1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học lịch sử các học thuyết kinh tế học THUYẾT KINH tế của TRƯỜNG PHÁI cổ điển mới

20 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI
Chuyên ngành Lịch sử các học thuyết kinh tế học
Thể loại Tiểu luận cao học
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 41,43 KB

Nội dung

1. Hoàn cảnh ra đời Cuối 19 đầu 20 những mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế của các nước tư bản ngày càng sâu sắc, các hiện tượng thất nghiệp khủng hoảng kinh tế đã làm tăng thêm đấu tranh giai cấp. Do đó cần phải có một sự phân tích mới Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang thời kỳ độc quyền làm nảy sinh nhiều các hiện tượng kinh tế xã hội mới, vì vậy đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới. Chủ nghĩa Mác ra đời đã tác động sâu sắc đến các tư tưởng kinh tế tư sản và trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của nhà tư sản.2. Đặc điểm:

Trang 1

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI

I Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu

1 Hoàn cảnh ra đời

- Cuối 19 đầu 20 những mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế của các nước tư bản ngày càng sâu sắc, các hiện tượng thất nghiệp khủng hoảng kinh tế

đã làm tăng thêm đấu tranh giai cấp Do đó cần phải có một sự phân tích mới

- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang thời kỳ độc quyền làm nảy sinh nhiều các hiện tượng kinh tế xã hội mới, vì vậy đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới

- Chủ nghĩa Mác ra đời đã tác động sâu sắc đến các tư tưởng kinh tế tư sản

và trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của nhà tư sản

2 Đặc điểm:

- Ủng hộ tự do cạnh tranh chống lại sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào kinh tế Theo họ cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng cung- cầu và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển

- Trường phái này dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, họ ủng hộ thuyết giá trị chủ quan Theo thuyết này: cùng một loại hàng hóa với người cần nó, hay nó có ích lợi nhiều thì giá trị của nó lớn hơn giá bán

- Muốn biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần túy (chủ trương chia kinh tế chính trị thành kinh tế ứng dụng, kinh tế xã hội…)

- Họ tích cực ứng dụng toán học vào việc phân tích kinh tế Họ sử dụng các công cụ toán học như công thức, đồ thị, mô hình… để đưa ra các khái niệm mới

Ví dụ: ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn…

Còn gọi trường phái này là trường phái giới hạn

- Số đơn vị vật phẩm càng ít thì ích lợi càng lớn

b Lý thuyết giá trị giới hạn

Trang 2

- Ích lợi giới hạn là ích lợi của sản phẩm cuối cùng quyết định giá trị của sản phẩm, vì vậy giá trị giới hạn chính là giá trị của vật phẩm hay sản phẩm giới hạn Giá trị này quyết định tất cả giá trị của tất cả các sản phẩm khác

- Khi sản phẩm tăng lên thì giá trị giới hạn sẽ giảm dần và như vậy muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm

c Định đoạt nhu cầu của Hesman Gossen

Theo ông nhu cầu của con người chịu sự chi phối của các định luật sau:

- Định luật 1: bất cứ một nhu cầu nào Việc tiêu dùng liên tục sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu có tác dụng làm cho cường độ của nhu cầu giảm dần

và cuối cùng là đi đến mất hẳn

Ox: số lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu

Oy: mức độ thỏa mãn nhu cầu

Nếu X tăng thì Y giảm

- Định luật 2: cá nhân con người ý thức được nhu cầu của mình và biết rõ phương tiện mà minh có thể thỏa mãn các nhu cầu đó

Định luật này cho thấy khi tiêu dùng sản phẩm nếu biết tính toán thì con người sẽ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu

d Lý thuyết sản phẩm kinh tế

Theo trường phái này một vật coi là sản phẩm kinh tế phải đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

- Vật đó phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người

- Vật phẩm trong tự nhiên có rất nhiều nhưng con người phải biết rõ công dụng của nó thì vật đó mới trở thành sản phẩm kinh tế

- Nếu là sản phẩm kinh tế thì vật đó phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng chứ không ở dạng tiềm năng

