1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế và danh mục tài liệu tham khảo

355 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế
Định dạng
Số trang 355
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người đều có những hiểu biết và cách giải thích các hiện tượng kinh tế xã hội nhất định. Việc giải thích các hiện tượng kinh tế xã hội ngày càng trở nên hết sức cần thiết đối với đời sống kinh tế của xã hội loài người. Lúc đầu, việc giải thích các hiện tượng kinh tế xã hội xuất hiện dưới hình thức những tư tưởng kinh tế lẻ tẻ, rời rạc; về sau mới trở thành những trường phái với những quan điểm kinh tế có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau. Cho đến ngày nay, đã xuất hiện nhiều trường phái kinh tế học, nhiều đại biểu đưa ra những quan điểm khác nhau để lý giải hiện thực kinh tế xã hội. Để cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, các học thuyết kinh tế của các trường phái, các đại biểu tiêu biểu trên thế giới gắn với điều kiện lịch sử xuất hiện của chúng, môn lịch sử các học thuyết kinh tế đã ra đời đáp ứng yêu cầu đó. I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Lịch sử các học thuyết kinh tế là gì? Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp khác nhau trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định. Nó chỉ ra những cống hiến, những giá trị khoa học, cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các đại biểu các trường phái kinh tế học. Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ nghiên cứu những quan điểm kinh tế đã được hình thành thành một hệ thống nhất định. Hệ thống các quan điểm kinh tế là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất của các hiện tượng kinh tế nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Những tư tưởng kinh tế đó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào ý thức. Những quan điểm kinh tế chưa thành hệ thống, nhưng có ý nghĩa lịch sử, thuộc môn lịch sử tư tưởng kinh tế. Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, các quan điểm kinh tế của thế giới cổ đại, các trào lưu đối lập khác, cũng như các trường phái dân tộc được trình bày kế tiếp nhau theo tiến trình lịch sử. Còn đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ là một bộ phận cấu thành của đối tượng môn lịch sử tư tưởng kinh tế. Mặt khác, ngoài việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tư tưởng thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị học, lịch sử các học thuyết kinh tế còn nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tư tưởng không liên quan đến các vấn đề kinh tế chính trị. Do đó, không đồng nhất lịch sử ra đời, phát triển của môn kinh tế chính trị với môn lịch sử các học thuyết kinh tế. Lịch sử kinh tế chính trị là cơ sở của lịch sử các học thuyết kinh tế. Hơn nữa, nó là đỉnh cao của sự phát triển đối tượng nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế. 2. Vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế Có thể nói rằng, lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học cung cấp cho chúng ta một cách có hệ thống những tư tưởng kinh tế, mà cốt lõi, xuyên suốt là tư tưởng về giá trị hàng hoá. Vì thế, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn khoa học này phải đối diện với một khối lượng kiến thức rất rộng lớn, từ thời cổ đại đến hiện đại. Đó là vấn đề rất khó khăn. Sự thành công của những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế phụ thuộc vào việc nắm được vấn đề cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống các tư tưởng kinh tế của nhân loại. Vấn đề cơ bản, xuyên suốt trong môn khoa học này trở thành đối tượng mà môn học phải nghiên cứu lại có hai mặt. Thứ nhất, giá trị hàng hoá là gì? nó được hình thành, phân phối, trao đổi và sử dụng như thế nào? Và thứ hai là Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc sản xuất, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị trong tiến trình phát triển của lịch sử. Lịch sử các học thuyết kinh tế, về thực chất là môn khoa học nghiên cứu để giải quyết vấn đề trung tâm đó có tính hai mặt đó. Nó xuyên suốt trong các tư tưởng học thuyết kinh tế, hay như cách nói hình ảnh mà chúng ta thường dùng, là sợi chỉ đỏ của các tư tưởng kinh tế trong lịch sử. Do đó, trong nghiên cứu, biên soạn chương trình, giáo trình bài giảng và giảng dạy cần phải thể hiện được ý nghĩa của vấn đề này. Trước hết, giá trị hàng hoá là gì? Nó được hình thành, phân phối, trao đổi và sử dụng như thế nào qua các giai đoạn phát triển của lịch sử. Đó là vấn đề thu hút sự tranh luận không ngừng giữa các nhà kinh tế học qua các thời kỳ phát triển khác nhau của lịch sử. Các nhà kinh tế học Trọng thương coi giá trị do lưu thông, trao đổi mà có. Các nhà kinh tế học cổ điển và C.Mác coi giá trị do lao động sản xuất tạo thành. Hơn nữa, C.Mác nhấn mạnh, chất của giá trị, thực thể của giá trị là lao động trừu tượng. J.B. Say và các nhà kinh tế học phái thành viên nước Áo tuy có sự khác nhau về công cụ đo lường, nhưng đều cho rằng giá trị do ích lợi của vật quyết định. Các nhà kinh tế học hiện nay đều có thiên hướng coi giá trị hàng hoá do ích lợi giới hạn của các nhân tố của sản xuất như lao động, đất đai, tư bản và quản lý (chứ không riêng lao động của người công nhân) tạo nên. Trên cơ sở hình thành giá trị, các tư tưởng kinh tế tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị hàng hoá. Những vấn đề về tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, cung cầu và giá cả, tiết kiệm, đầu tư, tích luỹ, tiêu dùng,... chẳng qua là các khái niệm, phạm trù, quy luật phản ánh các hình thái biểu hiện khác nhau xu hướng vận động của giá trị hàng hoá, được phân phối, trao đổi, sử dụng theo những quan điểm khác nhau. Những vấn đề cạnh tranh, độc quyền... được phân tích với tư cách là những hình thái môi trường của sự hình thành, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị. Lý thuyết phát triển kinh tế làm sáng rõ thêm cho những nguyên lý làm gia tăng giá trị, đặc biệt là với các nước đang phát triển hiện nay. Lý thuyết về thương mại và nền tài chính quốc tế chỉ ra việc trao đổi và thanh toán giá trị trong điều kiện một nền kinh tế mở. Vấn đề thứ hai, chúng ta có thể nói rằng, lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế cũng là lịch sử giải quyết vấn đề Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc hình thành, phân phối trao đổi và sử dụng giá trị. Trong thực tế, các trường phái kinh tế học đều cho rằng, trong việc sản xuất, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị, Nhà nước đều có một vai trò kinh tế nhất định. Tuy nhiên, mỗi trường phái nhận thấy vai trò đó là khác nhau. Trường phái Trọng thương là trường phái đầu tiên của kinh tế học tư sản cho rằng, vai trò của Nhà nước là đề ra các chính sách, tạo điều kiện cho việc hoạt động thương mại và tích lũy tiền tệ. Các nhà kinh tế học phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển, mặc dù coi trọng vai trò của tự do kinh tế, của bàn tay vô hình trong việc hình thành, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị, xác định cho nhà nước vai trò tạo khuôn khổ luật pháp và bảo vệ an ninh chính trị, đảm bảo sự ổn định cho quá trình tạo ra giá trị, song cũng cho rằng Nhà nước phải là người tạo ra kết cấu hạ tầng, hỗ trợ cho sản xuất, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị. Tư tưởng này cũng được những người cổ điển mới ủng hộ.

Ngày đăng: 22/01/2022, 16:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aphanaxip V.X Các giai đoạn phát triển của kinh tế chính trị tư sản – NXB Kinh tế Matxcova 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giai đoạn phát triển của kinh tế chính trị tư sản –
Nhà XB: NXBKinh tế Matxcova 1985
2. Aphanaxep V.X. Phê phán các học thuyết chống chủ nghĩa Mác trong kinh tế chính trị. NXB sách giáo khoa Mác – Lê Nin 1983 T1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán các học thuyết chống chủ nghĩa Mác trong kinh tếchính trị
Nhà XB: NXB sách giáo khoa Mác – Lê Nin 1983 T1
3. Anhi Kin A.V Tuổi trẻ của một khoa học cuộc sống và tư tưởng của những nhà tư tưởng kinh tế trước Mark – NXB Chính trị Matxcova, 1985 (Tiếng Nga) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ của một khoa học cuộc sống và tư tưởng của nhữngnhà tư tưởng kinh tế trước Mark –
Nhà XB: NXB Chính trị Matxcova
4. Begg.D Kinh tế học. NXB thống kê và trường Đại học kinh tế quốc dân 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Nhà XB: NXB thống kê và trường Đại học kinh tế quốc dân1995
6. Các học thuyết kinh tế - Lịch sử phát triển, tác giả và tác phẩm. Chủ biên PTS. Mai Ngọc Cường – NXB Thống kê, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết kinh tế - Lịch sử phát triển, tác giả và tác phẩm. Chủ biênPTS. Mai Ngọc Cường –
Nhà XB: NXB Thống kê
7. Các lý thuyết kinh tế học phương Tây hiện đại. Chủ biên Lê Văn Sang – Mai Ngọc Cường. NXB Khoa học xã hội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết kinh tế học phương Tây hiện đại. Chủ biên Lê Văn Sang – MaiNgọc Cường
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
8. David Ricardo: Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa.NXB CTQG, Hà nội 2002.9. Lenin.V.I. Toàn tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khóa."NXB CTQG, Hà nội 2002. 9
Nhà XB: NXB CTQG
10.Lịch sử các học thuyết kinh tế. Tiếng Nga. NXB tư tưởng Matxcova 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Nhà XB: NXB tư tưởng Matxcova 1983
11. Lịch sử các học thuyết kinh tế - Ts. Ngô Văn Lương chủ biên. NXB CTQG, Hà nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế -
Nhà XB: NXB CTQG
12.Lịch sử các học thuyết kinh tế - Ts. Ngô Văn Lương chủ biên. NXB CTQG, Hà nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế -
Nhà XB: NXB CTQG
13.Lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế -
Nhà XB: NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
14.Lý thuyết hiện đại về kinh tế thị trường. Chủ biên PTS. Mai Ngọc Cường.Viện thông tin khoa học xã hội, phòng thông tin kinh tế học. Hà nội 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hiện đại về kinh tế thị trường. Chủ biên PTS. Mai Ngọc Cường
16.Những vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế. Chủ biên PTS. Mai Ngọc Cường - NXB Thống kê 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của lịch sử các học thuyết kinh tế. Chủ biên PTS. MaiNgọc Cường -
Nhà XB: NXB Thống kê 1993
17.Polianxki.F.I. Lịch sử các tư tưởng kinh tế. NXB Khoa học xã hội Hà nội 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các tư tưởng kinh tế
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà nội1973
18.Smith.A. Nghiên cứu về nguyên nhân và bản chất sự giàu có của các dân tộc. Tiếng Nga NXB Matxcova 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về nguyên nhân và bản chất sự giàu có của các dântộc
Nhà XB: NXB Matxcova 1962
19.Xamxonop L.N. Lịch sử các tư tưởng kinh tế NXB Sự thật hà nội 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các tư tưởng kinh tế
Nhà XB: NXB Sự thật hà nội 1963
20.Voncop IU.V: Nền tảng lý luận của kinh tế chính trị tư sản – NXB Chính trị Leningrat 1988 (Tiếng Nga) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền tảng lý luận của kinh tế chính trị tư sản –
Nhà XB: NXB Chính trịLeningrat 1988 (Tiếng Nga)
22.Robert L HeilBroner: Các nhà kinh tế vĩ đại – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà kinh tế vĩ đại –
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
23. Robert B.EkeLund, Jr và Robert F.Hébert – Lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB Thống kê 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế -
Nhà XB: NXB Thống kê 2003
32.Hayek, Friedrich. Đường về nô lệ, Phạm Nguyên Trường dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường về nô lệ
Nhà XB: NXBTri thức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w