1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

28 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 12,06 MB

Nội dung

Trang 1

BO Y TE TRUONG DAI HQC DIEU DUONG NAM ĐỊNH

TRAN THI HONG THAI

CHAM SOC NGUOI BENH TANG HUYET AP

Chuyén nganh: DIEU DUONG NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DIEU DƯƠNG NAM ĐỊNH THỰ EN so-Ck g

BAO CAO CHUYEN DE

TOT NGHIEP DIEU DUONG CHUYEN KHOA CAP I

Giảng viên hướng dẫn: BSCKI Pham Van Ruan

NAM ĐỊNH - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi

thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố

trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm

Use

Trần Thị Hồng Thái

Trang 3

MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các ảnh 1 Mở đầu: 1.1 Lý do chọn chủ đề: l 1.2 Mục tiêu: 2 2 Nội dung: 2.1 Tổng quan tài liệu 2 2.1.1 Định nghĩa 2

2.1.2 Thực trạng bệnh đó hiện nay trên thế giới và Việt Nam 3

2.1.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 4

2.1.4 Nguyên nhân 5

2.1.5 Yếu tố nguy cơ 7

2.1.6 Biến chứng của tăng huyết áp 9

2.1.7.Điều trị 10

2.1.8 Chăm sóc 10

2.2 Tổng kết nội dung nghiên cứu: 12

2.3 Thực trạng vấn đề mà học viên chọn để báo cáo 17

2.4 Giải pháp, kiến nghị, đề xuất: 19

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

PHỤ LỤC 23

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang | 2.1.1 | Xếp loại huyết áp 3

2.1.4 | Phân loại bệnh nhân tăng huyết áp có thai 6

2.3 | Sự phân bô về nhóm tuổi của các đối tượng nghiên cứu 17

2.3 | Su phan bé vé giới của các đổi tượng nghiên cứu 17

2.3 | Sự phân bô về thâm niên công tác của các đối tượng nghiên cứu 17 2.3 | Sự phân bô về chức danh của các đôi tượng nghiên cứu 18 2.3 | Sự phân bỗ về trình độ chuyên môn của các đỗi tượng nghiên cứu 18

2.3 | Xem hô sơ và tư vân cho NB 18

DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh Tên ảnh Trang

1.1 | Kiểm tra huyết áp, sức khỏe để can thiệp tránh “kẻ giết người thầm | 1

2.1.2 se người mặc tăng huyết áp ngày càng gia tăng ( Ảnh minh họa: 3

KT)

2.1.2 | Tăng huyết áp- nguyên nhân chính gây tai biên mạch máu não 4

2.1.3 | Huyết áp cao dễ gây biên chứng tim mạch, nguyên nhân hàng đầu 5

gây tử vong tại Việt Nam

Trang 6

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn chủ đề:

Ngày nay, tăng huyết áp (THA) là một vấn đề lớn và phổ biến ở Việt Nam, là I

trong 10 nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ bệnh và cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong

bệnh lý tim mạch ( theo thống kê của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002-2003), gây

ra số lượng tử vong lớn trong bệnh viện[2] THA đã và đang gia tăng một cách đáng lo ngại -Theo Viện Tim mạch quốc gia, nếu cách đây hơn 50 năm, chỉ có 1% người

trưởng thành ở nước ta bị THA thì nay đã tăng lên trên 25%.[5]

Nhiều người nghĩ bệnh THA thường chỉ có ở người già mà quên rằng căn bệnh này đang tấn công cả giới trẻ với hàng triệu người mắc bệnh Nguy hiểm hơn, số

người bị THA đang có chiều hướng trẻ hóa Tại các cơ sở điều trị về tìm mạch đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân mới 20 tuổi đã bị tăng huyết áp, thậm chí

có những ca bệnh nhồi máu cơ tim, hay tai biến mạch máu não mới chỉ ở tuổi 30 do

biến chứng của bệnh THA Nguyên nhân của tình trạng THA đang trẻ hóa là do nhiều thanh niên sử dụng bia rượu tràn lan, ăn quá nhiều đạm động vật và gặp nhiều áp lực trong cuộc sống Tuy nhiên qua các cuộc khảo sát cho thấy, chỉ khoảng 1⁄3

số người bị THA biết được tình trạng bệnh của mình và được điều trị liên tục

Kiểm tra huyết áp, sức khỏe để can thiệp tránh “kẻ giết người thâm lặng”[5]

Trang 7

ùặắẶẮẮẮồŨùmt

mm

lại diễn biến rất thầm lặng một cách từ từ Vì thế căn bệnh này được xem là “sát

thủ” thầm lặng khi gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe Trong đó

biến chứng lên tìm mạch với tình trạng nguy hiểm nhất là đột quy Ngoài ra THA

còn gây ra các biến chứng ở mắt làm đục thủy tinh thể hoặc mù vĩnh viễn, biến

chứng ở thận gây suy thận [4]

Các bác sĩ lưu ý điều trị THA phải toàn diện, bao gồm điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc Thông thường, khi điều trị không dùng thuốc mà không hiệu quả thì bác sĩ mới cho bệnh nhân dùng thuốc Điều trị không dùng thuốc là điều chỉnh lối

sống, làm việc khoa học, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, thay đổi chế độ ăn, bổ sung

dinh dưỡng, thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, giảm cân, tăng cường vận động

(tối thiểu 30 phút/ngày) “Sức khỏe thì mỗi người tự biết và tự chăm sóc bản thân

Chất lượng sống nâng cao hay không phụ thuộc vào hành vi, ứng xử, thay đổi của mỗi người” - một chuyên gia nhắn mạnh

Chính vì vậy, chăm sóc người bệnh THA nhằm duy trì và ổn định HA ở mức độ

tối ưu, ngăn ngừa các biến chứng của THA đã và đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của y học thế giới cũng như ở Việt Nam và cũng là ước muốn của người dân

Từ những thực tế trên, tôi tiến hành một cuộc điều tra đánh giá về “ chăm sóc

người bệnh tăng huyết áp ” đễ đánh giá thực trạng hiểu biết của điều dưỡng về bệnh

