1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và bài học rút ra cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài

18 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 284,08 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế , Việt Nam chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế đang trên đà phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng . Nó thể hiện rất cụ thể, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính ở các quốc gia châu Á năm 1997 khi một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài giảm hàng loạt bởi nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, các dòng vốn nước ngoài kéo vào và quan trọng hơn là sự tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt của các nhà đầu tư nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển nhanh hàng đầu của khu vực châu Á như là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia,.. Nó đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở những quốc gia này; nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 19971998; những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan… Không nằm ngoài sự khủng hoảng đó, nền kinh tế của Việt Nam ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng bởi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 1997 đã bị sụt giảm nhanh chóng so với trước đó, nó đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế còn non trẻ sau đổi mới của Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại , những bí quyết kỹ thuật cao, đặc biệt là những kinh nghiệm trong công tác quản lý và là cơ hội tốt cho VN tham gia hội nhập kinh tế thế giới .

Trang 1

BỘ MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI : “Nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

và bài học rút ra cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài”

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỉ XXI chúng ta đang bước vào quá trình mở cửa và hội nhập quốc

tế , cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước Với sự hội nhập quốc tế ngày càng đa dạng

đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng không ít thử thách trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới , chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, VH XH, ngoại giao , nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế , Việt Nam chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế đang trên đà phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng Nó thể hiện rất cụ thể, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính ở các quốc gia châu Á năm 1997 khi một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài giảm hàng loạt bởi nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, các dòng vốn nước ngoài kéo vào và quan trọng hơn là sự tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt của các nhà đầu tư nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển nhanh hàng đầu của khu vực châu Á như là Thái Lan, Hàn Quốc,

Malaysia, Nó đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở những quốc gia này; nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998; những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan…Không nằm ngoài sự khủng hoảng đó, nền kinh tế của Việt Nam ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng bởi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 1997 đã bị sụt giảm nhanh chóng so với trước đó, nó đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế còn non trẻ sau đổi mới của Việt Nam Vốn đầu tư nước ngoài không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng

mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại , những bí quyết kỹ thuật cao, đặc biệt

là những kinh nghiệm trong công tác quản lý và là cơ hội tốt cho VN tham gia hội nhập kinh tế thế giới

Chính vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính 1997 ở châu

Á, từ đó rút ra bài học về vấn đề đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vô cùng cần thiết nhất

là trong điều kiện nước ta cũng đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới Nghiên cứu về nguyên nhân , diễn biến cũng như những hậu quả mà cuộc khủng hoảng gây ra cho nền kinh tế các nước châu á cũng như các nước khác trên thế giới sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn hơn về " mặt trái " xu hướng toàn cầu hoá đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về vấn đề đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.Vì thế, nhóm 4

chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính châu

Á 1997 và bài học rút ra cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài ” làm đề tài

nghiên cứu cho bài thảo luận này

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….2

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN……… ………3

1.Đầu tư nước ngoài……….3

2.Khủng hoảng tài chính……… 3

3.Mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính và đầu tư nước ngoài………4

PHẦN 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997……… 4

1 Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997……….4

2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng……… 4

3 Tác động của cuộc khủng hoảng……… 5

3.1 Tác động đến nền kinh tế thế giới……… 5

3.2 Tác động đến Việt Nam……… 7

4 Giải pháp ứng phó của chính phủ các nước……… 8

PHẦN 3: BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ……… 11

KẾT LUẬN ……… ……… 14

Tài liệu tham khảo……… 15

PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Đầu tư nước ngoài

a, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di

chuyển của các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư

Đặc điểm

 Hầu hết do MNCs thực hiện

 Thời gian dài và có tính ổn định

 Thường kèm theo chuyển giao công nghệ

 Chủ đầu tư có quyền tự quyết

 Phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu

 Nhằm tìm kiếm lợi nhuận

Trang 4

b, Đầu tư gián tiếp nước ngoài (hoặc đầu tư chứng khoán nước ngoài) là một loại

hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác) của nước ngoài để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán

