Hiệu quả của chính sách.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

3. Đánh giá các chính sách Việt Nam đã sử dụng để kiềm chế lạm phát.

3.2.2 Hiệu quả của chính sách.

Với những chính sách đưa ra, đã đem lại những kết quả tích cực và khả quan. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD. Thu ngân sách năm 2008 vượt dự toán. Cán cân thanh toán

tháng giá tiêu dùng tăng 21,87%, dự báo cả năm 2008 tăng khoảng 24%. Xuất khẩu năm 2008 tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 48,6 tỷ USD tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007 (cùng kỳ tăng 19,4%); ước cả năm đạt trên 65 tỷ USD, tăng 33,9% là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua (năm 2007 tăng 21,9%). Đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm có số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2007, vốn thực hiện khoảng 10 - 11 tỷ USD.

- Quan trọng hơn cả, những chính sách này mang lại tác kết quả lâu dài, ổn định trong tương lai. Sang năm 2009, lạm phát đã nằm trong dự toán và được kiểm soát, chỉ số CPI là 6,52% so với tháng 12/2008 và bình quân cả năm chỉ tăng 6,88% so với 2008. Tốc độ tăng trưởng là 5,2% và tỉ lệ thất nghiệp được kiểm soát khi mà nền kinh tế thế giới đang trong khủng hoảng. Cũng trong năm 2009, chủ trương phát triển thị trường trong nước, khuyến khích người Việt dùng hàng Việt đã góp phần tích cực giải quyết khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 18,6% so với năm 2008, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng hơn 10%. Thị trường trong nước phát triển không những là một trong những yếu tố quyết định duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2009 mà còn cho thấy đây là một thị trường rất tiềm năng, có khả năng và triển vọng phát triển nhanh, bền vững nếu chúng ta có những chiến lược và kế hoạch, cách thức khai thác hiệu quả.

- Về mặt xã hội, các chính sách của chính phủ đã góp phần ổn định giá cả, giảm tình trạng đầu cơ tích trữ, tránh việc giá các mặt hàng tiêu dùng tăng quá cao, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Chính sách tăng lương, và mở rộng chính sách an sinh xã hội giúp bình ổn tâm lý người dân, đặc biệt là những người nghèo, và người có thu nhập thấp. Không để tình trạng bất bình đẳng phân phối gia tăng. Thực hiện chính sách của chính phủ, các bộ, nghành, địa phương đã tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn. Giữ ổn định mức thu học phí, viện phí, tiếp tục cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập,

tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm cho người nghèo, đảm bảo cung – cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Chính phủ đã cấp hơn 7300 tỷ đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w