Trang 3

- Nếu là sản phẩm kinh tế thì vật đó phải ở trong tình trạng khan hiếm Số lượng của nó là có hạn

2 Các lý thuyết kinh tế về trường phái giới hạn ở Mỹ

- John Bates Clark (1847 – 1938)

a Lý thuyết về năng suất giới hạn

- Theo ông, ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất của nó nhưng năng suất lao động của người công nhân có xu hướng giảm sút Vì vậy người công nhân thuê sau cùng là người công nhân giới hạn, sản phẩm của họ là sản phẩm giới hạn, năng suất của họ là năng suất giới hạn, năng suất này nó quyết định năng suất của tất cả các người công nhân khác

b Lý thuyết về phân phối:

- Theo ông, công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản do đó họ điều nhận được sản phẩm giới hạn tương ứng Vì vậy tiền công của công nhân bằng sản phẩm giới hạn của lao động, phần còn lại là thặng dư của người tiêu dùng lao động hay chính là lợi nhuận kinh doanh Từ đó, ông cho rằng người công nhân giới hạn đã nhận được sản phẩm đầy đủ do anh ta tạo ra Vì vậy anh ta không bị bóc lột

c Lý thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến

- Chi phí bất biến: đây là chi phí không thay đổi so với qui mô sản phẩm sản xuất ra

- Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi theo qui mô sản xuất sản phẩm

Hai loại chi phí hợp thành= chi phí xí nghiệp= chi phí toàn bộ

3 Các lý thuyết của trường phái giới hạn thành Lausanne (Thụy Sĩ)

- Leon Walras

a Lý thuyết giá trị

- Theo ông, giá trị là tất cả của những vật hữu hình hay vô hình nhưng trong tình trạng khan hiếm, có ích với con người và số lượng là có hạn Đồng thời, mức

Trang 4

độ có ích lợi của vật đối với cá nhân tùy thuộc vào tương quan giữa vật với khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người

b Lý thuyết về giá cả:

- Ông cho rằng trao đổi là hiện tượng xã hội, khách quan

- Sự trao đổi được tiến hành trên thị trường do đó muốn phân tích giá trị trao đổi cần phải phân tích thị trường

- Khi nghiên cứu trao đổi giữa hai sản phẩm rút ra định luật:

Giá cả hay tương quan trao đổi ngang bằng với tương quan nghịch đảo của

số hàng hóa trao đổi

Ví dụ: 5kg gạo= 1kg thịt Gọi:

+ Qg: số lượng gạo

+ Qt: số lượng thịt

+ Pg: giá của gạo

+ Pt: giá của thịt

Ta có: Qt/Qg= 1/5 tương quan trao đổi giữa thịt và gạo

Pt/Pg= 5/1 giá giữa thịt và cá

Pt/Pg= Qg/Qt

c Lý thuyết cân bằng tổng quát

* Có 3 loại thị trường:

- Thị trường sản phẩm: nơi mua và bán hàng hóa Tương quan trao đổi của các hàng hóa là giá cả

- Thị trường tư bản: nơi hỏi và vay tư bản Lãi suất tư bản cho vay là giá của

tư bản

- Thị trường dịch vụ: đây là nơi thuê mướn công nhân Tiền công là giá cả dịch vụ

Trang 5

* Theo ông cả 3 thị trường trên độc lập với nhau nhưng chúng có quan hệ với nhau, do quan hệ cung cầu chi phối nên cả 3 thị trường đó đều có sự cân bằng

Do đó, nền kinh tế ở trong tình trạng cân bằng tổng quát

- Điều kiện để có cân bằng tổng quát: sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất

4 Các lý thuyết kinh tế của trường phái giới hạn Cambridge (Anh)

- Marshal

a Đối tượng và phương pháp của kinh tế chính trị

- Kinh tế chính trị học nó xem xét đời sống xã hội và cá nhân đặc biệt nó có quan hệ với việc giành và sử dụng các vật chất cần thiết