Đặc điểm

 Chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sử dụng vốn

 Đầu tư chứng khoán với kỳ vọng về một khoản lợi nhuận tương lai dưới dạng

cổ tức hoặc phần chênh lệch giá

 Số lượng chứng khoán mà các chủ thể đầu tư nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng loại chứng khoán và tùy theo từng nước, thường < 10%

 Tính bầy đàn; vào/ra nhanh

 Thu nhập của chủ đầu tư: cố định hoặc không cố định, tùy thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua

 Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý mà chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền

 Chủ đầu tư thường là các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí hoặc cá nhân, doanh nghiệp

2 Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính là các dòng tiền vào/ ra, nhận/ thanh toán, hình thành tài sản có/ tài sản nợ Khi xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay

Đặc điểm:

 Khủng hoảng tài chính xảy ra trong nền kinh tế tiền tệ, liên quan đến cấu trúc tài chính, ảnh hưởng đến mức giá tài sản chính (S&P 500, NYSE…), đầu tư tài chính

 Gây ra sự sụp đổ các định chế tài chính và sự nổ tung bong bóng giá tài sản,

và có tác động đến nền kinh tế thực

3 Mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính và đầu tư nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là cách an toàn và ổn định để tài trợ cho phát triển Sở dĩ như vậy, bởi vì đầu tư FDI liên quan đến quyền sở hữu và kiểm soát công ty, thiết bị và cơ sở hạ tầng Do đó, nó là nguồn vốn tạo ra khả năng tăng trưởng kinh tế,

Trang 5

trong khi các khoản vay ngắn hạn chủ yếu dùng để tài trợ cho tiêu dùng Hơn nữa trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư có thể dễ dàng thu hồi vốn bằng cách loại

bỏ các chứng khoán trong nước hoặc các ngân hàng từ chối gia hạn các khoản nợ, nhưng những người chủ sở hữu tài sản hiện vật không dễ dàng tìm được người mua tài sản đó

PHẦN 2:

CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997

1 Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

Năm 1997 là một năm đầy biến động trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới đặc biệt

là khu vực châu Á với khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan san các nước ASEAN khác rồi tới Hàn Quốc, Nhật Bản Dù đã được Chính phủ mỗi nước, các tổ chức quốc tế như IMF, cùng các quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới phối hợp ngăn chặn Song thực tế đã cho thấy, cuộc khủng hoảng đã tác động đến phạm vi mang tính toàn cầu để lại nhiều hệ lụy và bài học đắt giá cho những nền kinh tế mới nổi Tại thời điểm đó, nhiều nước châu Á là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trên thế giới: tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, lãi suất đầu tư hấp dẫn, thị trường chứng khoán ,nhu cầu tiêu dùng cao cấp phát triển vượt bậc Tuy nhiên,nền tảng kinh tế vĩ mô yếu, các vòng vốn nước ngoài kéo vào, tấn công đầu cơ và rút vốn hàng loạt khiến Thái Lan không kịp phản ứng Dẫn đến đồng tiền mất giá, các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ sụp đổ, tài sản sụt giảm Bắt đầu từ Thái Lan rồi lan sang các quốc giá Châu Á khác để lại các hậu quả nghiêm trọng Còn tùy vào năng lực xử lý khủng hoảng ở mỗi quốc gia khác nhau mà hậu quả để lại khác nhau

2 Nguyên nhân

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Sản xuất và cơ sở hạ tầng tập trung vào xuất khẩu, quan tâm đặc biệt để đáp ứng nhu cầu trên thị trường Mỹ Nhu cầu của thị trường nội địa gần như bị lãng quên Về lâu dài, nền kinh tế mất đi tính chủ động Thêm nữa, Chính phủ gắn đồng tiền quốc gia với đồng

