NângcaochấtlượngwebsiteHảiQuanViệtNam
Cao Phượng Diễm
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Truyền thông đại chúng; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Dững
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Khảo sát và nghiên cứu các nhóm công chúng của websiteHảiquan để
tìm hiểu các yếu tố nhân khẩu học, hiểu biết của công chúng trong lĩnh vực Hải
quan và thói quen tiếp nhận thông tin. Tổng hợp, phân tích thông tin trên website
Hải quan, từ đó đưa ra kết luận về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng cũng như những điểm chênh lệch giữa nhu cầu thông tin của công chúng
với thông tin trên websiteHải quan. Tìm kiếm một mô hình phát triển phù hợp với
điều kiện hiện tại của websiteHảiquan và nhiệm vụ của website này.
Keywords: Hải quan; Website; Báo chí học; ViệtNam
Content
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
- Trang thông tin điện tử Hảiquan (Website Hải quan) là công cụ để tuyên truyền
về những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về Hải quan; là nơi trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong ngành; đồng
thời mong muốn cung cấp một công cụ để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh những đề đạt, khuyến nghị, nguyện vọng, góp
ý đối với công tác thực thi quản lý nhà nước về Hải quan. Trong bối cảnh thế giới và
Việt Nam hiện nay, cùng với việc ngành Hảiquan nỗ lực triển khai công cuộc phát triển,
cải cách và hiện đại hóa ngành theo quyết định của Chính phủ, thì những đòi hỏi và yêu
cầu đặt ra với công tác báo chí tuyên truyền nói chung và thông tin trên WebsiteHảiquan
nói riêng càng cao và khó khăn hơn.
- WebsiteHảiquan là một trang thông tin điện tử của ngành Hải quan, trong thời
gian tới sẽ được phát triển thành một portal – cổng giao tiếp điện tử. WebsiteHảiquan
ngoài chức năng cung cấp thông tin thời sự về hoạt động của ngành, về chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản về quy trình, nghiệp vụ Hải
quan, còn duy trì và cập nhật một mảng thông tin rất quan trọng khác là cung cấp dịch
vụ cho các đối tượng cá nhân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Website Hảiquan phải đáp ứng song song hai yêu cầu: vừa là một công cụ phục vụ cho
quản lý nhà nước về hải quan, vừa là một nguồn cung cấp các dịch vụ hảiquan thân thiện
với người sử dụng. Trong quá trình phát triển, WebsiteHảiquan đang tự hoàn thiện về tổ
chức và nâng caochấtlượng thông tin để xây dựng một mô hình trang tin điện tử chuyên
ngành đáp ứng hai yêu cầu trên. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được chấtlượng thông tin
và tác động của thông tin đến công chúng, nhất thiết phải tiến hành khảo sát ở cả hai mặt:
nội dung, chấtlượng của thông tin đang được cung cấp trên WebsiteHảiquan và nhu cầu
của công chúng đối với thông tin trên WebsiteHải quan. Có như vậy mới đưa ra được
một mô hình phát triển hoàn thiện và phù hợp với điều kiện ngành Hảiquan và công
chúng của WebsiteHải quan.
- Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu còn do bản thân người thực hiện đề tài hiện
đang trực tiếp làm việc tại WebsiteHảiquan và mong muốn có một công trình nghiên
cứu khoa học làm cơ sở phân tích thực trạng của thông tin trên website hiện tại nhằm tìm
ra giải pháp nângcaochấtlượng thông tin trong tương lai, đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà
nước về Hảiquan và đáp ứng nhu cầu công chúng.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn cung cấp lý luận về công chúng trong truyền thông đại chúng. Luận
văn cũng cung cấp tri thức tổng quát về một web portal, từ đó xây dựng một mô hình web
portal có thể áp dụng linh hoạt cho các website chuyên ngành khác ngoài ngành Hải
quan.
- Về thực tiễn, những vấn đề nêu trong luận văn sẽ kịp thời vạch ra thực trạng về
chất lượng thông tin trên WebsiteHải quan, từ đó đề xuất giải pháp toàn diện và đồng bộ
nhằm nângcaochấtlượng thông tin trên WebsiteHải quan.
- Những bài học nêu trong luận văn cũng cung cấp cho các sinh viên báo chí cơ sở
để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm, tính chất, ưu điểm và hạn chế của thông tin trên một
web portal chuyên ngành.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Về websiteHải quan, từ trước tới nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu. Ngay cả khi websiteHảiquan ra đời cũng không dựa trên một cơ sở khoa học mà
xuất phát từ nhu cầu phải có một cơ quan ngôn luận của Tổng cục Hải quan.
Luận văn “Nâng caochấtlượng website HảiquanViệt Nam” tiếp cận dựa trên góc
độ công chúng, vì vậy tác giả đã tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về vấn đề công chúng trên
thế giới và ở Việt Nam.