- Sử dụng thuật ngữ kinh tế học sẽ thích hợp hơn kinh tế chính trị học

b Lý thuyết về của cải và nhu cầu:

- Theo ông của cải bao gồm những vật thỏa mãn nhu cầu theo những cách trực tiếp và gián tiếp Nó có thể là của cải vật chất và phi vật chất

- Ông cho rằng có của cải cá nhân, của cải tập thể và của cải của một xã hội

- Theo ông, nhu cầu về một của cải là có giới hạn ông đưa ra qui luật chung của cầu là: số lượng cầu càng lớn thì giá cả càng nhỏ

c Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố sản xuất

- Theo ông, sản xuất là việc chế tạo ra các ích lợi, ông ví nó như là sự thay đổi hình thức hay là sự thay đổi sử dụng vật chất

- Theo ông, các yếu tố sản xuất gồm có đất đai lao động và tư bản Trong 3 nhân tố thì ông ví đất đai là nhân tố thứ nhất, nó vận động theo qui luật hiệu suất giảm dần; lao động là yếu tố thứ hai- sự nhọc nhằn của con người để chế biến ra sản phẩm, tuân theo nguyên tắc ích lợi giới hạn; Tư bản là yếu tố thứ ba, là bộ phận của cải mà cá nhân tiết kiệm từ số thu nhập của họ

d Lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng

Trang 6

- Theo ông, thị trường là tổng thể những người có quan hệ kinh doanh hay

nơi gặp gỡ giữa cung và cầu (Thị trường theo nghĩa hẹp: là vị trí địa lý mang yếu

tố không gian và thời gian ở đó người mua và người bán gặp gỡ nhau trao đổi hàng hóa dịch vụ thông qua tiền tệ; Thị trường theo nghĩa rộng: thị trường là tổng hợp các điều kiện để thực hiện giá trị của hàng hóa)

- Giá cung của hàng hóa (giá đối với người bán): giá của họ theo chi phí sản xuất qui định

- Giá đối với người mua: được quyết định bởi ích lợi giới hạn

- Giá cả cân bằng: là kết quả của sự va chạm giữa giá của người mua và giá của người người bán, hay chính sự va chạm đó đã xác định giá cả của hàng hóa trên thị trường

e Lý thuyết giá trị phân phối và trao đổi

- Theo ông, tiền công của người lao động là những phí tổn cần thiết để nuôi dưỡng duy trì năng lực

- Lợi tức là giá phải trả cho người sử dụng tư bản

- Lợi nhuận: tiền thù thao thuần túy cho năng khiếu quản lý kinh doanh, sử dụng tư bản và năng lực tổ chức hoạt động

- Đối với ruộng đất thì đây là yếu tố sản xuất đặc thù và có cung không đổi

Do đó, giá cả ruộng đất chịu ảnh hưởng của cầu và năng suất giới hạn của nó

* Đánh giá chung:

- Trường phái này có 2 thời kỳ: ở thời kỳ cuối thế kỷ 19 thì trường phái này ủng hộ tự do cạnh tranh và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, phương pháp của họ là phương pháp phân tích vi mô; ở đầu thế kỉ 20: các học thuyết của họ đã có nhiều sắc thái của tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế, phương pháp phân tích của họ là phương pháp phân tích vĩ mô

- Tuy nhiên:

Trang 7

+ Các học thuyết này đều bác bỏ học thuyết của Mác về giá trị, giá trị thặng

dư, về tư bản

+ Các học thuyết của trường phái này được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm chủ quan, nó không tính đến vai trò quyết định của sản xuất và các yếu tố lịch sử xã hội

HỌC THUYẾT JOHN MAYNARD KEYNES

Sơ lược:

- Adam Smith: thuyết bàn tay vô hình và vai trò tối thiểu của nhà nước

- David Ricacdo: thời điểm chưa khủng hoảng và quan niệm về sự cung và cầu của thị trường

- Thuyết trạng thái cân bằng tổng quát LeonWalras: hàng hóa- tư bản- lao động

=> không giải quyết được cuộc đại khủng hoảng

- Trường phái tân cổ điển có đặc điểm: muốn biến kinh tế chính trị thành kinh tế học và áp dụng rộng rãi toán học trong phân tích kinh tế (Trường phái cổ điển người đầu tiên vận dụng toán học vào kinh tế là Wiliam Petty)

