1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TẦM NHÌN SỨ MỆNH CỦA VIETTEL

17 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 797,4 KB

Nội dung

Viettel là một tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Thương hiệu của Viettel được hình thành và khẳng định trong quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành của công ty dưới sự đóng góp của các thế hệ các bộ, công nhân viên, cộng tác viên. Chất lượng phục vụ, mạng lưới, kênh phân phối rộng lớn, công tác chăm sóc khách hàng của Viettel đã đưa Viettel lên một tầm cao mới, tạo được niềm tin đối với khách hàng.Sự thành công của Viettel hiện nay là kết quả của sự liên kết chặt chẽ giữa sứ mệnh với tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, đồng thời gìn giữ được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Những thành công ấy là sự ghi nhận xứng đáng dành cho Viettel nhưng cũng chính là lời khẳng định của Viettel với khách hàng, với đối tác và với chính bản thân mình: “Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel sẽ luôn thực hiện tốt sứ mệnh, cố gắng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và sẽ luôn giữ được những giá trị cơ bản đã song hành với lịch sử của tập đoàn.”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-* -

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài:

Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tập đoàn Công nghiệp -

Viễn thông Quân đội Viettel

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thu Hiền Lớp học phần: QTKD1132(221)_02

Danh sách thành viên nhóm :

1 Lê Hải Đức

2 Ngọc Lê Hồng Hà

3 Mai Thị Ngọc Hà

4 Nguyễn Hồng Hạnh

5 Nguyễn Cúc Phương

6 Lê Thị Nguyệt Thương

7 Vi Thi Thanh Trúc

8 Nguyễn Thị Ngọc Vân

9 Trần Thảo Vân

MSV: 11200841 MSV: 11201177 MSV: 11201172 MSV: 11201366 MSV: 11203174 MSV: 11203859 MSV: 11208220 MSV: 11207430 MSV: 11208440

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu về Viettel 2

1 Thông tin cơ bản 2

2 Lịch sử phát triển 2

3 Nhận diện thương hiệu 3

4 Quan điểm phát triển 3

II Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Viettel 5

Tầm nhìn của Viettel 5

2 Sứ mệnh 5

3 Mục tiêu chiến lược 6

III Các giá trị cốt lõi của Viettel 7

1 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý: 7

2 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại: 8

3 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh 8

4 Sáng tạo là sức sống: 9

5 Tư duy hệ thống 10

6 Kết hợp Đông - Tây 11

7 Truyền thống và cách làm người lính 12

8 Viettel là ngôi nhà chung 13

IV Kết luận 14

1 Nhận xét 14

2 Kết luận 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

NỘI DUNG

I Giới thiệu về Viettel

1 Thông tin cơ bản

Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

Tên viết tắt của doanh nghiệp: Viettel

Trụ sở giao dịch chính: Lô D26, KĐT mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024 6255 6789

Email: support@viettelidc.com.vn

Website: http://viettel.com.vn/vi

Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc Phòng

Loại hình doanh nghiệp: Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, Nhà nước

sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo loại hình công ty TNHH một thành viên

2 Lịch sử phát triển

- Năm 1989, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) - tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức được thành lập

- Năm 1995, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện

tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) đồng thời trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam

- Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu

178 và đã triển khai thành công

- Năm 2003, Viettel bước đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài, đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường Bên cạnh đó, Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao

- Cuối năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển của Viettel Mobile và Viettel

- Ngày 2 tháng 3, năm 2005, theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải và quyết định 45/2005/BQP của Bộ Quốc phòng Việt Nam ngày 6 tháng 4 năm 2004, Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) được thành lập

- Năm 2006, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư ra nước ngoài

- Ngày 5/1/2018, đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)

Trang 4

- Năm 2019 Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao

- Năm 2020 Viettel được Vietnam Report xếp hạng thứ 65/500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

- Năm 2021 theo Brand Finance, Viettel được định giá trị thương hiệu hơn 6 tỷ USD đứng thứ 10 châu Á và thứ 24 trên thế giới, tăng 4 bậc trên toàn cầu so với năm

2020

Sau 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông thì cho đến nay Viettel đã phát triển được thêm 5 ngành nghề mới là: Dịch vụ viễn thông & CNTT; Nghiên cứu sản xuất thiết bị; Công nghiệp quốc phòng; Công nghiệp an ninh mạng và Cung cấp dịch vụ số Cho đến hiện nay Viettel đã đầu tư được 10 thị trường ở nước ngoài Bao gồm Châu Á, Châu Mĩ và Châu Phi Viettel cũng là 1 công ty viễn thông được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh vượt trội nhất tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung

3 Nhận diện thương hiệu

Từ lâu, khách hàng đã quen hình ảnh logo Viettel với ba sắc vàng, xanh, trắng làm chủ đạo cùng dấu ngoặc kép cách điệu Bên cạnh đó, slogan “Hãy nói theo cách của bạn” cũng đã trở nên quen thuộc mỗi khi nhắc đến Viettel

Tuy nhiên, tháng 1/2021, Viettel đã chính thức tuyên bố tái định vị thương hiệu, thay đổi toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu đã trở thành biểu tượng trong gần 20 năm qua Hình ảnh logo nhận diện thương hiệu mới với sắc đỏ tươi làm chủ đạo, dấu ngoặc kép ở logo cũ được thay đổi thành hình biểu tượng khung hội thoại điện tử Bên cạnh

đó, slogan cũ “Hãy nói theo cách của bạn” cũng đã được đổi thành ” Theo cách của bạn”

Với sự thay đổi này, tập đoàn hướng tới việc thể hiện bản thân một cách rõ ràng hơn trên con đường, chiến lược phát triển ở bối cảnh thời đại mới Trong đó, màu đỏ mang ý nghĩa của sức trẻ, đam mê, bản lĩnh tiên phong, khát khao sáng tạo Kết hợp với đó là khung hội thoại điện tử đại diện cho kỷ nguyên công nghệ mới, Viettel hứa hẹn sẽ tiên phong dẫn dắt và đi đầu đưa công nghệ Việt Nam ra thế giới Đặc biệt, sự rút gọn ở slogan mới: “Theo cách của bạn” cũng là một bước tiến , mang hàm ý tinh

tế trao quyền, truyền cảm hứng cho khách hàng để họ thực hiện mong muốn của chính mình và Viettel sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ họ ngay khi có khó khăn, thách thức

4 Quan điểm phát triển

Suốt chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Viettel vẫn giữ cho mình 5 quan điểm phát triển đã được xây dựng bởi các thế hệ đi trước:

Trang 5

+ Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng: Là một doanh nghiệp quân đội,

Viettel luôn ý thức rằng việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng là

vô cùng quan trọng và sự phát triển của Viettel luôn gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng

an ninh (QPAN) Sự kết hợp đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh như: Hệ thống mạng lưới (HTML) Viettel là mạng thường trực thứ hai của quân đội, đồng thời là mạng lưỡng dụng kinh tế và QPAN; Viettel tiên phong trong nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ QPAN; Viettel tiên phong đầu tư ra nước ngoài, góp phần thực hiện chính sách thêm bạn bớt thù, bảo vệ Tổ quốc từ xa; Viettel cũng đã và đang xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao

+ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Vốn có nguồn gốc là một công ty xây lắp các thiết

bị viễn thông, Viettel nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Cho đến nay, Viettel đã xây dựng thành công hạ tầng mạng lưới siêu băng, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng IoT và 5 trung tâm

dữ liệu đạt chuẩn quốc tế lớn nhất Việt Nam Viettel cũng tự hào giúp đất nước bước cùng nhịp với thế giới khi nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị 5G

+ Kinh doanh định hướng khách hàng: Ngay từ khi mới chập chững bước

chân vào thị trường, Viettel đã khẳng định tầm quan trọng của việc lấy khách hàng làm trung tâm Trên thực tế, Viettel luôn chú trọng đầu tư vào nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng để đảm bảo đem đến cho người dùng một sản phẩm hoàn hảo nhất, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng Hàng năm, Viettel chi khoảng 1.500 tỷ đồng (khoảng 3% thu nhập tính thuế) cho quỹ nghiên cứu và phát triển

+ Phát triển nhanh, liên tục cải cách để phát triển: Trong môi trường cạnh

tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ Nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay, sự thay đổi còn nhanh hơn nữa và đặc biệt là rất khó phán đoán Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là quy mô mà là khả năng thay đổi, thích ứng nhanh

Vì vậy, Viettel phải thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp mới có thể làm chủ được quá trình và giữ được ổn định

+ Lấy con người làm yếu tố cốt lõi: Con người ở đây vừa là khách hàng, vừa

là các thế hệ cán bộ công nhân viên của Viettel Vì vậy, con người phải là trung tâm, là cốt lõi của sự phát triển Trong bối cảnh đại dịch, Viettel cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của quốc gia Hàng loạt giải pháp đang được sử dụng trong công tác phòng chống dịch như: Hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth); Tờ khai y tế điện tử (Vietnam Health Declaration); Hệ thống giám sát Bệnh truyền nhiễm toàn quốc, Hệ thống Quản lý tiêm chủng ngừa

