoại tệ 9 9.5 9.5 8.5 8.5 8.5 7.5 7.5

Lạm phát 13.9 14.3 3.7 3.6 3.8 3.8 9.4 9.1

Nguồn: World Bank (*) Các năm 94, 95 và 96 lãi suất cuối kỳ

Cuối năm 1995 Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 381/QĐ-NH (28-12-1995) theo đó lãi suất trần trở thành công cụ điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế đa lãi suất được thu hẹp. Quyết định này cũng đưa ra một quy định gây nhiều tranh cãi lúc đó là tỉ lệ chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn với lãi suất cho vay không quá 0,35% tháng. Năm 1996 Ngân hàng Nhà nước ban hành 4 quyết định điều chỉnh lãi suất, các ngân hàng thương mại phải liên tục điều chỉnh trong khi biên độ của mỗi lần điều chỉnh chỉ từ 0,1- 0,2%.

Bảng 6: Tóm tắt lãi suất trong các năm 1999-2001

1999 2000 2001

Tháng trong năm 2 6 10 8 3 5 10

Lãi suất cơ bản (a) 1.1 1.15 0.85 0.75 0.725 0.65 0.6

Lãi suất tái cấp vốn 1 1 0.5 0.4 0.4

Lãi suất cho vay USD (*b) 7.5-8.5% Sipore+ Sipore+

Dự trữ bắt buộc (%) 7 6 5 5 3

Lãi suất tính theo tháng, trừ lãi suất ngoại tệ tính theo năm. (a) lãi suất do Ngân hàng Nhà nước qui định. Lãi suất trần áp dụng từ năm 1995. Lãi suất áp dụng ở khu vực nông thôn cao hơn so khu vực thành thị. Các HTX tín dụng có lãi suất cho vay cao gấp rưỡi so các Ngân hàng TM. Từ năm 2000 áp dụng lãi suất cơ bản. Lãi suất các Ngân hàng thương mại được +0,3% với cho vay ngắn hạn, 0,35% với cho vay dài hạn, năm 2001 thì +0,5% với cho vay dài hạn. ( b) Lãi suất USD tính theo năm. Lãi suất cho vay theo lãi suất trên thị trường Sigapore +1,5% với cho vay ngắn hạn, +2,5% với cho vay dài hạn.

Năm 1999 với 5 lần điều chỉnh lãi suất trần cho vay, 4 lần điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn mà mỗi lần như vậy biên độ cũng chỉ 0,1%. Lãi suất tiết kiệm cũng được điều chỉnh giảm vào cuối năm: với tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 0,15% tháng, kỳ hạn 3 tháng 0,3% tháng, kỳ hạn 6 tháng 0,45% tháng, kỳ hạn 1 năm 0,55% tháng. Lãi suất tiền gửi giảm nhưng tổng huy động tăng vào khoảng 20% so cuối năm 1998.

Tháng 8/2000, NHNN chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, hàng tháng công bố mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Các

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w