Trên một số địa bàn, lĩnh vực, hoạt động tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường gây ra hậu quả đặt biệt nghiêm trọng làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội gây bức x
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Học phần II)
Chủ đề TÊN TIỂU LUẬN: LÝ LUẬN CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ MÔI
TRƯỜNG
Giảng viên thứ 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giảng viên thứ 2
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………► ………
Số phách Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Đình Luận
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Thanh Trang MSSV: 207QC53386
2 Nguyễn Thị Như Quỳnh MSSV: 207QC45163
3 Dương Viết Sơn MSSV: 207DH50562 Lớp GDQP : 26
Ngày thực hiện : 10/6/2021
Trang 2PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
làm việc nhóm Tốt Khá TB Kém
1 Nguyễn Thị Thanh
Trang
Phần tổng hợp, làm word hoàn chỉnh
X
2 Nguyễn Thị Như
Quỳnh
Phần mở đầu, tìm thông tin chương 1
X
3 Dương Viết Sơn Phần kết luận, tìm thông tin
chương 2
X
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1 Lý luận về phòng chống vi phạm pháp luật trong
việc bảo vệ môi trường
5
Phần 2 Vận dụng trong thực tiễn về việc phòng chống vi
phạm luật bảo vệ môi trường
11
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội Tội phạm môi trường đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước Trên một số địa bàn, lĩnh vực, hoạt động tội phạm và
vi phạm pháp luật về môi trường gây ra hậu quả đặt biệt nghiêm trọng làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội gây bức xúc trong xã hội
Một trong những công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường luôn được Đảng
và Nhà nước ta coi trọng là hệ thông pháp luật về bảo vệ môi trường Định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về môi trường được coi là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam
Trang 5Nội dung Phần 1: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I Vi phạm pháp luật về môi trường
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật về môi trường
- Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Như vậy, vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất ổn định xã hội Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội
- Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: Theo Từ điển tiếng Việt thì môi
trường là “ toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại” còn môi trường sinh thái được hiểu là “toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của xã hội loài người” Trong phạm vi nghiên cứu của bài này chúng ta chỉ nghiên cứu những hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường sinh thái, địa bàn mà con người và xã hội tồn tại, phát triển Môi trường sống đó được pháp luật bảo vệ nhằm bảo đảm cho con người
và xã hội sống hài hòa với tự nhiên Từ đó ta có thể quan niệm: Vi phạm pháp luật môi trường là hành vi trái với pháp luật về bảo vệ môi trường,
có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các lĩnh vực môi trường được pháp luật bảo vệ
Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đã
mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnh hiệu quả về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam cũng đối diện với vấn đề môi trường bị ô nhiễm, nguồn Các khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị được hình thành nhanh chóng làm cho nguồn rác thải công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt đưa vào môi trường ngày càng nhiều, gây ô nhiễm không khí, đất, nước Hầu hết các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý môi trường tập trung hoặc có nhưng hoạt động chỉ mang tính chất đối phó; việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải trực tiếp ra sông, biển
là khá phổ biến Tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước, kể cả thiết
Trang 6bị công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi thải công nghiệp Tình trạng sănbắt, buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm xảy ra hết sức nghiêm trọng, làm giảm tính đa dạng sinh học; số vụ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật tăng nhanh làm cho tình hình tội phạm về môi trường và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
ở Việt Nam ngày càng gia tăng, không những ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân, tổ chức mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường nói chung
1.2 Các vi phạm pháp luật về môi trường
- Các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực môi trường:
+ Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường + Các hành vi gây ô nhiễm môi trường
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lí chất thải
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị
+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
+ Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn
và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên…
+ Các hành vi cản trở hoạt động quản lí nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường
- Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực môi trường, gây ô
nhiễm môi trường
+ Tội vi phạm quy định về quản lí chất thải nguy hại
+ Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
+ Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều và phóng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
+ Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
+ Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
+ Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho động vật, thực vật, tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản
+ Tội huỷ hoại rừng, tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Trang 7+ Tội vi phạm vác quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, tội nhập khẩu, phán tán các loài ngoại lai xâm hại
1.3 Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
- Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về môi trường có những
diễn biến phức tạp
- Trên thế giới đã biểu hiện rõ hiện tượng dịch chuyển ô nhiễm xuyên biên
giới từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển …
- Ở Việt Nam, vi phạm pháp luật môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực
kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước…
- Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư các dự án sản xuất kinh
doanh, nhưng không chú trọng việc xây dựng các hệ thông xử lí chất thải
- Đáng lo ngại là các doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lí chất thải, nhưng
luôn cố tình vi phạm, thủ đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra môi trường
- Tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất, thiét bị công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi rác công nghiệp
+ Trong hoạt động khai thát tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ đa dạng sinh học, trong nhiều năm qua, nạn chặt phá rừng ở nước ta vẫn đang diễn ra rất bức xúc, đặt biệt là tính trạng chặt phá các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ
+ Tại các khu vực khai thác khoáng sản, do sử dụng hoá chất như thuỷ ngân, kim loại nặng, nên nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ô nhiễm, không có biện pháp hoàn nguyên môi trường, chống xoá mòn, rửa trôi + Tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra công khai ở nhiều nơi