COVID-19 Quốc gia

Trang 6

II Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Viettel

1 Tầm nhìn của Viettel

a Khái niệm:

Tầm nhìn ( Vision ) là một tuyên bố mô tả nơi mà công ty mong muốn đạt được

trong tương lai Là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, có khung thời gian kéo dài từ

5 tới 10 năm hoặc lâu hơn Một tuyên bố về tầm nhìn có thể áp dụng cho toàn bộ

công ty hoặc cho một bộ phận duy nhất của công ty đó

b Tầm nhìn chiến lược của Viettel

Năm 2018, Viettel chính thức hoàn thành mục tiêu “Phổ cập dịch vụ viễn thông”

và cũng trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới Cũng trong năm 2018, Viettel đã tiến hành tái định vị thương hiệu, với tầm nhìn mới: “ Trở thành

Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông & Công nghiệp công nghệ cao; góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, đồng thời Tiên phong kiến tạo xã hội số.”

Sau 3 năm kể từ khi xây dựng tầm nhìn chiến lược mới, có thể thấy rằng Viettel

đã phần nào hiện thực hóa được tầm nhìn ấy của mình Tính đến năm 2021, Viettel

đã có mặt ở 11 quốc gia tại 3 châu lục, trong đó chiếm thị phần lớn nhất tại 6 quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi Riêng tại Việt Nam, Viettel đã duy trì tốt vị thế số 1 trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Viettel đã thực sự trở thành người dẫn đầu khi

là một trong số ít các doanh nghiệp trên thế giới làm chủ hoàn toàn công nghệ 5G Nhờ vào đó, Viettel đã thành công trở thành doanh nghiệp duy nhất Việt Nam lọt vào top 500 doanh nghiệp giá trị nhất thế giới năm 2021 do Brand Finance thực hiện, với

vị trí 325 và giá trị hơn 6 tỷ USD

Với kỳ vọng tiên phong kiến tạo xã hội số, cuối năm 2020, Viettel đã hoàn thành

6 nền tảng chủ đạo của một xã hội số gồm: Hạ tầng số; Giải pháp số; Nội dung số; Tài chính số; An ninh mạng và Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao

2 Sứ mệnh

a Khái niệm:

Sứ mệnh - một mô tả ngắn gọn về lý do tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời còn

giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty sẽ sản xuất và hướng đến bao gồm đối tượng khách hàng và những thị trường hoạt động

b Sứ mệnh của Viettel: Sáng tạo vì con người- Caring Innovator

Với tôn chỉ: “Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt” Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu,

Trang 7

liên tục đổi mới, sáng tạo với hy vọng cùng khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày một hoàn hảo

Với sứ mệnh của mình, Viettel đã cho khách hàng, các đối tác và cả các cán bộ

công nhân viên của mình những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi của họ, chẳng hạn như:

+ Khách hàng của Viettel là ai?: Viettel hướng đến sự đa dạng, phong phú, bình

đẳng với mọi khách hàng: Dù bạn ở tầng lớp nào, không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo,… bạn đều sẽ được Viettel coi trọng, quan tâm và lắng nghe theo một cách riêng Và trên thực tế Viettel đã làm được điều đó: Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, nếu như các công ty khác chỉ chú trọng vào những thành phố lớn thì Viettel sẵn sàng thiết lập mạng lưới ra cả những vùng sâu vùng xa mới mức phí “ mềm

mỏng”, điển hình như Mytel ở Myanmar

+ Viettel có những sản phẩm gì?: Mặc dù không nêu rõ ra cụ thể sản phẩm, dịch

vụ của công ty là gì, thế nhưng với cam kết “liên tục đổi mới, sáng tạo”, ta có thể thấy

rõ rằng Viettel sẽ không bao giờ để khách hàng của mình sử dụng những sản phẩm

cũ kỹ, lỗi thời Điều đó được Viettel thể hiện rõ ràng với sự nâng cấp liên tục từ 3G, 4G và tương lai gần là 5G Đồng thời, mọi sản phẩm của Viettel đều được gắn liền với nhu cầu, lợi ích khách hàng đúng với tiêu chí “cùng với khách hàng tạo ra các sản

phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo”