THA nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh THẢ

1.2 Mục tiêu:

- Thực trạng hiểu biết của điều dưỡng về bệnh THA

- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh THA 2 Nội dung:

2.1 Tổng quan tài liệu: 2.1.1 Dinh nghia:[1]

Theo Tổ chức y tế Thế giới và Hiệp hội quốc tế về tăng huyết áp, người trưởng

Trang 8

tâm trương > 90 mmHg Về mặt chỉ số huyết áp, có thể phân chia như sau ( theo JNC?):

Xếp loại huyết áp (HA - mmHg)

Tâm thu Tâm trương IHA bình thường < 120 < 80 Tiền THA 130 — 139 §5 — 89 THA độ I 140 — 159 90 — 100 THA độ II > 160 > 100

2.1.2 Thực trạng bệnh đó hiện nay trên thế giới và Việt Nam [6]

THA là một trong những bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh tim mạch trên

toàn thế giới, là bệnh lý mạn tính âm thầm và nguy hiểm đang trở thành một vấn đề

sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ

Các dữ liệu gần đây của nghiên cứu Framingham cho thấy người có HA bình thường ở tuổi 55 sẽ có 90% nguy cơ phát triển THA trong tương lai Một thống kê

tại Mỹ (2007) cho thấy có khoảng 72 triệu người bị THA

Số người mắc tăng huyết úp ngày càng gia tăng (Ảnh mình họa: KT)J8]

Theo Tổ chức y tế Thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm

khoảng 10-15% dân số và ước tính đến 2025 là 29% Tại Hoa Kỳ, hàng năm chỉ phí

cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ

Tại Việt Nam, thống kê cũng cho thấy tần suất THA cũng gia tăng Phạm Gia

Khải và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA ở cộng đồng năm 1998 là 16,09%,

Trang 9

tâm trương > 90 mmHg Về mặt chỉ số huyết áp, có thể phân chia như sau ( theo JNC?):

Xếp loại huyết áp (HA - mmHE)

Tâm thu Tâm trương HA bình thường < 120 < 80 Tién THA 130 — 139 85 — 89 THA d6 I 140 - 159 90 — 100 THA do II > 160 > 100 2.1.2 Thực trạng bệnh đó hiện nay trên thế giới và Việt Nam [6]

THA là một trong những bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh tỉm mạch trên toàn thế giới, là bệnh lý mạn tính âm thầm và nguy hiểm đang trở thành một vấn đề

sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yêu tố nguy cơ Các dữ liệu gần đây của nghiên cứu Framingham cho thấy người có HA bình

thường ở tuổi 55 sẽ có 90% nguy cơ phát triển THA trong tương lai Một thống kê

tại Mỹ (2007) cho thấy có khoảng 72 triệu người bị THA

Số người mắc tăng huyết áp ngày càng gia tang (Anh nã hoa: KT)[8]

Theo Tổ chức y tế Thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10-15% dân số và ước tính đến 2025 là 29% Tại Hoa Kỳ, hàng năm chỉ phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ

Tại Việt Nam, thống kê cũng cho thấy tần suất THA cũng gia tăng Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA ở cộng đồng năm 1998 là 16,09%,

Trang 10

năm 2001-2002 là 16,32%, Tô Văn Hải và cộng sự năm 2002 tỷ lệ mắc bệnh THA

ở cộng đồng là 18,69% Tại Huế, thống kê cho thấy tỷ lệ THA tại bệnh viện Trung

ương Huế năm 1980 là 1%, năm 1990 là 10%, 2007 là 21% Theo kết quả nghiên

cứu của Hồ Thanh Tùng, tỷ lệ THA của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là

20,5% Ngược lại với tình trạng THA ngày càng gia tăng, sự nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát của nhiều người bệnh ở nhiều nước và ở Việt Nam còn chưa đầy đủ Điều đó dẫn đến biến chứng của bệnh đang ngày càng gia tăng, như trong

nghiên cứu của Đào Duy An chỉ có 17,8% bệnh nhân biết THA nhờ khám định kỳ Về hậu quả của THA là tai biến mạch máu não, Hoàng Khánh ghi nhận trong 1179

bệnh nhân tai biến mạch máu não có đến 805 trường hợp do THA (68,28%), nhận

thấy tỷ lệ không biết THA ở thể xuất huyết và thể nhồi máu não tương ứng là 80,32% và 64.4%, biết nhưng không điều trị đúng cách tương ứng là 90,16% và

75%

Tăng huyết áp-nguyên nhân chính gây tai biến mach mau nao[9]

2.1.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:

* Đặc điểm lâm sàng:[1]

Đa số người bệnh THA không có biểu hiện lâm sàng, trừ khi đo HA thấy tăng

Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện THA khi đã có một biến chứng nào do

Trang 11

Một số người có thể bị nhức đầu, mặt đỏ bừng, cảm giác có mây mù trước mắt, ruồi bay trước mắt, tê tay nhất thời

Huyết áp cao dễ gây biến chứng lên tìm mạch, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

tai Viét Nam.[4]

Như vay, THA chi cé thể khẳng định được bằng đo huyết áp Da số trường THA được phát hiện qua đo HA thường quy, tuy nhiên với một số trường hợp cần đo HA liên tục trong 24 giờ

*Cận lâm sàngJ6J: Mục đích của cận lâm sàng là để đánh giá nguy cơ tỉm mạch, tổn thương thận và tìm nguyên nhân của THA

+ Những xét nghiệm tối thiểu:

e_ Máu: Công thức máu Ure, cretein, điện giải đồ, cholesterol toàn phan, HDL- C, LDL-C, glucose, acid uric trong mau

e Nước tiểu, protein, hồng cầu

e Soi đáy mắt, điện tâm đồ, X quang tim, siêu âm tim

+ Những xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt

e_ Đối với THA hay THA khó xác định nghi ngờ có bệnh mạch thận: Chụp

UIV nhanh, thận đồ

e©.U tủy thượng thận định lượng catecholamin nước tiểu 24h

2.1.4 Nguyên nhân:[1]

Trang 12

Còồn gọi là tăng huyết áp triệu trứng hay tăng huyết áp có nguyên nhân chiếm

khoảng 5-10 % các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi các nguyên nhân

có thể là:

- Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, mạn; viêm thận mạn, bệnh thận bẩm sinh, than da nang, ứ nước bề thận, u tăng tiết renin, hẹp động mạch thận, suy thận

- Bệnh nội tiết: Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn), Hội chứng Cushing,

phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, u tuỷ thượng thận, tăng calci máu, cường tuyến giáp, bệnh to các đầu chỉ

- Bệnh mạch máu: Hẹp eo động mạch chủ ( THA chi trên, giảm HA chỉ dưới), Hở

van động mạch chủ (THA tâm thu, giảm HA tâm trương), rò động tĩnh mạch

- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, Bệnh đa hồng cầu, Nhiễm toan

hô hấp ( nguyên nhân thần kinh)

* Tăng huyết áp nguyên phát:

Khi không tìm thấy nguyên nhân người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn Chiếm trên 90-95% các trường hợp THA, thường gặp ở người trung niên và người cao tuôi

* Tăng huyết úp ở phụ nữ mang thai:

Bình thường ở phụ nữ mang thai HA không thay đổi 3 tháng đầu thai kỳ, giảm nhẹ 3 tháng giữa và trở về chỉ số ban đầu hoặc tăng nhẹ 3 tháng cuối

Phụ nữ mang thai cần được theo dõi định kỳ huyết áp, khi phát hiện có THA cần

làm thêm các xét nghiệm và được xếp vào 1 trong nam loai theo Bang 1 Tùy theo

từng loại chẩn đoán mà tiên lượng và kế hoạch theo dõi điều trị có khác nhau Tat

cả các trường hợp THA ở phụ nữ có thai đều có nguy cơ tiến triển thành tiền sản giật Bảng 1- Phân loại bệnh nhân THA có thai TT loại Đặc điểm

1.THA mãntính | THA được phát hiện trước khi có thai hoặc trước 20 tuần

mang thai, tồn tại >12 tuần sau đẻ

2 THA thai nghén | THA không kèm Protein niệu sau 20 tuân thai, có thể là giai

đoạn đầu của tiền sản giật Nếu nặng có thể dẫn đến đẻ non

Trang 13

| | | | | | | | hoặc thai kém phát triên

3 Tiên sản giật THA kèm theo có Protein/ niệu (>300 mg /24h) sau 20 tuân

mang thai, có thể tiến triển thành sản giật Thường gặp ở phụ

nữ vô sinh, mang thai nhiều lần, tiền sử trong gia đình bị tiền

sản giật THA ở các lần mang thai trước, người có bệnh thận

4 THA mãn tính Mới xuất hiện Protein niệu sau 20 tuân thai ở phụ nữ có THA

biến chuyển thành | từ trước, THA và Protein niệu trước 20 tuần thai, Protein niệu

tiền sản giật tăng đột ngột gấp 2- 3 lần, HA tăng cao đột biến, Tăng men gan

5 THA thoáng Chân đoán hồi cứu, HA trở về bình thường trong vòng 12h sau

qua đẻ, là yếu tố tiên lượng THA trong tương lai

THA ở phụ nữ có thai, đặc biệt là tình trạng tiền sản giật thường làm tăng biên cố với cả mẹ và con

2.1.5 Yếu tố nguy cơ: Tuy không tìm thấy nguyên nhân nhưng một số yếu tố đã

được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây THA

2.1.5.1 Nhóm yếu tố về hành vi:

*Hút thuốc lá: Thí nghiệm trên súc vật thấy thuốc lá gây THA Trong thuốc lá có nicotin mà nicotin kích thích thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA Oxytcarbon có trong khói thuốc làm máu giảm cung cấp oxy cho các tế bào và cùng với áp lực đã tăng sẵn của dòng máu khi bị THA càng gây tổn thương thêm các tế bào nội mạc của các động mạch và tạo điều kiện cho bệnh xơ vữa động mạch

phát triển [12]

* Chế độ ăn: Chế độ ăn có thể tác động đến HA động mạch qua nhiều khâu,

đặc biệt là các chất như natri, kali, canxi, protein, chất béo và glucid

- Muối Trong các nguyên nhân gây THA, trước hết người ta thường kể đến lượng muối ăn (muối natri) trong khẩu phần Theo Hội đồng nghiên cứu quốc gia, lượng natri cơ thể người lớn cần hàng ngày an toàn và thích hợp vào khoảng 100 tới

300 mg Nhưng trên thực tế bao nhiêu là đủ? Rất khó xác định chính xác số lượng tối thiểu natri hàng ngày Hiện nay WHO khuyến cáo chế độ ăn muối chỉ có 6g/ngày là giới hạn để phòng chống THA [11], [18], [20] Các nghiên cứu cũng cho

thấy nhiều trường hợp còn chưa biết chế độ ăn nhạt Chế độ ăn giảm muối vừa phải

Trang 14

tiểu, trong chế độ ăn này chỉ cần có ý thức giảm bớt muối cho vào thức ăn hơn

trước Mặt khác, một số người biết cần phải ăn nhạt nhưng lại khó từ bỏ được thói

quen ăn mặn [16]

- Chất béo: Các chất béo là nguồn năng lượng cao có chứa nhiều vitamin tan

trong chất béo cần thiết, là thành phần cấu trúc của nhiều tổ chức quan trọng trong

cơ thể Hiện nay chưa biết rõ ràng về nhu cầu chất béo nhưng một lượng chất béo

hàng ngày từ 15-25% năng lượng khẩu phần có thể đáp ứng được nhu cầu [10],[20]

Theo Phạm Khuê, nên ăn uống điều độ, phù hợp vì chế độ ăn quá dư thừa sẽ gây béo phì và phát triển bệnh lý vữa xơ động mạch, đái tháo đường Chế độ ăn để giảm

cân ở người béo phì trong đó trước tiên và chủ yếu là: giảm các chat gluxit (bánh trái, đồ ngọt, chất bột) và bù đắp bằng rau quả Ăn giảm mỡ động vật và thay bằng

dầu thực vật và hạn chế uống nhiều nước kèm theo tăng cường vận động thể lực

Nhưng trong thực tế, phần lớn các trường hợp béo phì chưa biết chế độ ăn để giảm

cân Vì vậy, để giảm cân ở người béo phì, cũng là một việc nhiều khi khó thực hiện [14], [15]