Đô la Mỹ và chính sách tự do hóa tài khoản vốn Khi cục dữ trữ Liên bang Mỹ tăng giá đồng Đô la, giá của đồng bạc tăng theo Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Thái lan suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và

nợ không tự bảo hiểm rủi ro

Các vòng vốn nước ngoài kéo vào

Vào thời điểm đó, tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, lãi suất đầu tư hấp dẫn, thị trường chứng khoán ,nhu cầu tiêu dùng cao cấp phát triển vượt bậc Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các

Trang 6

nước châu Á Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro

Tấn công đầu cơ và rút vốn hàng loạt

Một số quỹ đầu cơ tài chính sững sở đã ký hàng loạt hợp đồng mua bán ngoại tệ có thời hạn ở Thái Lan Lúc đó, ngân hàng nhà nước cảm thấy những hợp đồng này không

có gì đáng ngại còn xem đây là một trong những phương pháp hữu hiệu đảm bảo vốn lưu thông cho nền kinh tế Đến tháng 5 năm 1997, những dấu hiệu tiền khủng hoảng xuất hiện, ngân hàng Thái Lan mới dừng hoạt động này nhưng đã quá muộn Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ Một số thể chế tài chính bị phá sản Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô

đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra

Năng lực xử lý khủng hoảng kém:

Khi nhận ra bị tấn công tiền tệ, chính phủ Thái Lan đã cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối ngoài nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài Nhiều nhà kinh tế cho rằng đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình

3 Tác động của cuộc khủng hoảng đến thế giới và Việt Nam

3.1 Tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế thế giới

a) Tác động tiêu cực

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở một số nước Đông Nam Á năm 1997 đã gây ra những chấn động lớn về kinh tế, xã hội ở mỗi nước, đồng thời ảnh hưởng đến các nước khác ở khu vực Tác động của cuộc khủng hoảng này là để lại những hậu quả nặng nề, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển:

 Đối với các nước trong khu vực, trung tâm của “vòng xoáy” khủng hoảng: Có thể nói sự mất giá nhanh với quy mô chưa từng có của đồng tiền 5 quốc gia (Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc ) là tác động bên ngoài dễ thấy nhất của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính ở các nước này:

Năm Thái Lan

(Baht/USD)

Philippines (Peso/USD)

Malaysia (Ringgit/USD)

Indonesia (Rupiah/USD)

Hàn Quốc (Won/USD)

1997 47 40 4 5,400 1696

Bảng Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996-1997 Nguồn: [1]

 Sự thua lỗ và phá sản với tốc độ và quy mô bất thường của hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia cùng với các doanh nghiệp:

Trang 7

Bảng Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng tài chính Nguồn: [1]

 Số người thất nghiệp tăng mạnh và tăng trưởng quốc gia giảm sút:

Bảng Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng kinh tế tài chính Nguồn: [1]

Bảng Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp Nguồn : [1]

Trang 8

 Không những thế, khủng hoảng tài chính còn ảnh hưởng đến cá tỷ lệ lạm phát, giảm dòng vốn đầu tư, tăng các món nợ nước ngoài, ảnh hưởng đến lãi suất cho vay ở các nước này

 Cuộc khủng hoảng đã đẩy 40% nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Nga, Brazil, đã bị cuốn vào vòng xoáy của nó IMF gần như mất khả năng đóng vai trò “người chữa cháy" của nền kinh tế toàn cầu

b, Tác động tích cực

 Việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp chính phủ giảm thiểu lượng ngoại tệ can thiệp, giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia

về lâu dài, khuyến khích, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước

 Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philippine sẽ nhận được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối lượng lớn phục vụ các mục tiêu cải cách và phát triển kinh tế Cuộc khủng hoảng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, thúc đẩy sản xuất sản phẩm mới có suất cạnh tranh xuất khẩu cao hơn Các khoản chi phí kém hiệu quả sẽ bị cắt giảm, các dự án cá nhân được khuyến khích