+ Viettel hướng tới điều gì?: Nhìn vào sứ mệnh này người đọc có thể ngầm hiểu

rằng: Mọi hoạt động công ty đều đặt khách hàng làm trung tâm Và qua đó cũng tạo một tiếng nói chung trong doanh nghiệp là luôn tôn trọng, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến

của khách hàng để hoàn thiện

3 Mục tiêu chiến lược

a Khái niệm:

Là những đích đến mong muốn đạt tới của doanh nghiệp, sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian

b Mục tiêu chiến lược của Viettel

Với định hướng phát triển vững mạnh trong tương lai, Viettel đã đưa ra những mục tiêu chiến lược rõ ràng, cụ thể:

- Trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025

- Đứng đầu về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam

- Chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch

vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam

- Tiên phong về công nghệ 5G, IoT và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Trang 8

- Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ

số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới

c Đánh giá mục tiêu chiến lược

Về sự liên kết với tầm nhìn và sứ mệnh:

Mục tiêu chiến lược này hoàn toàn thích hợp với sứ mệnh “Sáng tạo vì con

người” Viettel đã đưa ra qua việc đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp viễn thông số,

có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam

Về tính cụ thể - dễ hiểu:

Với những mục tiêu đã đề ra, phương hướng của Viettel cụ thể, rõ ràng nhưng còn gặp khó khăn trong việc truyền tải tới khách hàng với những từ ngữ chuyên môn khó hiểu như: “cố định băng rộng”, “kiến tạo xã hội số”, “hệ sinh thái sản phẩm dịch

vụ số”

Về tính đo lường được

Cơ bản các mục tiêu đều có thể đo lường được như “doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ” hay mục tiêu là số một hoặc tiên phong trong một lĩnh vực nào đấy

Về tính phân quyền

Những mục tiêu được đề ra là phương hướng chung cho cả tập đoàn, vì vậy tính phần quyền chưa có sự xuất hiện ở đây

Về tính thực tế - khả thi

Dựa trên tình hình hiện tại của Viettel với:

- Gần 120.000 trạm phát sóng 2G - 5G được lắp đặt trên toàn quốc kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo

- Mạng 4G lớn nhất Việt Nam với 45.000 trạm phát sóng, độ phủ đạt 97% dân

số

- Hạ tầng Gpon lớn nhất Việt Nam với hơn 11 triệu cổng, cung cấp tới 100%

số huyện, huyện đảo gần bờ và 95% số xã trên toàn quốc

=> Hoàn toàn có thể khẳng định, những mục tiêu được Viettel đưa ra đều đã được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên năng lực thực tế của doanh nghiệp để có thể hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Về tính có thời hạn xác định

Chỉ duy nhất một mục tiêu “đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ” có thời hạn

là vào năm 2025 Các mục tiêu còn lại đều không có thời hạn xác định

III Các giá trị cốt lõi của Viettel

1 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý:

“Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là vĩnh viễn xanh tươi” - “Faust”,

Johann von Wolfgang Goethe

Trang 9

Với văn hoá tư tưởng nội bộ đồng đều, tất cả các cán bộ, nhân viên Viettel luôn nhận thức được điều này Lý thuyết chỉ một màu xám bởi vốn dĩ nó là thứ nhàm chán, khô cằn còn cuộc sống ngoài kia muôn màu, muôn vẻ và đa dạng hơn rất nhiều

Con người ta luôn cần kết hợp lý thuyết và thực tiễn mới có thể thành công Từ

thực tiễn, chúng ta mới lật lại vấn đề để biết chân lý còn đúng hay không – Và đó

cũng chính là giá trị cốt lõi đầu tiên mà Viettel nêu cao: “thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm

nghiệm chân lý”.Qua việc lý luận, kiểm tra kỹ lưỡng vấn đề, người Viettel có thể rút

ra kinh nghiệm từ hành động trong quá khứ, tiệm cận chân lý và tiếp tục kết nối với tương lai Cùng kết hợp với nó, việc áp dụng thực tiễn cũng là điều không thể thiếu

để khẳng định được những lý luận và các dự đoán là đúng hay sai

Không chỉ ở định hướng làm việc, Viettel cũng nhìn nhận con người dựa trên thực

tiễn – quá trình hành động và thành quả tương xứng với công sức bỏ ra – chứ không

phải là tiềm năng ghi trên giấy tờ

2 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại:

“Nghịch cảnh là một điều tuyệt vời mà cuộc sống này mang lại cho chúng ta” -

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel vô cùng tâm đắc một triết lý sống này