Trên thế giới, nhà nghiên cứu Herbert Blumer (được Trần Hữu Quang trích dẫn
trong sách Xã hội học báo chí) cho rằng đại chúng có 4 đặc điểm nhận dạng như sau:
- Thứ nhất là đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất
kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những
đặc trưng rất dị biệt nhau).
- Thứ hai, nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, nghĩa là: vì
nhắm đến đông đảo công chúng, nên nhà truyền thông không thể biết ai là ai,
và khi truyền thông họ cũng ý thức rằng thông tin của họ có thể đến với bất kỳ
ai, chứ không chỉ riêng một ai hay một nhóm người nào mà thôi.
- Các thành viên của đại chúng thường độc lập với nhau xét về mặt không gian,
không ai biết ai, không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn
bó với nhau (khác với những khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội” chẳng
hạn).
- Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc
nếu có cũng rất lỏng lẻo, và do đó nó khó mà có thể tiến hành một hoạt động
xã hội chung nào được.
Cũng có những công trình nghiên cứu về công chúng, nhà nghiên cứu người Đức
– Claudia Mast cho rằng “một người được coi là độc giả nếu họ chỉ cần đọc lướt qua các
trang báo hoặc tạp chí mà không nhất thiết phải đọc kỹ càng”. [11] Điều này đem đến
một nhận thức mới về công chúng, đó là công chúng không có nghĩa là những người phải
tiếp nhận trọn vẹn một tác phẩm báo chí truyền thông. Công chúng có thể là bất kỳ ai,
miễn là họ có sự tiếp xúc với sản phẩm báo chí truyền thông. Như vậy, từ góc nhìn này
của Claudia Mast thì công chúng không những có tính chất như Herbert Blumer đã phân
chia ở trên mà còn được phân ra theo mức độ tiếp cận của họ đối với sản phẩm báo chí,
truyền thông.
Ở Việt Nam, công chúng cũng là một đối tượng được giới nghiên cứu quan tâm.
PGS. TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí với trẻ em” đã đưa ra phân tích rõ ràng,
rằng công chúng là đối tượng báo chí nhắm tới trong khi phản ánh các sự kiện, nhưng
công chúng cũng là người đóng vai trò quyết định nội dung, cách thể hiện, mức độ phản
ánh các sự việc, sự kiện trong tác phẩm báo chí. Từ cách tiếp cận này, PGS. TS Nguyễn
Văn Dững khẳng định, cần phải có nghiên cứu, điều tra xã hội học một cách nghiêm túc
nhằm đưa ra cơ sở khoa học về nhu cầu công chúng, từ đó mới xuất bản các ấn phẩm báo
chí truyền thông đánh trúng nhu càu, thói quen, khả năng tiếp cận của công chúng mà
mình nhắm tới. Có như vậy các cơ quan báo chí mới có được những sản phẩm thực sự
phù hợp, hữu ích đối với công chúng – nhóm đối tượng của mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tất cả các thông tin được cung
cấp trên WebsiteHảiquan từ tháng 4/2005 đến tháng 10/2009.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a, Mục đích nghiên cứu:
- Tìm kiếm giải pháp nângcaochấtlượng thông tin cho Website của ngành Hải
quan theo mô hình web portal.
b, Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát và nghiên cứu các nhóm công chúng của websiteHảiquan để tìm hiểu
các yếu tố nhân khẩu học, hiểu biết của công chúng trong lĩnh vực Hảiquan và thói quen
tiếp nhận thông tin.
- Tổng hợp, phân tích thông tin trên websiteHải quan, từ đó đưa ra kết luận về khả
năng đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng cũng như những điểm chênh lệch giữa
nhu cầu thông tin của công chúng với thông tin trên websiteHải quan.
- Tìm kiếm một mô hình phát triển phù hợp với điều kiện hiện tại của websiteHải
quan và nhiệm vụ của website này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thiết nghiên cứu
- Công chúng trong truyền thông đại chúng là gì? Công chúng của WebsiteHải
quan là ai, trình độ, nhu cầu, sở thích… tiếp nhận thông tin của họ như thế nào?
- Thông tin trên WebsiteHảiquan và đòi hỏi từ phía công chúng có những điểm
chung và sự khác biệt như thế nào?
- Nâng caochấtlượng Website Hảiquan theo mô hình web portal như thế nào để
đáp ứng yêu cầu thông tin?
6.2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ViệtNam về chức
năng, nhiệm vụ của báo chí, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học liên quan đã được công bố.
Nghiên cứu cũng dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về công chúng trong truyền
thông đại chúng đặt vào mối quan hệ với chức năng nhiệm vụ của ngành Hảiquan và cơ
quan thông tin của HảiquanViệt Nam.
6.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác –
Lê-nin kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
Trong luận văn có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học về công chúng. Cụ
thể:
Phương pháp phỏng vấn anket: sử dụng bảng hỏi anket để tổng hợp nhu cầu các
nhóm công chúng của WebsiteHảiquanViệt Nam.