- Học thuyết của trường phái tân cổ điển: Giá trị- giới hạn

I Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm:

Freid man- theo trường phái của Keynes, đạt giải Nobel kinh tế năm 2008

1 Hoàn cảnh ra đời:

- Từ đầu thế kỉ 20, mâu thuẫn của CNTB cực kì sâu sắc, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng 1928-1933 đã làm mất lòng tin về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và lý thuyết cân bằng của Leon Walras

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao đòi hỏi phải

có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế

Trang 8

- Đây cũng là thời kỳ ra đời CNTB độc quyền nhà nước Trên thực tế Nhà nước đã can thiệp vào kinh tế nhưng chưa có một lý luận nào làm cơ sở

- Thành tựu vĩ đại của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Liên Xô và các nước XHCN tác động

2 Đặc điểm:

- Quan điêm tư tưởng cơ bản: đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế Coi nó là lực lượng điều tiết chủ yếu kinh tế thị trường hiện đại

- Về phương pháp:

+ Lấy phân tích vĩ mô là chính

+ Mặc dù còn yếu tố tâm lý chủ quan, nhưng là chủ quan số lớn, tâm lý xã hội

+ Tập trung phân tích các nhân tố liên quan đến tổng cầu của nền kinh tế Vì thế trường phái này còn gọi là trường phái trọng cầu

Logic lý thuyết trọng cầu của Keynes: qui mô sản xuất việc làm thu nhập cầu qui mô sản xuất

II Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của Keynes

1 Mô hình phân tích kinh tế của Keynes

- Coi sự vận động của nền kinh tế là kết quả tác động theo quan niệm hàm số giữa ba nhóm đại lượng cơ bản:

+ Đại lượng xuất phát: đó là những đại lượng thuộc về phía cung giả định không biến đổi như: tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ…

+ Đại lượng khả biến độc lập: là những khuynh hướng tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, ưu chuộng tiền mặt…

+ Đại lượng khả biến phụ thuộc: là những chỉ tiêu cấu thành nền kinh tế như GDP, GNP, công ăn việc làm…

- Tương quan một số đại lượng vĩ mô: nếu kí hiệu Q là sản lượng, R là thu nhập, I là đầu tư, X là tiết kiệm thì ta có:

Trang 9

Q= R; Q= C + I(1); R= C+S(2); nên I= S (đầu tư= tiết kiệm) (C là chi tiêu) Theo ông, muốn tăng thu nhập và việc làm phải giảm tiết kiệm

2 Một số khái niệm và quan điểm cơ bản:

- Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (MPC):

Là khuynh hướng cá nhân phân chia phần thu nhập tăng thêm của mình cho tiêu dùng cá nhân theo tỷ lệ ngày càng giảm dần

MPC= dC/dR (chi tiêu tăng thêm/thu nhập tăng thêm)

đây là qui luật tâm lý cơ bản của các cộng đồng dân cư tiên tiến

Do MPC giảm do đó dẫn đến cầu tiêu dùng tương đối

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến “thiểu cầu” và gây ra khủng hoảng thất nghiệp

Nhân tố ảnh hưởng tới MPC:

+ Thu nhập: R tăng dẫn đến C tăng và ngược lại

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến R: tiền công danh nghĩa, giá cả, lãi suất, thuế…

+ Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chi tiêu (C): sở thích, tâm lý, tập quán sinh hoạt, tham vọng kinh doanh, tiết kiệm hay hào phóng…

- Hiệu quả (năng suất) giới hạn của tư bản:

HQGH= thu hoạch tương lai/giá cung tài sản tư bản

Trong đó:

+ Thu hoạch tương lai: là thu nhập dòng dự kiến do đầu tư đem lại

+ Giá cung tài sản tư bản (phí tổn thay thế): là mức giá đủ khiến nhà sản xuất quyết định sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