- Chất xơ: Vai trò sinh học của chất xơ là giúp đây nhanh chất thải ra khỏi ống

tiêu hoá, phòng táo bón Về vai trò đối với THA, đã có nhiều công trình nêu lên tác

dụng của chất xơ trong điều hoà HA cả ở người lớn và trẻ em Tuy nhiên tác dụng độc lập của chất xơ còn đang là vấn đề cần nghiên cứu Trong chế độ ăn của người

bệnh THA cần thiết phải tăng nhiều chất xơ [21], [22]

*Rượu: WHO đã khuyến cáo: “Rượu làm THA và đó là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não, thường thấy phối hợp với bệnh tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ngày (30g ethanol) có bằng chứng hại cả về sinh học

lẫn xã hội ”[11] Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1989

- 1992) cho thấy ở những người THA tỷ lệ uống rượu cao hơn ở những người bình thường (p < 0,01) [19]

* Thói quen sinh hoạt (lỗi sông): Các thói quen hàng ngày không có lợi cho

sức khỏe gần đây đã được nhiều tác giả nghiên cứu hiện nay vì nó liên quan đến

bệnh lý THA Các yếu tố thuân lợi dễ gây ra THA đã được nghiên cứu như chế độ

ăn uống quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt, ăn mặn, uống nhiều

Trang 15

*Nhận thức của người dân về THA: Theo Duong Đình Thiện, Phạm Ngọc Khái và cộng sự, 68% bệnh nhân không biết mình có bệnh THA, sự phát hiện tăng

HA chỉ là tình cờ đi khám bệnh phát hiện thấy THA Do đó mà tỷ lệ bị tai biến do THA vẫn còn khá cao trong cộng đồng [17]

2.1.5.2 Nhóm yếu tố môi trường:

Các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng rất nhiều tới bệnh THA nhất là đó là những yếu tế như cô đơn, lối sống, gia đình, kinh tế

2.1.5.3 Nhóm yếu tố sinh học:

* Yếu tố về thể trạng: Chỉ số khối co thé (Body Mass Index: viét tit BMI) Chỉ

số khối cơ thể được tính bằng cân nặng/(chiều cao)” có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể Đã có rất nhiều bằng chứng nêu lên mối liên quan giữa thừa

cân với bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng Chỉ số BMI bình thường: 18,5 - 24,99 Từ 25 trở lên là thừa cân, khi BMI > 30 thì được coi là béo phì, người

béo phì có nguy cơ bị THA cao hơn 5,6 lần người không béo phì [11], [13], [22]

*Tién sir gia đình: có bệnh tìm mạch sớm (nam < 65 tuổi, nữ < 55 tuổi)

*Tuổi và giới: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA cao hơn những người trẻ tuổi Hay gặp ở nam giới và phụ nữ

mạn kinh

2.1.6 Biến chứng của THA [1]:

THA có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề có thể gây tử vong hoặc tàn phế

Các cơ quan đích mà THA gây tổn thương (gây biến chứng) bao gồm: tim, não,

mắt, thận và mạch máu

- Tại tim: suy tim trái, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim

- Tại não: xuất huyết não hoặc bệnh não do THA

- Tại mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị - Tại thận: suy thận mạn

- Tại mạch máu: vữa xơ động mạch, phình tách động mạch, viêm tắc động mạch

Trường hợp THA ác tính: NB có chỉ số HA tăng rất cao, đau đầu đữ dội, tổn

Trang 16

2.1.7 Điều trị:

- Mục tiêu chung của điều trị THA là: Giảm các biến chứng tim mạch, thận và giảm tử vong

- Để đạt mục tiêu này người bệnh THA cần thay đổi lối sống và đưa HA về

<140/90mmHg, riêng với những bệnh nhân kèm theo tiểu đường hoặc bệnh nhân

thận mạn mức HA cần đạt là <130/80mmHg Các biện pháp điều trị THA gồm: + Điều trị không dùng thuốc ( Điều chỉnh lối sống): Giảm cân thừa, Giảm ăn muối, Hoạt động thể lực, Chế độ ăn phù hợp, Hạn chế đồ uống có cồn, Ngừng hút thuốc lá + Điều trị thuốc hạ HA Tuy nhiên, vẫn cần duy trì biện pháp điều chỉnh lối sống mặc dù đã điều trị bằng thuốc 2.1.8 Chăm sóc:[7] * Nhận định chăm sóc:

- Nhận định chỉ tiết về thực thé, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, mơi trường

sống và văn hố tín ngưỡng

- Trọng tâm của nhận định thực thể là đo HA đúng kỹ thuật (đo nhiều lần ở

những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả 4 chỉ)

- Việc nhận định phải chỉ ra được:

+ Người bệnh là THA nguyên phát hay thứ phát: Nếu là THA nguyên phát thì có yếu tố nguy cơ nào? Nếu là THA thứ phát thì đo nguyên nhân nào? `

+ Đã có những biến chứng gì: Suy tim, TBMN .?