Phương pháp phỏng vấn sâu dùng để phỏng vấn các nhà quản lý, các cán bộ công
chức, nhân viên Hảiquan với tư cách đại diện nhóm công chúng nội bộ ngành; phỏng vấn
đại diện một số chủ doanh nghiệp với tư cách đại diện nhóm công chúng-đối tượng phục
vụ
Phương pháp tổng hợp, phân loại, phân tích được áp dụng để xử lý các bảng hỏi
điều tra xã hội học, từ đó tìm ra nhu cầu của số đông trong nhóm công chúng – đối tượng
phục vụ của WebsiteHải quan. Phương pháp này cũng được áp dụng để xử lý với thông
tin trên WebsiteHảiquan nhằm đánh giá thực trạng thông tin hiện tại và đưa ra giải pháp
cho mô hình website trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm
03 chương:
CHƢƠNG 1: NHẬN DIỆN CÔNG CHÚNG CỦA WEBSITEHẢIQUAN
1.1 Tổng quan về WebsiteHảiquan
1.2 Công chúng với báo chí
1.3 Nhận diện công chúng của WebsiteHảiquan
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CÔNG
CHÚNG CỦA WEBSITEHẢIQUAN
1.1 Nhu cầu công chúng của WebsiteHảiquan
1.2 Diện mạo thông tin trên WebsiteHảiquan hiện nay (qua khảo sát thông
tin trên WebsiteHảiquan từ tháng 5/2004 đến 10/2009)
2.3 Nhận xét về khả năng đáp ứng nhu cầu công chúng của WebsiteHảiquan
CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG MÔ HÌNH WEBSITE NGÀNH
HẢI QUAN
3.1 Phác thảo mô hình web portal
3.2 Mô hình web portal - một lựa chọn phù hợp cho WebsiteHảiquan
3.3 Một số khuyến nghị phát triển websiteHảiquan theo mô hình web portal.
References
1. Bộ Tài chính, Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC về việc áp dụng thí điểm thủ tục
Hải quan điện tử tại các Cục Hảiquan các tỉnh, thành phố.
2. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên, 2004), Báo chí với trẻ em, Nxb Lao động, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên, 2007), Tác phẩm báo chí (tập 2), Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên, 2006), Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản;
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên, 2000, tập 1, 2001 tập 2), Báo chí – Những điểm
nhìn từ thực tiễn; Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Hà Minh Đức (Chủ biên, 2007), Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Grabennhicốp (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
9. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
10. Brian Horton (2004), Ảnh báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
11. Jack Hart (2007), Huấn luyện viên của người viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
12. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
13. Judith Laza (1991), Sociologie de la communication de masse, Nxb Armand
Colin, Paris.
14. G.V.Lazutina (2004), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
15. Jacques Locquin (2003), Từ thông tin đến quảng cáo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
16. Claudia Mast (2004), Truyền thông đại chúng – công tác biên tập, Nxb Thông
tấn, Hà Nội.
17. Claudia Mast (2003), Trần Hậu Thái (dịch), Truyền thông đại chúng – những kiến
thức cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (2002), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập
10, tr. 615-616.
19. Hồ Chí Minh, Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 10.
20. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa báo chí (2001-2002), Báo chí những
điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
21. Trần Hữu Quang (2000), Truyền thông đại chúng và công chúng, Nxb Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ chí Minh.
22. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
Trung tâm Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh.
23. Line Ross (2004), Nghệ thuật thông tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
24. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báo chí
truyền thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
25. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
26. Nhiều tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông tấn.
27. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 15/1/2010
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải
quan trực thuộc Bộ Tài chính.
28. Tổng cục Hải quan, Công văn số 1824/TCHQ-TCCB ngày 09/4/2010 báo cáo về
chất lượng cán bộ, công chức toàn ngành.
29. Tổng cục Hảiquan (2005), Quyết định số 848/TCHQ/QĐ-CNTT về việc ban hành
Quy chế hoạt động của Ban biên tập; Quy định về nội dung cung cấp thông tin
của các đơn vị Hảiquan đối với Trang thông tin điện tử Hải quan.
30. Từ điển mở Wikipidea, http://en.wikipedia.org/wiki/Web_portal, 2010.
31. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Từ điển Bách khoa toàn thư
online, www.bachkhoatoanthu.gov.vn, 2010.
32. Website Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn, 2010.
33. Website Bộ Công thương, www.moit.gov.vn, 2010.
34. Website Chính phủ, www.chinhphu.vn, 2010.
35. WebsiteHảiquan Canada, www.cbsa-asfc.gc.ca/menu-eng.html, 2010.
36. WebsiteHảiquan Đức, www.zoll.de/index.html, 2010.
37. Website của Hãng hàng không quốc gia ViệtNam (Vietnamairlines),
www.vietnamairlines.com, 2010.
38. Website Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam (Vietcombank),
www.vietcombank.com.vn, 2010.
39. Christian Wege (tháng 3/2004), Portal Server Technology, IEEE Internet
Computing, 2010.