Quan hệ giữa HQGH của tư bản và lãi suất:

+ Lim(I)= HQGH- r (r: lãi suất)

Nếu HQGH> r thì DN còn đầu tư

Nếu HQGH <= r thì DN thôi đầu tư

Trang 10

Vốn đầu tư (tỉ) HQGH (%) Lãi suất (%) Chênh lệch (%)

Do vậy doanh nghiệp sẽ dừng đầu tư ở qui mô vốn đầu tư là 3 tỉ

Vì HQGH của tư bản ngày càng giảm nên không khuyến khích doanh nhân đầu tư dẫn đến giảm tương đối cầu đầu tư là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, thất nghiệp

- Lãi suất (r): là khoản thù lao cho việc không sử dụng tiền mặt trong một thời gian nhất định

Hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:

+ Khối lượng tiền mặt đưa vào lưu thông (tỉ lệ nghịch)

+ Khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt (tỉ lệ thuận): là khuynh hướng có tính hàm số ấn định lượng M mà dân chúng muốn giữ theo mức r nhất định (m=L(r))

r dưới CNTB thường ổn định và cao dẫn đến kích thích tiết kiệm, giảm đầu

tư làm cho đầu tư và tiêu dùng giảm tương đối

r là khuynh hướng cao độ có tính qui ước Dân chúng có thể làm quen với việc hạ dần r do đó nhà nước cần lợi dụng tâm lý này để chủ động hạ dần r để kích thích cầu nền kinh tế (Việt Nam có mức lãi suất cao nhất:12%, Ấn Độ 7% )

- Số nhân đầu tư: là hệ số biểu thị mức phóng đại của sản lượng hay thu nhập do kết quả tăng thêm 1 đơn vị đầu tư đem lại

K= mức gia tăng của sản lượng/ mức gia tăng của đầu tư=∆ Q/∆I

Giữa k và MPC có mối quan hệ:

K= 1/(1-MPC)= 1/MPS (khuynh hướng tiết kiệm)

MPC càng cao thì K càng lớn và ngược lại

Tác động lan tỏa thông qua k:

Trang 11

+ I tăng cầu về lao động và tư liệu sản xuất tăng cầu về C tăng, công ăn việc làm tăng ∆R tăng đầu tư mới tăng… cứ như vậy số nhân đầu tư sẽ phóng đại thu nhập lên nhiều lần

Nâng cao MPC không chỉ kích thích tăng cầu tiêu dùng mà còn nâng cao hiệu quả của đầu tư tăng thêm

Tóm lược lý thuyết của Keynes:

- Khi việc làm tăng lên thì thu nhập cũng tăng và tiêu dùng tăng Nhưng do MPC tác động nên tăng tiêu dùng nhỏ hơn tăng thu nhập làm cho cầu tiêu dùng giảm tương đối tác động tiêu cực đến qui mô sản xuất và việc làm

- Để điều chỉnh việc giảm tương đối cầu tiêu dùng phải tăng đầu tư Nhưng

do HQGH của tư bản ngày càng giảm trong khi lãi suất (r) tương đối ổn định và cao nên không khuyến khích các doanh nhân đầu tư cầu đầu tư giảm tương đối tổng cầu suy giảm

Cơ chế thị trường tự nó không thể khắc phục được tình trạng tụt hậu, vì vậy phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình đầu tư qui mô lớn nhằm thu hút tư bản nhà nước nhàn rỗi và lao động thất nghiệp

- Khi có việc làm người lao động sẽ có thu nhập tăng chi tiêu cầu tiêu dùng tăng giá cả tăng HQGH tăng DN hăng hái đầu tư > K hoạt động sản lượng được phóng đại, nền kinh tế tăng trưởng, khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn chặn

* Kiến nghị về chính sách kinh tế của Keynes: Tập trung vào kích cầu nền kinh tế

- Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư

- Kích thích mọi hình thức đầu tư để tạo việc làm tăng thu nhập (kể cả sản xuất vũ khí)

- Kích thích mọi hình thức tiêu dùng

Ngày đăng: 31/03/2016, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w