* Chân đoán chăm sóc:

Dựa vào các dữ liệu thu thập được qua nhận định người bệnh THA có thể đưa ra

các chân đoán chăm sóc sau:

- Nguy cơ bị biến chứng do chưa kiểm soát được HA tăng

- Người bệnh khó chịu do tác dụng phụ của thuốc điều trị THA đã được sử dụng

(đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp tư thế, rối loạn tiêu hoá )

- Người bệnh thiếu kiến thức về:

+ Bệnh THA và các biến chứng của nó

+ Các yếu tố nguy cơ của bệnh THA

+ Phương pháp điều trị THA

* Kế hoạch chăm sóc:

Trang 17

Các mục tiêu cần đạt được là:

- Người bệnh sẽ không bị biến chứng

- Người bệnh sẽ bớt khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế

được các tác dụng phụ đó

- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ

điều trị THA lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc

* Thực hiện chăm sóc:

+ Ngăn ngừa các biễn chứng của THA:

Đặc biệt với người bệnh THA nặng phải chủ động ngăn ngừa các biến chứng bằng cách:

- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, theo đõi HA trước và sau khi

dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc - Theo dõi liên tục và chặt chẽ để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra

- Thực hiện đầy đủ các XN để đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đỏ,

chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, XN sinh hoá máu và nước tiểu

+ Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ cua thuốc:

- Một vài loại thuốc gây hạ HA khi đứng làm NB cảm thấy hoa mắt, chóng mặt

Để hạn chế tác dụng phụ này khuyên NB thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã

- Với những thuốc điều trị THA gây nên táo bón hàng ngày phải hỏi NB và báo

cáo thầy thuốc nếu có Đồng thời khuyên NB ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa

day bụng dọc khung đại tràng, luyện tập thể dục Thực hiện y lệnh thuốc nhuận

tràng nếu có chỉ định

- Nếu người bệnh bị ia chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời

theo đối số lượng, màu sắc và tính chất phân

+ Giáo dục sức khoẻ:

- Trước hết người điều dưỡng cần làm cho NB hiểu được THA là gì? Biểu hiện như thế nào ? Gây ra những biến chứng gì ? Làm thế nào để kiểm soát được HA?

- Cần nhấn mạnh việc điều trị THA là phải thường xuyên, liên tục, lâu dài và vì

sao phải điều trị lâu dài? Người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị THA

Ngoài ra cần cung cấp cho họ một số thông tin về thuốc diéu tri THA

Trang 18

Miidl00n

5

- Hướng dẫn chi tiết cho NB về chế độ ăn trong THA: Hạn chế muối, hạn chế Lipit và Cholesterol, hạn chế Calo nếu quá béo, không dùng các chất kích thích tim mạch Cần cho NB biết thứ gì nên ăn - uống, thứ gì không nên ăn - uống và làm thế

nào để thích nghỉ với chế độ ăn đó

- Chỉ cho NB biết về các yếu tổ nguy cơ của THA trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó nếu có

+ Đánh giá chăm sóc:

Người bệnh đạt được các kết quả:

- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng

- Biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc

- Hiểu về bệnh THA

- Tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện

2.2 Tổng kết nội dung nghiên cứu:

Tất cả NB được khám, chân đoán THA vào điều trị tại khoa Nội - Bệnh viện

phục hồi chức năng Bắc Giang Sau điều trị số NB bị biến chứng của bệnh giảm hoặc chưa có biến chứng gì về bệnh NB hiểu biết về bệnh và cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ Bên cạnh đó còn một số NB chưa thay đổi được thói quen sinh hoạt như: hút thuốc lá, uống rượu Một số điều dưỡng chưa thấy được tầm quan trọng

của việc tăng cường nhận thức về bệnh cho NB do chưa hiểu biết về bệnh Cụ thể

như 3 NB sau: |

1 Ho tén NB: Nguyén Van Ché Tuổi59 — Giới Nam Buông: B9

Nghề nghiệp: làm ruộng Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: Xuân Hương- Lạng Giang- Bắc Giang

Thời gian nhập viện: 8h ngày 20/3/2015 Lý do: đau đầu, chóng mặt

Bệnh sử: NB có tiền sử THA 2 năm nay, dùng thuốc hạ áp thường xuyên (1 viên hạ áp/ngày) Cách vào viện 3h, NB thấy đau đầu nhiều, kèm theo chóng mặt, không

nôn, không sốt, không yếu chỉ, tiểu tự chủ, ở nhà uống thuốc hạ áp nhưng không

đỡ- xin nhập viện

Chân đoán: THA

Hiện tại: NB đã nằm điều trị tại khoa nội được 5 ngày

+ Nhận định chăm sóc:

Trang 19

: | ; J

- NB tinh, tiép xúc tốt, da và niêm mạc hồng hào, ăn ngủ được, đỡ đau đầu,

chóng mặt, HA 140/90 mmHg, nhiệt độ 36,70 C, nhịp thở 19 lần/phút, chiều cao 166 cm, cân nặng 75 kg Các cơ quan khác chưa phát hiện gì đặc biệt

- Sau khi đã tìm hiểu rõ về tâm lý, về khả năng tự chăm sóc của NB và sự chăm

sóc của điều dưỡng buồng B9, tôi thấy NB chưa được giúp đỡ về ăn uống, về vận động Cụ thể là những vấn đề sau:

NB có thể trạng to béo

Mặc dù NB dùng thuốc duy trì đều đặn ( thực hiện y lệnh thuốc hạ áp theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị) nhưng có những thói quen làm ảnh hưởng tới quá trình

điều trị và chăm sóc như: thói quen ăn mặn, ít hoạt động thể lực, thường xuyên hút

thuốc lá

+ Chẩn đoán chăm sóc: NB có nguy cơ bị biến chứng do THA

+ Kế hoạch điều dưỡng: NB sẽ không bị hoặc hạn chế tối đa các biến chứng

+ Can thiệp điều dưỡng:

- Điều dưỡng thực hiện y lệnh thuốc hạ áp theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị:

đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian

- Theo dõi liên tục và chặt chẽ dé phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra - Thực hiện đầy đủ các XN để đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ,

chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, XN sinh hoá máu và nước tiểu

+ Đánh giá: |

- Sau 10 ngày điều trị tại khoa, NB tuy chưa xảy ra biến chứng gì về bệnh, duy trì được HA ở mức tối ưu mà NB có thể chịu đựng được nhưng người điều đưỡng cũng cần hướng dẫn cho NB và người nhà biết cách chăm sóc để cùng phối hợp với

thầy thuốc điều trị như: giải thích cho NB hiểu về bệnh, các yếu tố nguy cơ để NB

tuân thủ chế độ điều trị lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc Hướng dẫn cho người

nhà biết cách chăm sóc để cùng phối hợp với thầy thuốc điều trị Hướng dẫn chỉ tiết

cho NB về chế độ ăn trong THA như: ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn

chế muối < 5g muối, hạn chế mỡ, không dùng các chất kích thích

- Qua đó, cho thấy điều dưỡng buồng B9 mới chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, chưa thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường nhận thức về bệnh cho