Có thể nói, đây là một quan điểm và một nét văn hóa “đặc sắc” mà Viettel có được, và cũng là tiền để Viettel ứng dụng làm văn hóa doanh nghiệp đặc sắc và truyền

tải niềm tin bền vững của họ đến với công chúng nói chung Viettel luôn nhận thức rằng trở ngại là chất xúc tác mà qua đó, con người bộc lộ được tiềm năng của mình

Viettel trân trọng từng khó khăn, thất bại mà họ gặp phải, họ không ngừng đương đầu với chúng để sửa sai, Viettel tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh và sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ

Quan điểm của Viettel là sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo Vì vậy

mỗi nhân viên Viettel động viên nhau không sợ mắc sai lầm Mỗi một tồn tại, khuyết điểm được nhìn nhận ra là một cơ hội vô cùng lớn đối với đơn vị chi nhánh Một tổ chức mà không có những tồn tại thì không có sự kích thích để phát triển tốt hơn Viettel khuyến khích cái mới, chấp nhận cái mới và dần xây dựng thành lý luận: thất bại là một cơ hội cho mọi người Viettel Đồng thời, nhân viên Viettel cũng áp dụng lối phê bình thẳng thắn và xây dựng kế hoạch ngay từ đầu với sự cầu thị, cầu tiến Viettel luôn tự đặt thách thức cho mình để phát triển và không bao giờ ở vào hoàn cảnh không có thách thức với quan điểm “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống ”

3 Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

“Không dám thay đổi đó chính là khước từ cơ hội của chính mình” - Thiếu tướng

Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập

đoàn Viettel từng nhấn mạnh

Trang 10

Viettel luôn tự nhận thức để thay đổi: luôn thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường cạnh tranh - sự thay đổi luôn diễn ra từng ngày, từng giờ Viettel luôn nhận thức được rằng: mỗi giai đoạn, mỗi quy mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp, đây cũng chính là giá trị mà Viettel đã đề cập đến trong những quan điểm

phát triển của mình - Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là quy mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh Chính vì vậy Viettel liên tục tư duy để

điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp với sự thay đổi và yêu cầu của môi trường

Viettel luôn tư duy không ngừng để điều chỉnh lại sách lược, bộ máy quản lý để đáp ứng thời thế Chẳng hạn như:

+ Sau khi thực hiện xong mục tiêu “Phổ cập dịch vụ viễn thông” ở Việt Nam,

từ năm 2018, Viettel lập tức tuyên bố mục tiêu mới “Tiên phong kiến tạo xã hội số”

và thực hiện chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang một nhà cung cấp dịch vụ số

+ Viettel mở rộng thị trường ra thế giới: Campuchia là nước đầu tiên Khi ấy đoàn chỉ gồm có 6 người Viettel đến từ Việt Nam, vật lộn học hành, tìm hiểu, làm tất

cả mọi việc để xử lý các thủ tục giấy tờ, xin giấy phép, triển khai dự án và chính thức kinh doanh với tên Metfone Những nơi xa xôi, hiểm trở và hẻo lánh không có nhà mạng nào muốn đến đặt trạm thì đều có dấu chân Metfone Chỉ mất 2 năm, Metfone

đã nắm giữ 46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng rộng đánh bại các đối thủ ,giành vị trí số 1, vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay

+ Đội ngũ kỹ sư của Viettel đã phát triển hệ thống thiết bị gNode 5G trong 6 tháng (từ tháng 6 - 9.2019) với nền tảng kinh nghiệm từ quá trình tự nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng BTS cho 4G - eNodeB và quá trình nghiên cứu tiền khả thi 5G Chỉ sau 8 tháng kể từ ngày Viettel là nhà mạng thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G Đại diện Tập đoàn Viettel cho biết, hiện trên thế giới chỉ có 4 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G, gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE

Những điều trên đã cho thấy, Viettel luôn sẵn sàng thích ứng, thay đổi để phù hợp với môi trường; luôn tạo được lợi thế dẫn đầu, lợi thế cạnh tranh

4 Sáng tạo là sức sống:

“Suy nghĩ không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng

nhỏ nhất.”, trích tuyên bố Văn hóa số Viettel

Với phương châm này, tại Viettel, hầu hết các nhân sự đều thấm nhuần quan điểm

rằng sáng tạo sẽ tạo ra sự khác biệt, không có sự khác biệt nghĩa là chết Vì thế,

Viettel thực hiện hóa những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng nhân viên Viettel

Ngày đăng: 23/01/2022, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w