3. Đánh giá các chính sách Việt Nam đã sử dụng để kiềm chế lạm phát.
PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP LINH HOẠT TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CHO VIỆT NAM.
PHÁT CHO VIỆT NAM.
Một là về phía Đảng và Nhà nước: là Đảng cần nâng cao nhận thức chính trị, nhận thức kinh tế cán bộ, Đảng viên theo hướng đổi mới. Không được trang bị tư duy mới, kiến thức mới thì cán bộ không thể thực hiện được những yêu cầu đổi mới trên mọi lĩnh vực. Đồng thời Nhà nước phải vững mạnh chuyên chính vô sản, lập lại trật tự kỷ cương xã hội, giữ vững phép nước phải kiên quyết thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống Đảng và các cơ quan Nhà nước, đấu tranh không khoan nhượng, xoá bỏ những đặc quyền, đặc lợi, nhưng tư tưởng cục bộ địa phương đang làm trì trệ, tê liệt những chủ trương chính sách của Nhà nước. Để làm việc này, Nhà nước cần ban hành những đạo luật chung về kinh tế, các đạo luật cụ thể về giá cả, lao động, tài chính, ngân hàng… làm cơ sở thống nhất cho việc thi hành trong cả nước đồng thời phải đề cao chức năng thoái soát kiểm kê của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội.
Hai là: Thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ năng động và hiệu quả.
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
+ Đổi mới cơ cấu và phương thức cân đối ngân sách, cải tiến việc phân cấp quản lý ngân sách
+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, giáo dục. Việc thực hiện giải pháp này không nằm ngoài nội dung hoàn thiện chính sách lãi suất.
Giảm hoặc rút bớt về một khối lượng lớn giấy bạc. Để thực hiện được điều này, chính phủ và ngân hàng thường sử dụng các hình thức thu hút vốn vào quỹ ngân hàng như sau :
- Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng (kể cả tiền gửi tiết kiệm của người dân ) bằng cách nâng cao mức lãi suất trên mức lạm phát , với sự sụt giá đồng bảng và chính sách bảo vệ bảo hiểm giá trị đồng vốn gửi vào ngân hàng.
- Thu hẹp khả năng thanh toán cuối cùng các hối phiếu hoặc kỳ phiếu thương mại đối với ngân hàng thương mại thông qua việc hạn chế chiết khấu và nâng cao tỷ lệ quỹ vốn lao động.
- Ấn định giá hối đoái, hợp lý đồng bạc quốc gia theo chế độ một giá hối đoái và thực hiện nghiêm ngặt điều kiện quản ký ngoại hối, biện pháp náy cho phép ngân hàng nhà nước thu về một khối kượng tiền tệ đáng kể trên thị trường tăng thu nhập ngân sách, đó là cách để bù đắp một phần thiếu hụt cán cân thi chi ngân sách.
- Hạn chế và thu hẹp tín dụng ngân hàng nói chung, nhất là tín dụng do hoạt động thương mại thuần tuý, hối đoái trong điều kiện sản xuất là sản xuất hàng tiêu dùng bị đình đốn. Song có thể ra tăng khối lượng tiêu dùng ngắn hạn hướng vào sản xuất háng tiêu dùng thiết yếu bằng số ngoại tệ thu được qua xuất khẩu, cung ứng dịch vụ đối ngoại hoặc vay nợ viện trợ. Biện pháp này có thể giảm đi một khối lượng tiền tệ đáng kể do việc buôn bán vòng vèo, ăn chênh lệch giá mà bấy lâu nay không kiểm soát nổi. Mặt khác do hướng tín dụng ngân hàng có lựa chọn và chú trọng tính hiệu quả của nó có thể tạo ra một khối lượng hàng hoá nhất định bán và thu tiền về, đồng thời giảm đi một khối lượng đáng kể số tiền sẽ chi cho các kỳ phiếu thương mại giữa ngân hàng và khách hàng cũng như các hoạt động tái chiết khấu và tín dụng cuối cùng của ngân hàng nhà nưóc và ngân hàng thương mại.
- Để hạn chế và điều hoà tín dụng, ngân hàng Trung ương thường sử dụng các biện pháp : tăng hay giảm lãi suất để giảm hay tăng khối lượng tín dụng, nghĩa là đối với công cụ lãi suất này sẽ khuyến khích hoặc hạn chế trong hoạt động kinh doanh, thực hiện mua hay bán các chứng khoán tại thị trường bỏ ngỏ.
- Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn. Thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền việt với một số ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạng chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam như USD, EURO, yên, nhân dân tệ… đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập khẩu, không gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt.
- . Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra giám sát các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng thương mại lớn trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tăng vòng quay đồng tiền, quản lý lượng cung tiền cho lưu thông. Nếu không quản lý và tăng vòng quay tiền tệ sẽ hoàn toàn bị động trong quản lý lượng tiền mặt trong lưu thông, lượng tiền sẽ tăng lên nhiều gây ra những hậu quả xấu và dẫn tới lạm phát thường trực. Mặt khác phải xác định được lượng tiền thực có trong lưu thông, xây dựng chỉ tiêu vòng quay tiền, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu của toàn ngành. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động giảm lượng tiền trong lưu thông nhằm thúc đẩy các ngân hàng thực hiện các giải pháp tăng vòng quay đồng tiền của mình. Như vậy lượng tiền sẽ được cung ứng trong giới hạn an toàn đối với nền kinh tế.
Ba là điều chỉnh giá cả và sự quản lý của nhà nước.
Nhà nước thả nổi giá cả hầu hết các mặt hàng, giờ đây giá cả hàng hoá do thị trường định đoạt. Nhà nước chỉ dừng lại ở mức quy định một ít mặt hàng theo giá của nhà nước đưa ra. Từ năm 1989, giá cả hầu hết các hàng hoá được thị trường xác định, đến nay nhà nước chỉ còn xác định giá cước tải liên lạc, giá năng lượng, xăng
trường tự do để giữ vững và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, giá vàng lên cao, ngân hàng nhà nước bán vàng ra thị trường với mức giá thấp hơn để kéo giá vàng hạ xuống. Với giải pháp này, nhà nước đã xoá bỏ tình trạng ngân sách phải bao cấp cho các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Nhà nước Việt Nam cho phép ngân hàng quốc gia được xác định tỷ giá ngoại tệ xấp xỉ với thị trường tự do, biện pháp này có tác dụng xoá bỏ hiện tượng đầu cơ vàng và ngoại tệ gây rối loạn thị trường. Hiện nay, nhà nước cùng với ngân hàng Trung ương đang tiến dần đến việc điều chỉnh giá vàng và giá đô la thoe mức giá cả của thị trường thế giới, đây là một trong những kế hoạch hoà nhập kinh tế Việt Nam với thế giới.
Bên cạnh đó, nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu mở cửa biên giới khuyến khích các nguồn nhập khẩu vào Việt Nam đã làm cho thị trường ngày càng phong phú, làm cho cung và cầu cân bằng hơn. Việc nhập khẩu vào Việt Nam còn có tác dụng gây sức ép với hàng hoá trong nước buộc họ phải nâng cao chất lượng để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, hoạt động nhập khẩu cần có nhiều vốn ngoại tệ, từ đó mà xuất khẩu gia tăng. Nhà nước sớm thực hiện chính sách bảo hộ một số nghành trong nước, việc này không có nghĩa là cấp nhập khẩu mà là đầu tư vốn, kỹ thuật để chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn, giá thành hạ để đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Bốn là tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
điều cốt lõi nhất đối với nước ta hiện nay là phải tập trung tăng năng lực sản xuất trong nước mà trọng tâm hàng đầu là phải tăng cường đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Muốn vậy, chính sách của Nhà nước phải hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ; các ngân hàng thương mại phải dành ưu tiên cho các khoản vay để nâng cao trình độ công nghệ và doanh nghiệp phải coi hoạt động đổi mới là vấn đề sống còn của mình. Đông thời bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý sản xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo đúng quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư
thay thế với chi phí thấp, nhất là với nguyên vật liệu nhập khẩu. Hoàn thiện, đổi mới trong công nghệ sản xuất cũng như trong quản lý. Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành. Sử dụng chính sách tài khóa hiệu quả hơn nửa, trong năm 2010 trọng tâm trong ngắn hạn của chính sách tài khóa là giữ vững mức động viên vào ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng một phần tư GDP, không giảm nhưng cũng không được tăng để không tăng thêm gánh nặng huy động vào NSNN cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, giảm đến mức thấp nhất và tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về thành phần kinh tế trong cả thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN cũng như thụ hưởng các khoản chi NSNN và mang tính chất chi NSNN.
Tiếp nửa là giảm mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN trong dài hạn. Trước mắt, chấm dứt chính sách nới lỏng tài khóa, nhất là nới lỏng thông qua tăng chi đầu tư phát triển, đồng thời xúc tiến chương trình cơ cấu lại chi NSNN theo hướng: ưu tiên đáp ứng đủ chi thường xuyên gắn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và cắt giảm thủ tục; chi đầu tư phát triển hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo đảm chi trả nợ đầy đủ, trong kế hoạch có thể bố trí trả nợ trước hạn.
Bên cạnh đó, chính sách quản lý nợ, cả nợ công và nợ nước ngoài nên theo hướng không làm tăng quy mô nợ, đồng thời quản lý nợ trên cơ sở bảo đảm hiệu quả cả vay và sử dụng các khoản nợ, đặc biệt chú trọng quản lý rủi ro về vay nợ, vừa tránh tình trạng không phát hành được các công cụ nợ, vừa không sử dụng được nguồn thu từ các công cụ nợ đã phát hành như trong mấy năm gần đây.
- Năm là chính phủ thực hiện bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cho dân, thu hồi tiền mặt.
Nước, Kho Bạc Nhà Nước nên bán trực tiếp cho nhân dân. Bán trực tiếp sẽ tránh được các khâu trung gian nên mức lãi suất với người mua sẽ cao hơn, thu hút được nhiều người tham gia.
- sáu là chính sách tiền lương phải cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra cách thực hiện phù hợp, nhằm định hướng cho dân chúng có kỳ vọng hợp lý, nhất là đối với vấn đề giá cả.
Chính sách tiền lương có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người dân lao động có thu nhập, bởi thế nó ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng, giá cả thị trường. Nên đưa ra chính sách này vào thời điểm phù hợp, tránh gây ra ảnh hưởng tiêu cực trái chiều tác động đến biến đổi giá cả.
- bẩy là sử dụng chính sách kịp thời.
chúng ta cần sự đề phòng và có sự chuẩn bị trước khi dự báo tình hình tương lai. Khi đưa ra chính sách phải nhanh chóng, kịp thời ngay từ đầu, tránh việc trì hoàn để tình hình trở nên nghiêm trọng. Với việc cung tiền cần sự chính xác và tính toán cẩn thẩn, việc cung tiền đột ngột và quá lớn sẽ gây ra việc nền kinh tế không kịp hấp thụ, ứ đọng tiền trong lưu thông.
Ngoài các giải pháp nói trên, Nhà nước ta một mặt cũng cần có biện pháp tích cực kiềm chế mức độ tăng giá từ các yếu tố độc quyền, lũng đoạn thị trường, mặt khác cần có giải pháp tích cực về tài chính tiền tệ, bảo đảm tăng thu, giảm chi, nâng cao khả năng đáp ứng vốn tín dụng ngân hàng cho nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp, hộ gia đình, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nhất là xuất khẩu, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao và tạo số đông việc làm mới cho người lao động. Đó là giải pháp tích cực để kiềm chế lạm phát, chứ không chỉ tính đến thắt chặt tín dụng, quá thiên về kênh bao cấp qua ngân sách Nhà nước đối với nhiều lĩnh vực, giảm cơ chế xin cho. Từ việc tăng thu, hạn chế chi trợ cấp cho doanh nghiệp, sẽ có thêm nguồn để trợ cấp cho người hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp xã hội.
KẾT LUẬN
Lạm phát, với bất kỳ quốc gia hay nền kinh tế nào cũng là một vấn đề hết sức phức tạp cần phải đối phó. Làm sao để có thể vừa kìm chế lạm phát, vừa có thể duy trì tăng trưởng hợp lý luôn làm đau đầu mọi nhà kinh tế. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như nước ta, tác động của lạm phát gây tổn hại to lớn mọi mặt kinh tế và xã hội. Mặc dù đã có nhiều chính sách và biện pháp được đưa ra, nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cần thiết. Bởi thế chúng ta cần hoàn thiện hơn nửa chính sách của đất nước, đề phòng và dự báo trước được những tác động kinh tế có thể mang lại. Có thế, mới đem lại sự phát triển bền vững và ổn định cho Việt Nam chúng ta.