NB

Trang 20

2 Họ tên NB: Nguyén Thi Tam - Tudi:67 Giới: Nữ Buồng:B7

Nghề nghiệp: làm ruộng Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: Yên Lư- Yên Dũng- Bắc Giang

Thời gian nhập viện: 6h ngày 25/3/2015 Lý do: đau đầu

Bệnh sử: Đêm qua NB tự nhiên xuất hiện đau đầu âm i vùng thái dương bên trái,

đau nhiều, kèm theo chóng mặt, không khó thở, không nôn, không sốt, không yếu chi, tiểu tự chủ, ở nhà uống thuốc hạ áp nhưng không đỡ Sáng nay đau đầu nhiều, HA 150/90 mmHg- vào viện

Tién sit: THA 1 nam nay Chân đoán: THA

Hiện tại: NB đã nằm điều trị tại khoa nội được 3 ngày + Nhận định chăm sóc:

- NB tỉnh, tiếp xúc tốt, da và niêm mạc hồng, ăn ngủ được, đỡ đau đầu, chóng mặt, HA 130/80 mmHg, nhiệt độ 36,7°C, nhịp thở 19 lần/phút, thé trang trung binh

Các cơ quan khác chưa phát hiện gì đặc biệt

- Sau khi đã tìm hiểu rõ về tâm lý, về khả năng tự chăm sóc của NB và sự chăm

sóc của điều dưỡng buồng B7, tôi thấy NB đã được giúp đỡ về ăn uống, về vận

động Cụ thể là:

NB có thể trạng trung bình

NB dùng thuốc duy trì đều đặn, không có những thói quen làm ảnh hưởng tới

quá trình điều trị và chăm sóc như: ăn nhạt, hạn chế mỡ, không dùng các chất kích

thích

+ Chẩn đoán chăm sóc: Nguy cơ bị các biến chứng do THA

+ Kế hoạch điều dưỡng: NB sẽ không bị hoặc hạn chế tối đa các biến chứng + Can thiệp điều dưỡng:

- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, theo dõi HA trước và sau khi

dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu NB không đáp ứng với thuốc

- Theo dõi liên tục và chặt chẽ để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra

- Thực hiện đầy đủ các XN để đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mặt, XN sinh hoá máu và nước tiêu

Trang 21

- Giải thích cho NB hiểu về bệnh, các yếu tố nguy cơ để NB tuân thủ chế độ điều trị lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc Hướng dẫn cho người nhà biết cách

chăm sóc để cùng phối hợp với thầy thuốc điều trị

- Hướng dan chi tiét cho NB về chế độ ăn trong THA như: ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối < 5g muối, hạn chế mỡ, không dùng các chất kích thích

+ Đánh giá:

- Trong 10 ngày điều trị tại khoa, NB duy trì được HA ở mức tối ưu mà NB có thể chịu đựng được, chưa xảy ra biến chứng gì về bệnh NB tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc NB được ra viện, tiếp tục điều trị HA ngoại trú

- Qua đó, cho thấy điều dưỡng buồng B7 thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ diều trị,

thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường nhận thức về bệnh cho NB

3 Họ tên NB: Giáp Văn Bốc Tuổi 57 Giới Nam Buồng: B5

Nghề nghiệp: làm ruộng Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: Việt Tiến- Việt Yên- Bắc Giang

Thời gian nhập viện: 8h ngày 23/3/2015 Lý do: đau đầu, chóng mặt

Bệnh sử: NB có tiền sử THA 5 năm nay, đùng thuốc hạ áp thường xuyên (2 viên hạ áp/ngày) Ngày nay, NB tự nhiên xuất hiện đau đầu nhiều, kèm theo chóng mặt, không nôn, không sốt, không phù, ở nhà uống thuốc hạ áp nhưng không đỡ- xin

nhập viện

Chan đoán: THA

Hiện tại: NB đã nằm điều trị tại khoa nội được 4 ngày + Nhận định chăm sóc:

- Người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, da và niêm mạc hồng hào, ăn ngủ được, đỡ đau đầu, chóng mặt, HA 140/90 mmHg, nhiệt độ 36,70 C, nhịp thở 19 lần/phút, chiều

cao 164 cm, cân nặng 70 kg Các cơ quan khác chưa phát hiện gì đặc biệt

- Sau khi đã tìm hiểu rõ về tâm lý, về khả năng tự chăm sóc của NB và sự chăm

sóc của điều dưỡng buồng B5, tôi thấy NB đã được giúp đỡ về ăn uống, về vận động Nhưng vẫn còn những vấn đề sau:

Trang 22

Mặc dù NB dùng thuốc duy trì đều đặn nhưng có những thói quen làm ảnh

hưởng tới quá trình điều trị và chăm sóc như: thói quen ăn mặn, ít hoạt động thể lực,

thường xuyên hút thuốc lá, đôi khi còn uống rượu

+ Chân đoán chăm sóc: Nguy cơ người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và

kiểm soát THA do thiếu kiến thức về bệnh

+ Kế hoạch điều dưỡng:

- Hành động của điều dưỡng: giúp NB hiểu về bệnh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ

- Hành động của người bệnh: tuân thủ chế độ điều trị và kiểm soát HA lâu dài

theo chỉ dẫn của thầy thuốc

+ Can thiệp điều dưỡng: - Về phía người bệnh:

Điều dưỡng đưa cho họ xem một số thông tin về bệnh qua sách báo, tờ rơi để NB hiểu rõ hơn về THA có thé gây ra những hậu quả gì, các yếu tố nguy cơ và làm

thế nào để kiểm soát được HA

Hướng dẫn cho NB các biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày và tầm

quan trọng của nó trong việc kiểm soát HA: giảm cân thừa, nên ăn nhạt, đi bộ ít

nhất 30 phut/ngay, chế độ ăn phù hợp (nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ít mỡ- nhất là mỡ động vật), hạn chế đồ uống có cồn, ngừng hút thuốc lá