2 Tác động của cuộc khủng hoảng tới Việt Nam

a) Tác động về thương mại

 Theo ước tính thì khoảng 70% kim ngạch mậu dịch của Việt Nam là với các nước Đông Á và phần lớn được thanh toán bằng USD Cho nên trong khi các đồng tiền khác trong khu vực đã bị phá giá từ 80% đến 250% so với đồng USD, đồng tiền Việt Nam mới chỉ mất giá khoảng trên 10% so với đồng USD, điều này làm cho hàng nhập khẩu từ các nước Đông Á vào Việt Nam với mức rẻ gần như tương ứng với mức phá giá của đồng tiền các nước Do đó hàng nhập từ Đông Á sẽ lấn át hàng nội của chúng ta do giá rẻ, lượng hàng nhập khẩu tăng cao bằng cả hai con đường chính thống và buôn lậu Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các cơ hội đầu tư, giảm chi phí đầu vào và tiếp cận công nghệ sản xuất Đồng thời, do các đồng tiền Đông Á bị phá giá ở mức cao, đã tạo sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này phải giảm giá Do vậy nguồn thu vì xuất khẩu sẽ giảm vì giá xuất khẩu hạ thì doanh nghiệp nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu có thể phải ngừng sản xuất vì doanh thu không đủ trang trải cho các yếu tố đầu vào Ngoài ra, những doanh nghiệp lớn có thể tìm được thị trường khác khi bị

ép giá, nhưng lượng xuất khẩu giảm đi, đồng thời doanh thu cũng giảm xuống do giá xuất khẩu hạ Riêng sáu tháng cuối năm 1997, lợi tức của Việt Nam chỉ tính từ xuất khẩu của mặt hàng nông sản đã bị mất khoảng 500 triệu USD Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra và lan rộng, xuất khẩu của Việt Nam thời gian này giảm từ 2.252 triệu USD (1996) xuống còn 1.787 triệu USD ( 1997)

b) Tác động về tỷ giá

 Do các đồng tiền Đông Á bị phá giá với tỉ lệ lớn, nên đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư, đã tạo ra tình trạng đầu cơ, nắm giữ ngoại tệ Ở nước ta

Trang 9

thể hiện rõ nhất qua việc rút tiền tiết kiệm hàng loạt của dân cư và tổ chức kinh tế quy đổi sang ngoại tệ hay các loại tài sản khác Đồng thời, khủng hoàng đã làm cho lượng tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng chậm, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhanh kể cả tiền gửi tiết kiệm của dân chúng

 Thời kỳ 1997 – 1998 cũng ghi nhận ba lần điều chỉnh tỷ giá vào tháng 7-1997 (bình quân 11.690 VND/USD), tháng 2-1998 (bình quân 12.664 VND/USD) và tháng 8-1998 (bình quân 13.715 VND/USD) Ngoại tệ có nguy cơ tăng giá bất ngờ

đã làm tăng nhu cầu vay vốn bằng đồng Việt Nam để tránh rủi ro về tỷ giả và do vậy làm tăng lãi suất đồng Việt Nam Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm cho nhiều doanh nghiệp không mua được USD hoặc phải mua với giá cao để thanh toán đơn hàng đã phải chịu lỗ nặng

 Ngoại trừ đồng SGD bị phá giá 8,3%, bốn đồng tiền khác của khu vực ĐNA bị phá giá từ 32% đến 56% so với USD, trong khi đó đồng Việt Nam chỉ bị mất giá ít

so với USD (ngày 17/10 ta mới bắt đầu phá giá 4,5% giá trị đồng Việt Nam

Bảng tình hình phát giá của các đồng tiền Đông Nam Á

c) Tác động về đầu tư

 Do ảnh hưởng của khủng hoảng nên lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng Năm 1997, FDI chỉ bằng 70% so với năm

1996 Đó là do 70% FDI vào Việt Nam hiện nay là từ các nền kinh tế Đông Á, là những nước đang bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng Cho nên cũng giống như đối với Trung Quốc, họ không muốn đầu tư vào nước ta vì nhu cầu khắc phục kinh tế của bản thân nước họ, tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997 xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và

1999 Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh Năm 1997

có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam Con số này chỉ còn 5 tỉ USD trong năm

1998

Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, nền kinh tế các nước trong xu thế

mở cửa, hướng ngoại thì khủng hoảng kinh tế tại một nước, hay một khu vực sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như từng nền kinh tế riêng biệt, do đó việc Việt Nam phải chịu những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997 là không thể tránh khỏi.