+ Tình trạng môi trường tại các làng nghề rất đáng báo động Chất thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề nhìn chung không được xử lý mà
xả trực tiếp ra mương, ao, hồ, ruộng,…
- Vấn đề quản lí, xử lí chất thải nguy hại đang bị buôn lỏng, các doanh
nghiệp còn chôn hàng ngàn đống chất thải xuống dưới lòng đất nhằm giảm chi phí xử lí
- Trong những năm tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi
trường dự báo vẫn còn nhiều diễn biến mới, phức tạp chưa thể giải quyết một sớm một chiều
Trang 8II Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 1.1 Những khó khăn trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bao vệ
môi trường
- Việc phát hiện, xử lí vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ngày
càng một khó khăn hơn Nguyên nhân do phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày một tinh vi hơn
- Công tác điều tra, xử lí là nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài … khi xử
lí phải cân nhắc vì yếu tố ngoại giao
- Việc xử lí vi phạm pháp luật về môi trường chưa có sự đồng điều, thống
nhất giữa các địa phương, một số bộ, ngành
- Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung
nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chế tài chưa đủ mạnh
1.2 Giải pháp đối với cơ quan, tổ chức trong phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường
a) Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật
- Đối với cơ quan công an
Tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương Chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các kế hoạch chỉ thị của Bộ công an về công tác bảo
vệ môi trường, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, làm cho mỗi cán bộ, chiến sỹ, Công an nhân dân hiểu sâu sắc và nhận thức rõ nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Rà soát kỹ các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng Cảnh sát môi trường để tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội bổ sung, hoàn thiệntheo hướng tăng thẩm quyền điều tra tố tụng và xử lý vi phạm hành chính cho lực lượng Cảnh sát môi trường
Triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ CAND nhằm nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường các cấp Làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo huấn luyện,phân công bố trí cán bộ Cảnh sát môi trường Đồng thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát các nước có kinh
Trang 9nghiệm để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường
- Đối với viện kiểm soát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố Nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về môi trường, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường thực hiện tốt vai trò thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, để đẩy mạnh việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các tội phạm về môi trường, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Việc phát hiện kịp thời và xử lý
nghiêm minh về các tội phạm về môi trường không những có tác dụng đảm bảo trừng trị và giáo dục người phạm tội, mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung đối với những người có nguy cơ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời làm cho những người đã phạm tội này không còn điều kiện dễ dàn tiếp tục thực hiện tội phạm
- Đối với toà án nhân dân
Tòa án nhân dân có vị trí trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm trong các hoạt động cải cách tư pháp, nhiệm vụ chủ yếu của Tòa án là phải nâng cao chất lượng xét xử, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm, việc
áp dụng pháp luật đúng đắn trong công tác xét xử các vụ án về tội phạm
về môi trường là một vấn đề quan trọng Từ việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ phát huy tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa người phạm tội Thông qua tổng kết thực tiễn xét xử từ đó chỉ ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh loại tội phạm này để kiến nghị các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp khắc phục những thiếu sót trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật
b) Đối với cơ quan hành chính các cấp
- Quan tâm kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy cơ quan quản
lý nhà nước về môi trường
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi công dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và
vi phạm pháp luật về môi trường
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kết hợp với xử lý đối với các cơ sở, địa bàn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Trang 10- Ưu tiên kinh phí nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm về môi trường, trang bị đầy đủ phương tiện, thiết
bị kỹ thuật hiện đại và kinh phí phục vụ công tác phòng, chống tội phạm
về môi trường
- Tăng cường kí kết hoặc gia nhập các công ước quốc tế trong lĩnh vực tôi phạm về môi trường
- Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm về môi trường Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu Do đó, nhà nước cần có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường
Trang 11Phần 2: Vận dụng trong thực tiễn về việc phòng chống vi phạm luật bảo vệ môi trường:
III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÒNG,CHỐNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG:
A Thành Tựu
- Trên thế giới đã biểu hiện rõ hiện tượng dịch chuyển ô nhiễm xuyên
biên giới từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển, thông qua các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất nhập
khẩu ở trong nước, vi phạm pháp luật môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước Thực tế đó đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Thấu suốt sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, lực lượng công an nhân dân các cấp, mà chủ công là lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về môi trường kết hợp với xử lý nghiêm minh, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Qua nhiều năm, tính riêng lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, điều tra, khám phá trên 7.200 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, chuyển cơ quan điều tra khởi tố gần 200 vụ, xử phạt vi phạm hành chính và truy thu phí môi trường trên 200 tỉ đồng
- Chúng ta đã hình thành được hệ thống chuyên trách đấu tranh phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường từ trung ương đến địa phương, có đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, có tâm huyết, nhiệt tình với sự nghiệp bảo vệ môi trường nói chung và hăng hái trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng được các ngành, các cấp và nhân dân ghi nhận Bước đầu đã hình thành được đường lối, phương thức hoạt động của lực lượng; đã huy động cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và quần chúng nhân dân vào cuộc, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc hỗ trợ lực lượng cảnh sát môi trường đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường Nhiều vụ việc mà lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện và xử lý trong thời gian qua là từ tin báo, tố giác tội phạm của các tổ chức, đoàn thể và của quần chúng nhân dân
- B Giải pháp cấp thiết trong thời gian tới