Điều đưỡng thực hiện thuốc hạ áp theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị

- Về phía gia đình:

Gặp vợ con của NB: nói rõ tình trạng sức khoẻ của NB và thói quen sinh hoạt hàng ngày của NB là những yếu tố nguy cơ gây bệnh

Hướng dẫn cho người nhà biết cách chăm sóc để cùng phối hợp với thầy thuốc

điều trị

+ Đánh giá: sau 10 ngày điều trị tại khoa

- Trong quá trình điều trị người bệnh vẫn duy trì được HA ở mức tối ưu mà NB có thể chịu đựng được, chưa xảy ra biến chứng gì về bệnh

- Qua đó, cho thấy điều dưỡng buồng B5 thấy được tầm quan trọng của việc

tăng cường nhận thức về bệnh cho NB nhưng NB chưa thay đổi được thói quen sinh

hoạt do: ăn nhạt NB cảm thấy khó ăn, đi bộ một lúc đã thấy mệt, không hút thuốc lá

NB thấy buồn

Trang 23

2.3 Thực trạng vần đề mà học viên chọn đề báo cáo:

Qua nghiên cứu về thực trạng hiểu biết của 30 điều dưỡng đang làm việc tại 04

khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện phục hồi chức năng Bắc

quả như sau:

* Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Giang về bệnh THA, kết TRƯỜNG ĐẠI HỌC DIEU DƯƠNG NAM ĐỊNH THU VIEN so-Ch A2 Bảng 1: Sự phân bô về nhóm tuôi của các đôi tượng nghiên cứu TT Nhóm tuôi Số lượng (n) Tỷ lệ % 1 < 30 21 70,0 2 30- 40 7 23.4 3 > 40 2 6.6 Tổng số 30 100 Nhận xé: Nhóm tuôi > 40 tuổi chiếm tý lệ thấp nhất 6,6 % Nhóm tuôi < 30 tuôi chiếm tỷ lệ cao nhất 70,0 % Bảng 2: Sự phân bố về giới của các đỗi tượng nghiên cứu TT Giới Số lượng (n) Tỷ lệ % 1 Nam 7 23,4 2 Nit 23 76,6 Tổng số 30 100

Nhận xét: Nữ chiễm tý lệ cao 76,6 % Nam chiếm tỷ lệ thâp 23,4 %

Bảng 3: Sự phân bỗ về thâm niên công tác của các đổi tượng nghiên cứu TT Thâm niên công tác Số lượng (n) Tỷ lệ % 1 1-5 năm 21 70,0 2 6-10 năm 4 13,3 3 11-15 năm 2 6,7 4 > 15 năm 3 10,0 Tổng số 30 100

Nhận xéi: Điều dưỡng có thâm niên công tác < 5 năm chiêm tỷ lệ cao nhat 70,0 %

Thâm niên công tác 11-15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,7 %

Trang 24

Bảng 4: Sự phân bỗ về chức danh của các đỗi tượng nghiên cứu TT Chức danh Số lượng (n) — Tỷ lệ%

1 Điều dưỡng trưởng khoa 4 13,3

2 Điều dưỡng chăm sóc 20 66,7

3 Điều dưỡng hành chính 6 '20,0

Tổng số 30 100

Nhận xét: Điều dưỡng chăm sóc chiếm tý lệ cao nhât 66,7 %

Bảng 5: Sự phân bố về trình độ chuyên môn của các đối trọng nghiên cứu TT Trình độ chuyên môn Số lượng (n) Tỷ lệ % 1 Trung cap 25 83.3 2 Cao dang 2 6,7 3 Dai hoc 3 10,0 Tổng số 30 100

Nhận xét: Điều dưỡng có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3 %

* Thực trạng hiểu biết của điều dưỡng về bệnh THA: Bang 6: Xem hồ sơ và tư van cho NB Có nhưng TT Nội dung Có chưa đủ Không n % n % n %

1 | Xem hô sơ, thực hiện đúng ylệnh | 30 | 100 | 0

2 | Điều dưỡng hiểu biết về bệnh 24 | 800 | 6 |200| 0

3 | Giải thích cho NB hiểu về bệnh 2 | 6/7 | 0 28 | 93,3

4 _| Động viên, giám sát NB tuân thủ 5 | 16,7 25 | 83,3

diéu tri

Nhận xét: có 100% điều dưỡng đều xem hô sơ, thực hiện đúng y lệnh Hâu hệt điều dưỡng hiểu biết về bệnh, tuy nhiên có 20 % điều dưỡng hiểu biết nhưng chưa được đầy đủ về bệnh Điều dưỡng giải thích cho NB hiểu về bệnh rất ít chiếm 6,7% Điêu

Trang 25

2.4 Giải pháp, kiến nghị, đề xuất:

- Ban giám đốc bệnh viện cần quan tâm và tạo điều kiện cho điều dưỡng đi học để nâng cao trình độ chuyên môn

- Tổ chức triển khai các đợt tập huấn, củng cố và hoàn thiện kiến thức cho điều

dưỡng Giúp cho toàn thể điều dưỡng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giám sát, tư vấn, khuyến khích tuân thủ điều trị của NB Có thể sử dụng tranh ảnh minh hoạ để hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý quan tâm của NB cũng như những hình ảnh về những

biến chứng nguy hiểm của bệnh THA để NB biết được tính nghiêm trọng và nguy

hiểm của bệnh nhằm thay đổi hành vi của họ theo hướng tốt hơn và tích cực hơn

Từ đó, giúp điều dưỡng có thêm tư liệu để hướng dẫn người bệnh

- Thường xuyên kiểm tra giám sát, đáñh giá việc chăm sóc của điều dưỡng Chú trọng kỹ năng giao tiếp góp phần nâng cao Y đức và chất lượng chăm sóc NB