Trang 10

4 Giải pháp ứng phó của chính phủ các nước

4.1 Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ

Sau khủng hoảng năm 1997, các nước Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan đều chủ trương áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát

Hàn Quốc là nước Đông Á đầu tiên áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát cả trên danh nghĩa lẫn thực tế Chính sách này được áp dụng từ đầu năm 1998, ban đầu, mức lạm phát cơ bản mục tiêu được Ngân hàng Hàn Quốc (BOS) quyết định từng năm một Song

từ năm 2000 thì quyết định theo từng thời kỳ trung hạn 2 năm

Tháng 5/2000, Thái Lan bắt đầu từ bỏ chính sách mục tiêu trên cơ sở mà IMF khuyến nghị và chuyển sang áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát Lý do của sự chuyển đổi này theo như tuyên bố của Ngân hàng Thái Lan (viết tắt là BOT) là mối quan hệ yêu giữa lượng tiền cơ sở và tăng trưởng GDP ủy ban Chính sách tiền tệ của BOT quyết định giữ cố định lãi suất ngắn hạn ở mức mà họ tin rằng làm thế sẽ giữ được tỷ lệ lạm phát cơ bản ở mức đã cam kết là 0%-3,5%

Malaysia không áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát Ngân hàng trung ương của nước này (HNM) tuyên bố rằng, mục tiêu của chính sách tiền tệ là sự cân bằng giữa Tăng trưởng và lạm phát trong trung hạn Tuy vậy, BNM vẫn lấy ổn định lạm phát làm một mục tiêu then chốt và dùng lãi suất chính sách qua đêm để kiểm soát lạm phát Hàng năm, BNM đưa ra chỉ tiêu lạm phát và điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn qua đêm liên ngân hàng để tác động tới lạm phát

Cơ chế tỷ giá hối đoái

Sau khủng hoảng, các nước áp dụng các chính sách tiền tệ riêng, và dù trên danh nghĩa khác nhau, nhưng trong thực tế có xu hướng hội tụ đi theo đường lối chung đó là hướng trở lại chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tất nhiên là không cố định hoàn toàn như trước khủng hoảng và trên danh nghĩa vẫn khẳng định áp dụng cơ chế thả nổi

Thái Lan áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, nhưng từ tháng 6/2001 thì BOT tích cực can thiệp tỷ giá Ngay cả trước năm 2001, thị tỷ giá giữa đồng baht và dollar được xem là tương đối ổn định trong khi dự trữ ngoại hối nhà nước tương đối biến động khiến cho các nhà nghiên cứu chính sách tỷ giá ở nước này đều tin rằng Thái Lan đi theo cơ chế

tỷ giá thả nổi có quản lý chặt chẽ

Malaysia chấp nhận trở lại cơ chế tỷ giá cố định song phương từ tháng 9/1998 và áp dụng cơ chế này cho đến tận tháng 7/2005 thì chuyển sang cơ chế tỷ giá neo vào số tiền tệ

Quản lý dòng vốn

Từ cuối năm 1997 đến năm 2001, Hàn Quốc đã tiến hành một số biện pháp nhằm tự do hóa hơn nữa di chuyển vốn

Indonesia, năm 1997 ngay sau khủng hoảng, nhà đầu tư nước ngoài đã được phép sở hữu cổ phần của doanh nghiệp Indonesia một cách không hạn chế (ngoại trừ trường hợp các ngân hàng), việc mua lại các doanh nghiệp được miễn xin phép

4.2 Cải cách khu vực tài chính

Ngày đăng: 22/01/2022, 17:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w