Trang 26

KẾT LUẬN

Từ những kết quả trên cho ta thấy thực trạng hiểu biết của điều dưỡng về bệnh

THA là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn

Như chúng ta đã thấy, số điều dưỡng trẻ dưới 30 tuổi, thâm niên dưới 5 năm

chiếm tỷ lệ cao 70% Đa số là điều dưỡng chăm sóc (66,7%), trình độ trung cấp

cũng chiếm tỷ lệ cao 83,3% Điều đó chứng tỏ điều dưỡng chưa có kinh nghiệm,

trình độ chưa cao chiếm ưu thế

Trong quá trình chăm sóc, điều trị nói chung có 20% điều dưỡng chưa hiểu biết

đầy đủ về bệnh Chỉ có 6,7% điều dưỡng giải thích cho NB hiểu về bệnh Điều

dưỡng động viên, giám sát NB tuân thủ điều trị chiếm 16,7% Từ đó cho thấy việc

điều dưỡng giao tiếp để động viên, giải thích với người bệnh còn yếu Giao tiếp là một trong những bước của quy trình chăm sóc của điều dưỡng Giao tiếp giúp điều

dưỡng có khả năng động viên NB, từ đó NB luôn cảm thấy an tâm điều trị và tin

tưởng vào cán bộ y tế, đồng thời nhờ có giao tiếp NB sẽ tham gia vào quá trình điều trị, phục hồi cho họ ngay cả khi bệnh vô cùng hiểm nghèo Nguyên nhân do điều dưỡng chưa thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường nhận thức về bệnh cho

NB, chưa hiểu biết về bệnh cùng với công việc nhiều nên người điều dưỡng thường

bỏ qua bước này Vì vậy, cần tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá việc chăm sóc

của điều dưỡng Củng cố và hoàn thiện kiến thức cho điều dưỡng nhằm nâng cao

chất lượng chăm sóc NB, tạo niềm tin với nhân dân

Trong báo cáo này, kết quả thu được từ mẫu rất nhỏ, vì vậy nó chỉ đóng góp dé

tham khảo Tuy nhiên trong thực tế, người bệnh THA cần sự quan tâm nhiều hơn từ cán bộ y tế, gia đình và tổ chức xã hội trong việc chăm sóc và quản lý người bệnh

THA nhằm hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh, nâng cao chất lượng sống của

cá nhân, gia đình và xã hội

Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1 Bộ môn điều dưỡng nội (2013), Điều dưỡng nội khoa, Trường đại học điều

dưỡng, Nam Định

CN Thái Thị Kim Nga (2007), “Hiệu quả của chương trình giáo dục cao huyết áp trên hành vi hàng ngày về thể dục và dinh dưỡng, trên huyết áp của người cao huyết áp nguyên phát tuổi trung niên tại xã Thới An Hội- Sóc Trăng”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điểu dưỡng, tr 233- 247

Phụ lục 2 (2010), “Quy trình đo huyết áp đúng”, Hướng dân chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Bộ y tế

Trung Kiên ( 2014), “ Người thích ăn mặn- coi chừng ngon miệng- hại thân”, Báo Quảng Ngã, Trich dẫn ngày 01/12/2014 từ http://www.facebook.com/baoquangngai.vn

Nguyễn Thạnh ( 2014), “ Cao huyết áp không chừa ai”, Báo Người lao động

Online, Trích dẫn ngày 18/5/2014 tir http://www.nld.com.vn

Báo cáo nhóm thực tập cộng đồng ( 2012), “ Khảo sát tình hình tăng huyết

áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành trong độ tuổi 25- 60 tại phường Phú Hội thành phố Huế năm 2012”, Trích dẫn ngày 16/11/2013 từ

http://luanvan.net.vn

Dung Lê ( 2010), “ Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp”, Trích dẫn ngày

05/5/2010 từ http://sites.google.com/site/dungcaodangytb

Thu Thuỷ- Lệ Giang ( 2014), “ Quy tắc vàng điều trị bệnh tăng huyết áp”, Báo súc khoẻ, Trích dẫn ngày 03/11/2014 từ http://vov.vn

Trịnh Văn Quyết ( 2013), “Tăng huyết áp- nguyên nhân chính gây bệnh tai

biến mạch máu não”, Tríếh dẫn ngày 14/5/2013 từ

http://www.huyetapcao.vn

10 Bộ Y tế (1999), Quyết định số 3653/1999/QĐ-BYT Quy định chức năng

nhiệm vụ của NVYTTB

11 Bộ Y tế (2006), Về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội 3/2006, tr 9, 39, 68, 7ó, 95

Trang 28

12 Bùi Thị Hà và CS (2002), Diéu tra dich té hoc THA tai Hai Phong Đề tài

nghiên cứu cấp thành phó

13 Trần Văn Huy (1992), “Sự liên quan giữa mập phì và THA”, Tạp chí Y

học Việt Nam, Hà Nội, Tr 5-20

14.Phạm Khuê (1995), Bách khoa thư bệnh học, tập ], tr 253-256

15.Phạm Khuê, Phạm Thắng (1995), Bệnh học nội khoa người cao tuổi, Nhà

xuất bản y học, Hà Nội, tr 225

16 Huỳnh Văn Minh, Hồ Văn Lộc (1986), “Tình hình bệnh THA tại khoa nội

học viện Y Huế”, Nội khoa Việt Nam (2), tr 9-12

17.Dương Đình Thiện, Phạm Ngọc Khái và CS (1999), Dịch té và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 83

18 Trần Đỗ Trinh (1996), ##ướng dẫn, chấn đoán và ĐT THA Nhà xuất bản y

học, Hà Nội, tr 7-25

19.Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước, Nguyễn Bạch Yến & CS (1999),

“Tóm tắt báo cáo tổng kết công trình điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt

Nam”, Tạp chí y học thực hành (18), tr 28-32

20 Viện Dinh Dưỡng (2000), Cả; ?hiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt

Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.6

Tiếng Anh

21.Stamler J (1997), The INTERSALT study: background, methods, findings, and implications, Am.J.Clin.Nutr, 65 (2), pp.626S-642 S

22 Thomas S (1998), Hypertension: the East European Experience, Am

J Hypertens, 11, pp.756-8

Ngày đăng: 22/01/2022, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN