DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Thể loại bài viết về bạo hành trẻ em được khảo sát trên 3 báo điện tử (%). 23 Bảng 2.2. Độ dài tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử (%). 25 Bảng 2.3. Số lượng hình ảnh được dùng trong các bài viết về bạo hành trẻ em được khảo sát trên 3 báo điện tử (%). 29 Bảng 2.4. Chú thích của ảnh trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử (%). 35 Bảng 2.5. Hậu quả khi trẻ em bị bạo hành được đề cập trong các bài viết trên 3 báo điện tử (%) 44 Bảng 3.1. Chân dung nạn nhân trong các bài viết trên 3 báo điện tử (%). 56 Bảng 3.2. Quan hệ của thủ phạm với nạn nhân được đề cập trong các bài viết trên 3 báo điện tử (%). 60 Biểu đồ 2.1. Loại tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử. 26 Biểu đồ 2.2. Loại ảnh được dùng trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử. 30 Biểu đồ 2.3. Các nhóm nguyên nhân bạo hành trẻ em được đề cập trong các bài viết trên 3 báo điện tử. 39 Biểu đồ 2.4. Các đối tượng đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn bạo hành trẻ em trong các bài viết trên 3 báo điện tử. 47 Biểu đồ 2.5. Mục đích đăng tải tin, bài về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử. 51 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.1. Hệ thống khái niệm 7 1.2. Những nội dung về bạo hành trẻ em 9 1.3. Một số lưu ý dành cho nhà báo khi viết về đề tài trẻ em: 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21 2.1. Giới thiệu về các tờ báo chọn khảo sát 21 2.2. Thông tin chung về nội dung khảo sát 23 2.3. Loại hình bạo hành trẻ em được đề cập trong các bài viết trên báo mạng điện tử 37 2.4. Nguyên nhân dẫn tới bạo hành trẻ em được đề cập trong các bài viết trên báo mạng điện tử 39 2.5. Hậu quả của trẻ em bị bạo hành được đề cập trong các bài viết trên báo mạng điện tử 44 2.6. Giải pháp được đề cập để giảm thiểu và ngăn chặn bạo hành trẻ em trong các bài viết trên báo mạng điện tử 47 2.7. Mục đích đăng tải tin, bài về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử 51 CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BÀI VIẾT VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 54 3.1. Những vấn đề đặt ra 54 3.2. Một số khuyến nghị 67 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 76 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1990 Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và từ năm 1991 đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, được sửa đổi vào năm 2004. Tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 20 luật, văn bản pháp luật có liên quan đến quyền trẻ em. Điều này cho thấy trẻ em là đối tượng được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vụ bạo hành trẻ em một cách dã man và liên tiếp đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nước ta.Với nền kinh tế đang phát triển, mức sống của người dân còn thấp và trình độ dân trí chưa đồng đều đã tạo điều kiện thuận lợi cho nạn bạo hành trẻ em ngày càng tái diễn. Theo khảo sát nhóm đa chỉ số năm 2011 của Tổng cục thống kê với sự hỗ trợ của UNICEF, gần 74% số trẻ em Việt Nam từ 214 tuổi bị cha mẹngười chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực; gần 24% số phụ nữ đã lập gia đình và có con dưới 15 tuổi cho biết chồng của họ đã có hành vi bạo lực đối với con cái. Mỗi năm cả nước xảy ra 3.000 4.000 vụ bạo lực trẻ em trong đó có khoảng 100 trẻ em bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Có khoảng 5.600 vụ lạm dụng tình trẻ bị phát hiện từ năm 20062011. Đặc biệt, có nhiều trẻ bị bạo hành bởi chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc mình. Đó là những số liệu được đưa ra theo báo cáo của Bộ Công an tại buổi tọa đàm “Vai trò của cha mẹ trong phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em” do TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 972014 tại TP. Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ việc bạo lực với trẻ em vô cùng thương tâm, gây nên sự phẫn nộ trong dư luận như: vụ bạo hành trẻ ở mầm non Phương Anh (Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh), bé Kim Ngân ở Bình Dương bị cha mẹ tra tấn đến biến dạng khuôn mặt, em Đỗ Doãn Lộc ở Bắc Ninh bị cha ruột dùng điếu cày đánh chết… Những vụ việc trên đều có sự vào cuộc của báo chí để lên tiếng giúp các em thoát khỏi nghịch cảnh và tạo được sự đồng cảm, ủng hộ từ xã hội. Vì vậy, báo chí đã có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống của các em. Trẻ em là đề tài phản ánh của báo chí, là đối tượng hưởng thụ các sản phẩm báo chí đồng thời cũng là người có quyền tham gia vào sáng tạo tác phẩm báo chí thông qua những ý kiến, quan điểm riêng của bản thân. Báo chí có một sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống của trẻ em và góp phần bảo vệ chúng trước những ảnh hưởng xấu của đời sống. Bằng việc tạo dư luận xã hội, báo chí đã giúp xã hội phát hiện, lên án, tố cáo các hành vi bạo hành cũng như giúp trẻ em tìm lại công bằng và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó với vấn đề bạo hành trẻ em nói riêng, nhà báo cần lắng nghe, đồng cảm, viết trên tinh thần vì các em và bảo vệ các em để bài viết có thể phản ánh một cách khách quan, trung thực nhất. Ngoài ra, báo chí còn có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay với với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo mạng điện tử ngày càng chiếm ưu thế bởi có tính thời sự, tương tác cao. Tuy nhiên, chính vì chạy theo số lượng mà nhiều tờ báo điện tử đăng tải các bài viết về bạo hành trẻ em chưa đạt chất lượng với những phân tích nguyên nhân, hậu quả thiếu chính xác, một số bài còn có cái nhìn phiến diện, mang nặng tính chủ quan của tác giả. Ngoài ra, còn có những trường hợp nhà báo không nắm vững các kỹ năng, nguyên tắc cơ bản khi tác nghiệp nên đã gây tổn hại tới danh dự, cuộc sống của các em. Vì vậy, “Thông tin về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài vô cùng cấp thiết để đem đến cho mọi người cái nhìn chung nhất về thực trạng đăng tải các bài viết trên báo mạng điện tử. Từ đó có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế, đề ra các giải pháp để chất lượng các bài viết về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử được cải thiện hơn.
Trang 1DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Thể loại bài viết về bạo hành trẻ em được khảo sát trên 3 báo điện
tử (%) 23
Bảng 2.2 Độ dài tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử (%) 25
Bảng 2.3 Số lượng hình ảnh được dùng trong các bài viết về bạo hành trẻ em
được khảo sát trên 3 báo điện tử (%) 29
Bảng 2.4 Chú thích của ảnh trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo
điện tử (%) 35
Bảng 2.5 Hậu quả khi trẻ em bị bạo hành được đề cập trong các bài viết trên
3 báo điện tử (%) 44
Bảng 3.1 Chân dung nạn nhân trong các bài viết trên 3 báo điện tử (%) 56
Bảng 3.2 Quan hệ của thủ phạm với nạn nhân được đề cập trong các bài viết
trên 3 báo điện tử (%) 61
Biểu đồ 2.1 Loại tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử 26
Biểu đồ 2.2 Loại ảnh được dùng trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3
báo điện tử 30
Biểu đồ 2.3 Các nhóm nguyên nhân bạo hành trẻ em được đề cập trong các
bài viết trên 3 báo điện tử 39
Biểu đồ 2.4 Các đối tượng đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn chặn
bạo hành trẻ em trong các bài viết trên 3 báo điện tử 47
Biểu đồ 2.5 Mục đích đăng tải tin, bài về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử 51
Trang 21.2 Những nội dung về bạo hành trẻ em 9
1.3 Một số lưu ý dành cho nhà báo khi viết về đề tài trẻ em: 15
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẠO HÀNH TRẺ EM TRÊNBÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21
2.1 Giới thiệu về các tờ báo chọn khảo sát 21
2.2 Thông tin chung về nội dung khảo sát 23
2.3 Loại hình bạo hành trẻ em được đề cập trong các bài viết trên báo mạngđiện tử 37
2.4 Nguyên nhân dẫn tới bạo hành trẻ em được đề cập trong các bài viết trênbáo mạng điện tử 39
2.5 Hậu quả của trẻ em bị bạo hành được đề cập trong các bài viết trên báomạng điện tử 44
2.6 Giải pháp được đề cập để giảm thiểu và ngăn chặn bạo hành trẻ em trongcác bài viết trên báo mạng điện tử 47
2.7 Mục đích đăng tải tin, bài về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử 51
CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊNHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BÀI VIẾT VỀ BẠO HÀNHTRẺ EM TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 54
Trang 3MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Từ năm 1990 Việt Nam đã là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ haitrên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em và từ năm 1991 đãban hành Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, được sửa đổi vào năm 2004.Tính đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 20 luật, văn bản pháp luật có liênquan đến quyền trẻ em Điều này cho thấy trẻ em là đối tượng được Đảng,Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, trong những năm gầnđây, những vụ bạo hành trẻ em một cách dã man và liên tiếp đang gióng lênhồi chuông cảnh báo về vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nướcta.Với nền kinh tế đang phát triển, mức sống của người dân còn thấp và trìnhđộ dân trí chưa đồng đều đã tạo điều kiện thuận lợi cho nạn bạo hành trẻ emngày càng tái diễn.
Theo khảo sát nhóm đa chỉ số năm 2011 của Tổng cục thống kê với sựhỗ trợ của UNICEF, gần 74% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị chamẹ/người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạolực; gần 24% số phụ nữ đã lập gia đình và có con dưới 15 tuổi cho biết chồngcủa họ đã có hành vi bạo lực đối với con cái.
Mỗi năm cả nước xảy ra 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em trong đó cókhoảng 100 trẻ em bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục Có khoảng5.600 vụ lạm dụng tình trẻ bị phát hiện từ năm 2006-2011 Đặc biệt, có nhiềutrẻ bị bạo hành bởi chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người cótrách nhiệm bảo vệ, chăm sóc mình Đó là những số liệu được đưa ra theo báocáo của Bộ Công an tại buổi tọa đàm “Vai trò của cha mẹ trong phòng chốngbạo lực và xâm hại trẻ em” do TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chứcngày 9/7/2014 tại TP Đà Nẵng.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xảy ra nhiều vụ việc bạo lực vớitrẻ em vô cùng thương tâm, gây nên sự phẫn nộ trong dư luận như: vụ bạo
Trang 4hành trẻ ở mầm non Phương Anh (Quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh), bé KimNgân ở Bình Dương bị cha mẹ tra tấn đến biến dạng khuôn mặt, em Đỗ DoãnLộc ở Bắc Ninh bị cha ruột dùng điếu cày đánh chết… Những vụ việc trênđều có sự vào cuộc của báo chí để lên tiếng giúp các em thoát khỏi nghịchcảnh và tạo được sự đồng cảm, ủng hộ từ xã hội Vì vậy, báo chí đã có sứcảnh hưởng lớn đến đời sống của các em
Trẻ em là đề tài phản ánh của báo chí, là đối tượng hưởng thụ các sảnphẩm báo chí đồng thời cũng là người có quyền tham gia vào sáng tạo tácphẩm báo chí thông qua những ý kiến, quan điểm riêng của bản thân Báo chícó một sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống của trẻ em và góp phần bảo vệchúng trước những ảnh hưởng xấu của đời sống Bằng việc tạo dư luận xãhội, báo chí đã giúp xã hội phát hiện, lên án, tố cáo các hành vi bạo hành cũngnhư giúp trẻ em tìm lại công bằng và có cuộc sống tốt đẹp hơn Do đó với vấnđề bạo hành trẻ em nói riêng, nhà báo cần lắng nghe, đồng cảm, viết trên tinhthần vì các em và bảo vệ các em để bài viết có thể phản ánh một cách kháchquan, trung thực nhất Ngoài ra, báo chí còn có nhiệm vụ giám sát việc thựchiện các quyền trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay với với sự phát triển của công nghệ thông tin, báomạng điện tử ngày càng chiếm ưu thế bởi có tính thời sự, tương tác cao Tuynhiên, chính vì chạy theo số lượng mà nhiều tờ báo điện tử đăng tải các bàiviết về bạo hành trẻ em chưa đạt chất lượng với những phân tích nguyênnhân, hậu quả thiếu chính xác, một số bài còn có cái nhìn phiến diện, mangnặng tính chủ quan của tác giả Ngoài ra, còn có những trường hợp nhà báokhông nắm vững các kỹ năng, nguyên tắc cơ bản khi tác nghiệp nên đã gâytổn hại tới danh dự, cuộc sống của các em
Vì vậy, “Thông tin về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay” là một đề tài vô cùng cấp thiết để đem đến cho mọi người cái
nhìn chung nhất về thực trạng đăng tải các bài viết trên báo mạng điện tử Từ
Trang 5đó có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế, đề ra các giải pháp để chất lượngcác bài viết về bạo hành trẻ em trên báo mạng điện tử được cải thiện hơn.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng năm 2009, tại Học viện Báo chívà Tuyên truyền, Hà Nội của Nguyễn Ngọc Oanh: “Kỹ năng làm báo cho trẻem hiện nay” Luận án nêu lên hệ thống khái niệm, lý thuyết chuyên sâu vềkỹ năng, phương pháp làm báo cho trẻ em ở nhiều thể loại khác nhau Đồngthời đề cập đến các yếu tố tác động đến quá trình hình thành các kỹ năng,phương pháp đó.
Luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2012 của Vũ Thị Thúy Huyền: “Báochí với vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay (Khảo sát báo Giáo dụcvà thời đại, báo Lao động và Xã hội, báo Pháp luật Việt Nam, báo Hoa họctrò và báo Thiếu niên Tiền phong từ tháng 6/2011 đến tháng 5/2012)” Luậnvăn đi sâu vào các nội dung lý luận liên quan đến bạo lực trẻ em và phản ánhthực trạng đăng tải các bài viết về bạo lực trẻ em Từ đó nêu lên vai trò,nhiệm vụ của báo chí trong việc phòng chống bạo lực cho trẻ em.
Luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2012 của Đặng Thị Mai Việt: “Vấn đềphòng chống bạo lực gia đình trên báo chí (Khảo sát mục “Thức đêm cùngbạn” trên VOV, mục “Gia đình” của giadinh.net.vn năm 2011)” Đề tài đãphản ánh thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trên các tác phẩm báo chímà trong đó phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính Nội dung chính tác giả muốnđề cập đó là các biện pháp, phương thức nhằm nâng cao hiệu quả truyềnthông về phòng chống bạo lực gia đình trên báo chí hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2014 của Phạm Lan Anh: “Vấn đề bảo
vệ quyền riêng tư của trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay (Khảo sát Dântrí, Hoa học trò Online, Hà Nội Mới online từ tháng 1 đến tháng 3/2014)”.Khóa luận tập trung chỉ ra các nội dung về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư củatrẻ em, các nguyên tắc viết báo cho trẻ đặc biệt là trên báo mạng điện tử Qua
Trang 6đó, nêu lên các ưu khuyết điểm để đề ra các giải pháp khắc phục cách đăng tảicủa báo chí về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em Ngoài ra, tác giả cònthu thập ý kiến và thái độ của một số nhà báo về việc lộ thông tin của trẻ emtrên báo mạng điện tử và những giải pháp, kiến nghị của họ với tư cách là độcgiả để khóa luận có được cái nhìn sâu sắc và đa chiều.
Có thể thấy, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về cácvấn đề liên quan tới bạo lực và trẻ em Tuy nhiên, trong các đề tài viết về bạolực gia đình thì bạo lực giữa vợ chồng luôn được nghiên cứu sâu và có sứckhái quát hơn bạo lực trẻ em Còn những tác phẩm đi sâu khai thác vấn đềbạo hành trẻ em thì chủ yếu phản ánh trên một trong phương diện chính nhưcách phòng chống nạn bạo hành, cách viết báo về trẻ em… chứ chưa phảnánh được bức tranh toàn cảnh của vấn đề với những phân tích về nguyênnhân, hậu quả mà trẻ phải gánh chịu cũng như sức ảnh hưởng của các bài viết
đối với cuộc sống của trẻ Vì vậy có thể nói, luận văn “Bạo hành trẻ em trênbáo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” không bị trùng lặp ý tưởng với các
công trình nghiên cứu trước đó.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đăng tải thông tin về bạo hành trẻ em trên 3 báo điệntử VnExpress, VietNamnet và Giadinhvn (từ ngày 1/1/2013 đến ngày31/12/2014) Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khắc phục, nhằm thay đổi cáchđưa tin để tăng hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra các cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và cơ sở thực tiễn củaviệc nghiên cứu cách đưa tin của báo chí về vấn đề bạo hành trẻ em hiện nay.
- Mô tả, khảo sát và phân tích nhằm làm rõ được thực trạng phản ánhthông tin của báo chí về bạo hành trẻ em.
- Tìm ra những điểm hạn chế trong cách đưa tin về bạo hành trẻ em củabáo mạng điện tử.
Trang 7- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục những điểm hạn chếtrên.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Báo mạng điện tử phản ánh vấn đề bạo
hành trẻ em
4.2 Phạm vi nghiên cứu: báo điện tử VnExpress.net, VietNamnet.vn,
Thời gian: Từ 1/1/2013 đến 31/12/2014
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích nội dung văn bản
Tất cả các bài viết về bạo hành trẻ em đều được xem xét kỹ lưỡng trên 3báo điện tử: VnExpress.net, VietNamnet.vn và giadinhvn.vn trong thời giannăm 2013 và 2014 Tờ báo điện tử được lựa chọn theo tiêu chí ngẫu nhiênnhưng theo tiêu chí:
- Nội dung phong phú bao gồm các bài viết về nhiều góc độ khácnhau.
- Có thể theo dõi theo tháng, thuận tiện cho việc nghiên cứu.
5.2 Phương pháp chọn mẫu
Tất cả các bài báo có liên quan, đề cập tới vấn đề bạo hành trẻ em trongkhoảng thời gian lấy mẫu (01/01/2013-31/12/2014) đều được sưu tầm, lựachọn Trong 2 năm, tìm thấy 156 bài viết về các vấn đề bạo hành trẻ em(VnExpress: 52 bài, VietNamnet: 53 bài, Giadinhvn: 51 bài) Tìm các bài báobằng một số từ khóa: bạo lực trẻ em, bạo hành trẻ em, hành hạ trẻ em, đánhđập trẻ em.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận
Bạo hành nói chung và bạo hành trẻ em nói riêng là đề tài được nhiềulĩnh vực, tổ chức xã hội quan tâm, nghiên cứu Việc nghiên cứu vấn đề này
Trang 8giúp làm phong phú thêm các nội dung lý luận, khung lý thuyết về bạo hànhtrẻ em Từ đó, giúp mọi người có cách nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độđồng thời giúp trẻ em nâng cao nhận thức để có khả năng tự vệ trước các hànhvi bạo lực.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi hoàn thành, khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo củasinh viên báo chí, các nhà báo, nhất là những người yêu thích, muốn viếtchuyên sâu về trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em nói riêng.
7 Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương, 12 tiết, 66 trang.
Trang 9CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAMHIỆN NAY
1.1 Hệ thống khái niệm1.1.1 Khái niệm trẻ em
“Từ điển Xã hội học” định nghĩa: “Trẻ em là nhóm ở trong quá trình xãhội hóa (tiếp nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xãhội độc lập), nói đúng hơn đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của xã hộihóa” [13, tr.299]
Theo cuốn “Pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam”, trong phần “Côngước quốc tế về quyền trẻ em”, điều 1 có nêu rõ: “Trong phạm vi của Côngước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp ápdụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [16, tr.208]
Còn ở chương I, điều 1 của “Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em” định nghĩa rằng : “trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Namdưới mười sáu tuổi” [17, tr.7]
Có thể nhận thấy sự mâu thuẫn giữa một số khái niệm nhưng có thể rút ramột khái niệm phù hợp nhất trong phạm vi của đề tài nghiên cứu: Trẻ em là đốitượng dưới mười sáu tuổi, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý,nhân cách con người nên dễ chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố bên ngoài.
1.1.2 Khái niệm bạo hành/bạo lực
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đedọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người kháchoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng, người mà gây ra hay làmgia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởngđến sự phát triển hay gây ra sự mất mát”.
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
Trang 10khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viênkhác trong gia đình”.
Theo Thông tư Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực,bị xâm hại tình dục (số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội ban hành): “Trẻ em bị bạo lực là nạn nhân của
một trong các hành vi sau đây:
a) Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xuađuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần,ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đếnsức khỏe, tính mạng của trẻ em;
c) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không chohoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
d) Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm côngviệc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việctrong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm”.
1.1.3 Khái niệm báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanhvà truyền hình nhưng mang trong mình sức mạnh nhiều ưu điểm vượt trội hơncác thể loại khác nhờ khả năng tương tác cao, tính thời sự cập nhật thông tinnhanh, tính đa phương tiện, dễ lưu giữ, tìm kiếm, chi phí đọc báo thấp…
Loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như: báo điện tử, báomạng, báo trực tuyến, báo internet, báo mạng điện tử…
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật báo
chí năm 1999 Theo định nghĩa trong luật này,“báo điện tử là loại hình báochí được thực hiện trên hệ thống máy tính”
Dự thảo Luật Báo chí trình Quốc hội năm 2015 có nêu ra khái niệm:
“Báo chí điện tử” là loại hình báo chí sử dụng chữ viết là chủ yếu, hình ảnh,
Trang 11âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạpchí điện tử”.
Theo Nghị định số 51/2002 NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ,
chương 1, điều I có nêu: “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiệntrên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet)”.
Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo mạng điện tử là một loạihình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hànhtrên mạng Internet” [5, tr 53]
Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững: “Báo mạng điện tử tức là báođiện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên mạng Internet” [3, tr.123]
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra: Báo mạng điện tử là một loại hìnhbáo chí tồn tại, phát triển gắn với mạng internet Tuy ra đời sau nhưng vớinhiều ưu thế nổi trội, báo mạng điện tử có sức cạnh tranh cao với các loạihình báo chí khác.
1.2 Những nội dung về bạo hành trẻ em
1.2.1 Nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em trong một số vănbản luật
Quyền trẻ em đã được đề cập tới trong nhiều văn bản luật để có thể bảovệ lợi ích một cách toàn diện nhất cho trẻ Điều 65, Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 xác định: “Trẻ em được gia đình, Nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”
Điều 12, chương II, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em nêu rõ:
“Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệvà tinh thần đạo đức”.
Không chỉ gia đình mà nhà trường và toàn xã hội phải có trách nhiệmcùng chung tay bảo vệ trẻ em trước các tình huống xấu, tạo môi trường tốtnhất để trẻ có thể được hưởng các quyền và lợi ích của bản thân một cách tốiđa Ngoài việc được chăm sóc về thể chất để phát triển khỏe mạnh, trẻ em còn
Trang 12có quyền được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, trau dồi kiến thức và rènluyện đạo đức Nhờ vậy, trẻ mới hiểu biết và có khả năng tự vệ trong cáctrường hợp bất lợi
Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo hành là rất cần thiết, hỗ trợ trẻ khiđang là nạn nhân của bạo hành là vô cùng cấp bách nhưng giúp đỡ trẻ phụchồi các tổn thương và tái hòa nhập cộng đồng cũng là điều vô cùng quantrọng Để trẻ em có thể hưởng trọn vẹn quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhthì trách nhiệm của mỗi quốc gia, tổ chức đều được quy định rõ trong văn bản
luật Trong phần I, Công ước quốc tế về quyền trẻ em có ghi:
Điều 19: “Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp phápchế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hìnhthức bạo lực về thể xác hoặc tâm thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặchoặc sao nhãng trong sự chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâmphạm về tình dục, trong khi đứa trẻ vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha mẹhoặc cả cha và mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳngười nào khác được giao việc chăm sóc đứa trẻ”.
Điều 34: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống mọihình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục”
Điều 36: “Các quốc gia thành viên sẽ bảo vệ trẻ em chống mọi hìnhthức bóc lột khác gây hại về bất kỳ phương diện nào cho phúc lợi của trẻ em” Điều 37: “Các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng: a) Không có trẻem nào phải chịu sự tra tấn, đối xử, trừng phạt, độc ác, vô nhân đạo hay làmmất phẩm giá”.
Điều 39: “Các quốc gia thành viên phải thi hành mọi biện pháp thíchhợp để thúc đẩy sự hồi phục về thể chất và tâm lý và sự tái hòa nhập xã hộicủa một trẻ em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặt, bóc lột hay xúcphạm nào; tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt độc ác, vô nhânđạo và nhục hình nào khác”.
Trang 13Điều 26, chương III, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em có quy
định: “1.Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thânthể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tainạn cho trẻ em 2.Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danhdự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Bạo hành trẻ em không những gây ra những tổn hại về mọi mặt cho trẻ,đi ngược lại với các giá trị nhân văn cao đẹp mà còn vi phạm nhiều quy địnhcủa pháp luật Trong điều 7, chương I, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻem có nêu các hành vi bị nghiêm cấm:
“4.Dụ dỗ, lừa dối, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâmhại tình dục trẻ em;
6.Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt có, mua bán, đánh tráotrẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ,người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự củangười khác;
9.Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhânphẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật”.
Tuy các hành vi về bạo hành trẻ đã được nêu rất cụ thể và bị nghiêm cấmtrong các văn bản pháp luật nhưng thực tế, các vụ hành hạ, tra tấn, làm nhụctrẻ em vẫn diễn ra thường xuyên, khiến trẻ phải chịu nhiều tổn thất nặng nề vềmọi mặt Một trong các nguyên nhân khiến thực trạng đáng buồn này liên tụctái diễn có thể do công tác tuyên truyền pháp luật tới người dân chưa sâurộng, thiếu hiệu quả nên họ không nắm được luật và chưa hiểu được nhữnghậu quả nặng nề phải gánh chịu khi sử dụng bạo lực với trẻ em.
1.2.2 Nguyên nhân trẻ em bị bạo hành
Trong thời gian qua, ở nước ta đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc bạo hànhtrẻ em gây phẫn nộ trong dư luận Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từnhiều phía.
Trang 14- Nguyên nhân từ phía trẻ em:
Do trẻ quá lười ăn, nghịch ngợm, trộm cắp tài sản… nên bị người lớnđánh, mắng như một hình thức răn đe Một lý do khác là trẻ chưa nắm vữngđược các kiến thức về pháp luật cũng như chưa có khả năng tự vệ nên hầu hếtcác em đều cam chịu khi bị bạo hành mà không dám lên tiếng kêu gọi sự giúpđỡ từ xã hội.
- Nguyên nhân từ phía nhà trường, giáo viên:
Nhiều cơ sở mầm non chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động chui, cơsở vật chất thiếu thốn, giáo viên không có trình độ nên không đảm bảo trongviệc chăm sóc, nuôi dạy trẻ dẫn tới xảy ra nhiều vụ việc thương tâm.
- Do bản tính hung hăng, ưa bạo lực của người lớn:
Với nhiều người, sự ác độc đã ngấm vào từng suy nghĩ, hành động nênhọ coi việc đánh đập trẻ em là điều vô cùng bình thường Bản tính ấy kết hợpvới việc lạm dụng quyền cha mẹ để dạy dỗ con cái dễ dẫn tới tình trạng xảy racác vụ bạo hành thương tâm.
- Do cha mẹ quá yêu thương, chiều chuộng con cái:
Mặc dù trong trường hợp này, cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất để trẻđược học tập, vui chơi nhưng cách yêu thương, quan tâm chưa đúng cách,nhiều khi áp đặt suy nghĩ của người lớn hoặc đặt kỳ vọng quá cao vào trẻ nhỏkhiến chúng không áp lực, tù túng, bí bách khi không được bộc lộ cái tôi cánhân Từ đó trẻ dễ có các suy nghĩ, hành vi tiêu cực.
- Do cách dạy con:
Quan niệm “thương cho roi cho vọt” ăn sâu vào lối suy nghĩ khiến ngườiViệt Nam chúng ta coi chuyện giáo dục trẻ bằng roi là điều vô cùng hiểnnhiên Nhiều phụ huynh thường xuyên dùng bạo lực để dạy dỗ con cái và coiđó là cách hữu hiệu nhất để trẻ em nghe lời và không tái phạm lỗi Mộtnguyên nhân khác dẫn đến tư tưởng dạy con lạc hậu này vẫn còn tồn tại đếnhiện nay có thể là do quá khứ của cha mẹ cũng bị bạo hành và tiếp tục truyềnlại cho con cái.
Trang 15- Các giá trị gia đình bị băng hoại, phân biệt đối xử về giới:
Gia đình là tế bào của xã hội nên khi các giá trị truyền thống của mỗi giađình không còn thì rất dễ xảy ra các hành động bạo lực hoặc hành vi trái vớiđạo lý Khi đó, trẻ em và phụ nữ thường là nạn nhân chính của các vụ bạohành dã man.
- Nguyên nhân kinh tế:
Gánh nặng mưu sinh khiến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thườngxảy ra mâu thuẫn, cha mẹ trút áp lực lên con cái mà không ý thức được hậuquả mà cả bản thân và trẻ phải gánh chịu
Chính sự thiếu thốn về vật chất dẫn tới thiếu thốn về tinh thần bởi cha mẹkhông có thời gian để chăm sóc, quan tâm tới con cái Nhiều gia đình điềukiện khó khăn, không đủ chi phí để gửi con vào các trường mầm non đạt chấtlượng nên chấp nhận giao con cho những bảo mẫu tại gia thiếu chuyên mônnghiệp vụ Thực tế cho thấy tình trạng này rất phổ biến và kéo theo nhữnghậu quả đáng tiếc Tiêu biểu là vụ bảo mẫu Nhờ đánh đập tàn nhẫn, dẫn tớicái chết thương tâm của cháu bé 18 tháng tuổi ở quận Thủ Đức, TP Hồ ChíMinh Vụ việc đã réo lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trong việclựa chọn và gửi con cho các nơi trông giữ tự phát, thiếu an toàn.
- Do mâu thuẫn, xung đột của cha mẹ:
Với những trẻ phải sống cùng mẹ kế/cha dượng hoặc sống trong gia đìnhkhông hòa thuận, trẻ có nguy cơ bị bạo hành cao hơn do cha mẹ thiếu quantâm, chăm sóc Nhiều trẻ bị đánh không phải vì chúng mắc lỗi mà vì cha mẹcần giải tỏa áp lực, bực tức nên đã “giận cá chém thớt” Một số trường hợp,trẻ em còn bị giết bởi chính cha mẹ ruột khi họ cảm thấy quá bế tắc trongcuộc sống.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bạo lực trẻ em chưa cóhiệu quả:
Trang 16Việc tuyên tuyên truyền, thực thi các quyền trẻ em hiện nay hầu hết chỉđược thực thi sau khi các vụ việc đau lòng xảy ra còn trước đó vẫn chỉ mangtính hình thức do đó nhiều người chưa hiểu biết về pháp luật nên liên tục viphạm các quyền về trẻ em.
1.2.3 Hậu quả trẻ em phải gánh chịu khi bị bạo hành
1.2.3.1 Hậu quả về mặt thể chất:
Bạo lực về thể chất sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là cướp đi tínhmạng của các em Các hành vi này khiến trẻ chịu nhiều đau đớn và thương tậtở các mức độ khác nhau.
1.2.3.2 Hậu quả về mặt tinh thần:
Đối với trẻ bị bạo hành, chúng thường tỏ ra sợ hãi, mất ngủ, giận dữ, gắtgỏng, buồn chán, sợ phải ở một mình… Khả năng trầm cảm tăng cao khinhiều em bị chính người trong gia đình tra tấn, đánh đập Bạo lực về tình dụccũng gây ra nhiều tổn hại tâm lý nghiêm trọng cho các em về sau này, nhiềutrường hợp còn có ý định tự tử vì không chịu được áp lực
Đối với trẻ mầm non, dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành có thể là: sợ hãikhi ngủ, đêm hay mơ sảng, khóc khi ăn, lo sợ khi nhắc tới cô giáo, trở nêntrầm tính, nhút nhát, ít hiếu động hơn trước…
1.2.3.3 Ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách vềsau của trẻ:
Trẻ em là đối tượng non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần nên những hìnhảnh về bạo lực không những in sâu trong thời ấu thơ của các em mà con ámảnh trong tâm trí các em về sau này Sống trong môi trường bạo lực nên chúngkhó tránh khỏi việc bị tiêm nhiễm nếp sống bạo lực Những trẻ phải chứng kiếnhoặc bị bạo lực có nguy cơ sử dụng bạo lực cao hơn khi lớn Nhiều đứa trẻ hiềnlành nhưng sau khi bị bạo hành dã man đã trở nên tàn ác và tiếp tục sử dụngcác hành vi bạo lực với người khác Chúng thường học hành giảm sút, dễ sa đàvào các vấn nạn xã hội như rượu chè, hút chích, mại dâm…
Trang 171.3 Một số lưu ý dành cho nhà báo khi viết về đề tài trẻ em:
Trẻ em là đối tượng phản ánh của báo chí, là đối tượng hưởng thụ cácsản phẩm báo chí đồng thời cũng tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩmbáo chí Viết về trẻ em là đề tài khó nhà báo cần trang bị cho mình những kỹnăng cần thiết đó là:
1.1.1 Giao tiếp cởi mở, thân thiện với trẻ em:
Không giống với người lớn, hầu hết trẻ em không có mục đích giao tiếprõ ràng nên thường ngại giao tiếp với những người xa lạ cho nên việc làmquen và tạo được cảm tình với trẻ là yếu tố quan trọng quyết định đến việckhai thác thông tin có thành công hay không của nhà báo.
Trước khi tiến hành hoạt động giao tiếp với trẻ, cần xác định rõ nhữngnội dung thông tin cần trao đổi hoặc thẩm định để cuộc nói chuyện có trọngtâm, tránh lãng phí thời gian Ngoài ra, cần chuẩn bị địa điểm, bối cảnh phùhợp với mục đích cuộc trò chuyện Ví dụ muốn tìm hiểu những thông tin bímật, hạn chế người biết thì cuộc giao tiếp thường diễn ra ở những nơi vắngvẻ, có không gian kín Tuy nhiên, những địa điểm này thường tạo cảm giác losợ, ái ngại cho trẻ em trong việc chia sẻ thông tin Để tạo không khí gần gũi,thân thiện, nhà báo nên chọn những nơi có không gian bộc lộ cá tính tự nhiêncủa trẻ như ở nhà, lớp học, sân trường, khu vui chơi… Khi trẻ cảm thấy thoảimái thì cuộc nói chuyện mới thực sự đạt hiệu quả.
Khi tiếp xúc với trẻ, cần thể hiện thái độ vui vẻ, thân thiện, nên bắt đầucâu chuyện bằng những lời hỏi han nhẹ nhàng hoặc bằng vấn đề khác khôngliên quan đến mục đích chính để trẻ dễ hòa nhập và không bị áp lực Một sốnhà báo không thành công khi thực hiện giao tiếp với trẻ bởi quá nóng vội khimuốn đi vào mục đích chính của mình, điều này khiến trẻ cảm thấy khôngthoải mái và khó chia sẻ Do đó, cần dành nhiều thời gian để trò chuyện, thậmchí là chơi cùng trẻ để có thể dễ dàng làm quen, tạo sự thân mật, niềm tin vớicác em
Trang 18Khi làm quen với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em đường phố,trẻ vi phạm pháp luật, trẻ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục… các nhà báothường gặp phải nhiều trở ngại Những trường hợp này rất khó tiếp xúc vì cácem thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, có xu hướng muốn né tránh, che giấunhững tổn thương mình phải chịu đựng Một số trẻ còn có thể tỏ ra hung hăngnhư một kiểu phản xạ tự vệ với người lạ, có thái độ bất hợp tác, tỏ ra nghi ngờvới mọi thứ, nói dối khi cung cấp thông tin cho nhà báo Khi ấy, nhà báo cóthể không thu thập được thông tin như kế hoạch hoặc chỉ nhận được thông tinkhông đúng sự thật.
Do vậy, muốn trẻ em bày tỏ suy nghĩ của mình thì nhà báo cần giới thiệungắn gọn về bản thân và lý do diễn ra cuộc nói chuyện để tạo sự tin tưởng vớicác em Ngoài ra, nhà báo cần hòa đồng, hiểu biết cuộc sống đời thường vàhiểu được những tổn thương mà các em phải gánh chịu để có thái độ và cáchsử dụng ngôn ngữ phù hợp nhất Đặc biệt, không nên tra xét các em khi tiếnhành cuộc giao tiếp.
1.1.2 Nắm được đặc điểm tâm lý trẻ em:
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, trẻ em lại có những đặc thù về nhận thức, tìnhcảm, hành vi và các phẩm chất nhân cách khác nhau Nhà báo cần nắm vữngđặc điểm tâm lý lứa tuổi để có thể khéo léo nhập cuộc trò chuyện cũng nhưchủ động trong việc điều khiển cuộc giao tiếp với trẻ.
Ví dụ về một trong các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi nhi đồng: “Hành vibắt chước kiểu “noi gương”của trẻ phát triển mạnh Cần giúp cho trẻ cónhững tấm gương tốt, những mẫu người lý tưởng, gần gũi trong cuộc sống đểtrẻ học tập Trẻ thích thể nghiệm trong cuộc sống, do đó dễ có những thửnghiệm “dại dột”, cần sự cảm thông và cách cư xử, giáo dục khéo léo củangười lớn” [6, tr.53] Khi tiếp xúc với các em, nếu nhà báo tỏ ra nóng giận,cáu gắt khi trẻ ngang ngược hoặc có thái độ truy xét khi trẻ mắc lỗi thì cuộcgiao tiếp dễ bị gián đoạn Do vậy, nếu nắm được các đặc điểm tâm lý cơ bản
Trang 19của từng lứa tuổi thì nhà báo sẽ dễ dàng nhận ra được tính cách, con ngườithật của mỗi đối tượng.
1.1.3 Nắm vững luật về trẻ em:
Một trong các chức năng quan trọng của báo chí là giám sát việc thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, trong đó có việc thựcthi các luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nhà báo cần nghiên cứu,nắm vững các quyền của trẻ em được quy định đầy đủ trong Công ước Quốctế về Quyền trẻ em, Hiến pháp và nhiều văn bản luật khác Đây là những quyđịnh cụ thể, thiết thực giúp cho nhà báo có định hướng rõ ràng trong suy nghĩ,hành động và tránh được những sai sót không đáng có trong khi tác nghiệp.Ngoài ra, những người nắm vững các luật về trẻ em sẽ có nhiều bài viết nhìnnhận vấn đề dưới góc độ pháp luật Từ đó, có thể bảo vệ trẻ một cách dễ dàng,thiết thực hơn.
1.1.4 Giữ bí mật để bảo vệ nguồn tin:
Với những trẻ bị xâm hại tình dục, bị nhiễm HIV, vi phạm pháp luật, lànhân chứng vụ việc… thì việc giữ bí mật thông tin của đối tượng là nguyêntắc được đặt lên hàng đầu Tuyệt đối không cung cấp tên, tuổi, hình ảnh trẻ bịxâm hại tình dục lên báo, không tiết lộ những thông tin mà theo đó ngườikhác có thể biết được tên và địa chỉ nạn nhân Trong một số trường hợp, nếucó đưa tên và hình ảnh thì cần thay đổi tên, địa chỉ, làm mờ hình ảnh nạn nhânđể tránh việc trẻ có thể bị những tổn hại nặng nề về tinh thần hoặc có nguy cơbị trả thù.
1.1.5 Hòa nhập và đồng cảm với trẻ:
Nhà báo cần đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được hoàn cảnh và suynghĩ của chúng, từ đó mới có cách nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý và toàndiện Khi coi mình ngang hàng với trẻ em, chúng sẽ cảm nhận được sự thânthiện trong cuộc giao tiếp và sẽ chia sẻ thông tin với nhà báo một cách thoảimái như trò chuyện với một người bạn Điều đó giúp nhà báo đưa ra các câu
Trang 20hỏi phù hợp với trẻ và tìm ra những luận điểm khoa học thích hợp để bảo vệtrẻ khi cần thiết Đối với trẻ ở lứa tuổi nhi đồng hoặc trẻ chậm phát triển,không nên đặt ra những vấn đề quá phức tạp đòi hỏi sự phân tích, khái quát.
1.1.6 Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ em:
Nhà báo cần lắng nghe ý kiến của trẻ với thái độ chân thành Ngoài ra,họ cần quan sát sự thay đổi thái độ của trẻ để đưa ra các ý kiến nhận xét, cửchỉ thích hợp để chứng tỏ mình luôn chú ý lắng nghe điều chúng đang nói, kểcả khi câu trả lời không đúng với mục đích mà mình muốn hỏi Hiện nay,nhiều nhà báo thường áp đặt suy nghĩ của mình một cách máy móc nên đãbiến cuộc trò chuyện trở thành hình thức chiếu lệ, thiếu thiết thực Một sốtrường hợp còn tưởng tượng, thêm các chi tiết không có thật để bài viết giậtgân, câu khách hơn Đây là cách làm không những đi ngược lại với đạo đứcnghề báo mà còn khiến cho quyền lợi của trẻ không được bảo đảm.
Ngoài việc lắng nghe thì việc tôn trọng ý kiến riêng của trẻ là điều kiệnquan trọng giúp nhà báo có thẻ hiểu và gần gũi với trẻ hơn Trẻ em có cáchsuy nghĩ và hành động riêng, không giống với người lớn nên ý kiến của chúngcũng được nhìn nhận dưới góc độ đơn giản và có đôi chút ngây ngô Đặc biệt,các em nhỏ thường cảm thấy lo ngại và tự ti khi câu trả lời của chúng khôngđúng nên nhà báo không nên cười, chế giễu hay có thái độ phán xét mà nêntôn trọng tất cả ý kiến của trẻ em.
1.1.7 Tôn trọng sự thật:
Nhà báo cần khai thác đầy đủ thông tin và đưa tin một cách chính xác,khách quan vì nếu bài viết sai sự thật không những làm mất uy tín của nhàbáo mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ Do đó, nhà báo cần thẩm địnhtính chính xác trong câu trả lời của trẻ Nên có một số câu hỏi để kiểm tra độchính xác của thông tin mà trẻ đang cung cấp hoặc sử dụng thêm ý kiến từ cácnguồn tin khác để đối chiếu Khi các em nói dối thường là có những lý donhất định (như chưa tin tưởng nhà báo, muốn che đậy những tổn thương…)
Trang 21nên khi phát hiện các em nói dối, không nên tỏ thái độ tức giận, ép buộc trẻnói ra sự thật mà hãy từ từ để trẻ hiểu mình đã biết sự thật ra sao và việc trẻnói thật có ích lợi như thế nào.
Những điều trên đã phần lớn được khái quát trong 6 nguyên tắc màUNICEF đưa ra khi đưa tin về trẻ em để các bài viết đạt hiệu quả xã hội caomà quyền trẻ em vẫn được đảm bảo:
1 Nhân phẩm và các quyền của trẻ em phải được tôn trọng trong mọitrường hợp.
2 Khi phỏng vấn và đưa tin về trẻ em, cần đặc biệt chú ý đến quyềnriêng tư và bí mật của trẻ, chúng cần được lắng nghe, tham gia vào các quyếtđịnh có ảnh hưởng tới chúng và được bảo vệ trước mọi hành vi lạm dụng vàtrừng phạt.
3 Lợi ích tốt nhất của mỗi trẻ em phải được ưu tiên trước bất kỳ lợi íchnào khác.
4 Trong quá trình xác định những lợi ích tốt nhất của trẻ, quyền đượclắng nghe của trẻ phải được tôn trọng phù hợp với độ tuổi và mức trưởngthành của chúng.
5 Những người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của trẻ em và có khả năng đánhgiá chính xác nhất hoàn cảnh đó cần được tham vấn về những vấn đề chínhtrị, văn hoá, xã hội khi đưa tin về trẻ em.
6 Không đăng tải một câu chuyện hoặc hình ảnh có thể đưa trẻ, anh emhoặc bạn bè của trẻ vào tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm ngay cả khinhững yếu tố nhận dạng được thay đổi, giấu đi hoặc không được sử dụng.
Trang 22TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trẻ em là đối tượng dưới mười sáu tuổi, đang trong giai đoạn đầu của sựphát triển tâm lý, nhân cách con người nên dễ chịu sự tác động sâu sắc củacác yếu tố bên ngoài Bạo hành trẻ em là hành vi đe dọa hoặc dùng sức mạnhthể chất gây ra các tổn hại thể chất, tinh thần, ảnh hưởng tới quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách của các em.
Bạo hành trẻ em không những gây ra những tổn hại về mọi mặt cho trẻ,đi ngược lại với các giá trị nhân văn cao đẹp mà còn vi phạm nhiều quy địnhtrong các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992, Công ước Quốc tế vềquyền trẻ em, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em…
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trẻ em bị bạo hành là: thiếuthốn về mặt kinh tế, cha mẹ hay ra xung đột, nhà trường chưa được cấp giấyphép hoạt động nhưng vẫn hoạt động chui, giáo viên thiếu tình yêu với trẻ vàkhông có chuyên môn nghiệp vụ, công tác tuyên truyền, phổ biến thực thipháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chưa có hiệu quả.
Do vậy, toàn xã hội cần chung tay để bảo vệ lợi ích của trẻ em nhằmgiảm thiểu các vụ việc đau lòng xảy ra Hơn ai hết, nhà báo cần phát hiện, tìmhiểu và đưa tin về bạo hành trẻ em một cách chính xác, đúng đắn trên tinhthần viết vì các em và để bảo vệ các em.
Trang 23Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, VnExpress vẫn luôn giữ vị trí làmột trong số các tờ báo dẫn đầu về số lượng người truy cập Theo GoogleAnalytics, trung bình mỗi ngày, hệ thống Báo VnExpress có hơn 30 triệu lượttruy cập (pageviews)
VnExpress cung cấp thông tin về mọi vấn đề của đời sống qua cácchuyên mục: Xã hội, Thế giới, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Đời sống, Khoahọc, Kinh doanh… VnExpress cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chínhxác cho độc giả Số lượng hình ảnh, video độc lập hoặc đi kèm tin, bài của tờbáo cũng rất phong phú Ảnh của VnExpres có màu sắc và góc độ chụp rấtđẹp nên thu hút được lượng lớn độc giả.
Báo hướng tới đối tượng độc giả chủ yếu là những người trẻ, có tuổi đờitừ 18 đến 40 tuổi, có khả năng và trình độ tiếp cận công nghệ thông tin.Những năm gần đây, Báo đã chú ý hơn tới tính tương tác với độc giả thôngqua các hình thức như: comment, vote, chia sẻ hình ảnh, video clip… Điềunày không những giúp cho tờ báo tăng số lượng người truy cập mà còn khiếncho thônng tin trở nên thiết thực hơn Ngoài ra, VnExpress còn thường xuyêntổ chức các cuộc thi ảnh, video đẹp về đất nước, con người Việt Nam thu hútđược sự quan tâm của đông đảo các đối tượng trong và ngoài nước.
Giao diện của VnExpress đề cao sự rõ ràng, dễ đọc và tiếp nhận chứ khôngđặt nặng vấn đề màu sắc bắt mắt nên có bố cục và màu sắc khá đơn giản.
Trang 242.1.2 Báo điện tử VietNamnet (VietNamnet.vn)
Ngày 23/1/2003, VietNamnet chính thức được cấp giấy phép là tờ báomạng điện tử (số giấy phép: 27/GP-BVHTT).
VietNamnet là tờ báo điện tử ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Với phương châm hành động “Đi đầu hay bị loại?”, VietNamnet cập nhậtnhiều lần trong ngày, trung bình cứ 6 phút là có một tin hoặc bài được đẩy lên
Trước đây, đối tượng độc giả của VietNamnet nghiêng về những ngườicó tuổi, quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội Nhưng nay, VietNamnetđang ngày càng đến gần với độc giả trẻ với các chuyên mục hấp dẫn như Bàntròn trực tuyến, Diễn đàn, Bảo vệ người tiêu dùng…
Hiện nay, VietNamnet có 16 chuyên mục bao gồm chính trị, kinh tế, xãhội, quốc tế, giáo dục, thể thao, văn hóa, khoa học, công nghệ thông tin –truyền thông… và 10 trang con chuyên sâu hoạt động như những tờ báo trựcthuộc VietNamnet như: Tuanvietnamnet, Tintuconline, Thế giới ảnh,VieTimes, Muôn màu cuộc sống, VietNamnet TV, VietNamnet.Jobs…
Cùng với nguồn thông tin chính thống, cập nhật nhanh và chính xác,VietNamnet còn có giao diện thân thiện với độc giả Giao diện có gam màuchủ đạo là xanh – đỏ Các chuyên mục trên trang chủ được sắp xếp khoahọc, hợp lý giúp độc giả có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh và dễdàng nhất.
2.1.3 Báo điện tử Gia đình Việt Nam (giadinhvn.vn)
Báo điện tử Gia đình Việt nam có giấy phép hoạt động báo điện tử số384/GP-BTTTT do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 18/09/2013.
Gia đình Việt Nam Online là tờ báo cung cấp cho độc giả các thông tinvề gia đình, xã hội, các kiến thức về đời sống, sức khỏe, phụ nữ, cách chămcon… nên độc giả chủ yếu của Báo là nữ giới Do mới thành lập và khôngchuyên sâu về các vấn đề thời sự nóng hổi nên lượng truy cập của tờ báo cònchưa nhiều.
Trang 25Báo có 10 chuyên mục chính là: Tin tức, Khỏe & đẹp, tình yêu – hônnhân, Mẹ & bé, gia đình, Chi tiêu, giải trí, du lịch, ảnh – video, sống chậm.
Giao diện của Báo khá bắt mắt với nhiều màu sắc, mỗi chuyên mục cómột màu khác nhau Các phần được sắp xếp thoáng, dễ nhìn.
2.2 Thông tin chung về nội dung khảo sát
2.2.1 Thể loại của các bài viết về bạo hành trẻ em trên báo mạngđiện tử
Phần lớn các bài viết chỉ mang tính chất phản ánh đơn thuần trên nhữngkhía cạnh cơ bản như: cách thức trẻ bị bạo hành, hoàn cảnh sống của trẻ, phảnánh nhận xét của hàng xóm về tính cách, hành vi của thủ phạm… Còn quá ítcác bài phóng sự, bài tổng hợp để độc giả có thể theo dõi toàn bộ diễn biếncủa sự việc cũng như có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết bày tỏ thái độ của cha mẹ có con bị bạohành hoặc thái độ của họ khi xem, chứng kiến các vụ bạo hành trẻ em Một sốđộc giả còn chia sẻ các bài viết suy ngẫm về cách dạy con ở nước ta cũng nhưcác dấu hiệu nhận biết con trẻ bị bạo hành để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong số các bài được khảo sát, có 3% là bài phỏng vấn các chuyên gia,lãnh đạo Bộ/Ban/Ngành… về tình trạng bạo hành trẻ em Các bài viết nàythường được viết theo kết cấu: Thái độ của chuyên gia về vụ việc – phân tíchnguyên nhân – đề ra giải pháp.
Trang 26Trong bài “Thứ trưởng Giáo dục ám ảnh vụ đày đọa trẻ mầm non”
(VietNamnet, 17/12/2013), Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã nêu ra cái nhìntoàn diện về vấn đề bạo hành trẻ ở các cơ sở mầm non hiện nay Mở đầu bàiviết, bà bày tỏ sự đau lòng, bức xúc khi xem những hình ảnh bảo mẫu hành hạtrẻ mầm non ở cơ sở tư thục Phương Anh và chỉ ra nguyên nhân chính dẫn tớixảy ra vụ việc trên là giáo viên chưa qua đào tạo, các điều kiện cơ sở vật chấtcũng chưa đảm bảo nên chưa được cấp phép nhưng vẫn lén lút nhận trẻ Cuốicùng, bà nêu ra các biện pháp thiết thực để giảm thiểu tình trạng bạo hành trẻ
mầm non: “Chủ nhóm lớp muốn mở lớp phải gửi hồ sơ phường, xã kiểm trarồi đến phòng giáo dục đồng ý và phường cấp phép hoạt động”, “đề nghịChính phủ, các địa phương khi phê duyệt quy hoạch các khu đô thị, côngnghiệp, chế xuất nhất định phải có trường lớp cho trẻ mầm non”, “đề cao vaitrò của các cấp ủy địa phương, cộng đồng dân cư”.
Còn trong bài “Vụ Hào Anh “ngược đãi” bố mẹ: Chuyên gia nóigì?” (Giadinhvn, 4/9/2014), tác giả đã phỏng vấn nhà nghiên cứu tâm lý
Nguyễn An Chất để lý giải các hành động bạo lực mà Hào Anh đã gây ra dưới
góc độ tâm lý Chuyên gia chia sẻ: “Ở góc độ tâm lý, Hào Anh bị sang chấntâm lý, dễ ấm ức muốn trả thù đời Vì vây tôi không sốc khi Hào Anh ngượcđãi bố mẹ” Những phân tích của ông không mang nặng tính đổ lỗi cho bản
thân nhân vật mà luôn được nhìn nhận dưới các góc độ khách quan như: diễnbiến tâm sinh lý phức của tuổi mới lớn, môi trường giáo dục chưa tốt, sự quantâm không đúng cách của xã hội Cuối cùng, ông nêu ra một số biện pháp để
giảm thiểu các em nhỏ rơi vào hoàn cảnh tương tự như Hào Anh: “Xã hội baobọc Hào Anh là cần thiết Tuy nhiên, xã hội cần bao bọc toàn diện hơn”,“người thân trong gia đình nên cho con cái cảm nhận được tình yêu thươngthực sự Ngoài ra, cha mẹ cần nhắc nhở con cái sử dụng đồng tiền thế nàocho đúng”.
Trang 27Nội dung bài viết được nhìn nhận dưới góc độ xã hội học, tâm lý học, yhọc, luật học, được phân tích cụ thể với số liệu, ý kiến cụ thể nên khách quan,thuyết phục Có sử dụng ý kiến của những người liên quan, chuyên gia, lãnh đạonhưng có chọn lọc nên giúp bài viết vừa có căn cứ lý thuyết khách quan vừa có ýnghĩa thực tiễn lớn lao Bên cạnh đó, một số bài viết sử dụng quá nhiều ý kiếncủa chuyên gia khiến cho tác phẩm trở nên khô cứng, nặng nề, khó hiểu vớinhiều người, đặc biệt là những người có trình độ văn hóa chưa cao.
2.2.2 Cách đặt tít bài và sapo của các bài viết về bạo hành trẻ emtrên báo mạng điện tử
2.2.2.1 Độ dài của tít bài
Đầu đề (hay còn gọi là tít bài) là thông tin ban đầu mà người đọc tiếp cậnvới một bài báo Đặt tít là việc làm mang tính quyết định tới 80% sự thànhcông cho bài báo Số lượng tác phẩm báo chí, nhất là báo mạng là rất lớn nênngoại trừ những tít gây ấn tượng mạnh, dễ nhớ dễ hiểu thì độc giả hầu nhưđều không thể lưu lại trong đầu Do đó, độ dài tít là yếu tố quan trọng ảnhhưởng tới quá trình đọc, xem, nhớ của độc giả.
Tít càng ngắn, càng cô đọng thì khả năng tạo được sức hút, gây tò mòvới độc giả càng lớn bởi họ sẽ phải đọc thêm bài viết để hiểu thêm về nộidung của tiêu đề, hiểu vì sao tác giả lại đặt như vậy Loại tít này khá súc tích
Trang 28và thường có tính khái quát cao: “3 năm tù “thức tỉnh” mầm non”, “Giải mãhành vi bạo hành trẻ”, “Bố đánh con hàng trăm trận đòn”…
Mặc dù chưa có tiêu chuẩn chính xác về độ dài tít nhưng những tít nhiềuhơn 12 chữ thường vượt qua ngưỡng của độc giả có trình độ văn hóa trungbình do họ không thể nhớ rõ ràng phần đầu tít khi đọc đến cuối Tuy nhiên,nhiều bài viết vẫn sử dụng tít rất dài Ví dụ như:
“Ám ảnh suốt đời vì tuổi thơ bị ba ép uống sữa đến sặc” có thể sửa lạithành “Ám ảnh vì bị ba ép uống sữa đến sặc”
“ Tin nóng chiều 13/9 ở Việt Nam: Nghi bé 4 tuổi bị mẹ đánh chấnthương sọ não” có thể sửa thành “Nghi vấn bé 4 tuổi bị mẹ đánh chấn thươngsọ não”.
“ Bé 4 tuổi bị cha mẹ bạo hành: Dạy con bằng cách đánh đến bất tỉnh”có thể sửa lại là “Cha mẹ bé 4 tuổi “dạy” con đến bất tỉnh”…
Tỷ lệ tít bài quá dài còn chiếm số lượng lớn Đây là một hạn chế lớn vìnếu công chúng không nhớ được tên tiêu đề thì họ không thể ghi nhớ tới bàiviết.
2.2.2.2 Loại tít bài
Biểu đồ 2.1 Loại tít của các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báo điện tử.
Trang 29Tít xác nhận sự kiện là loại tít có tính chất thông báo một vấn đề nào đómột cách ngắn gọn, dễ hiểu Loại tít này thường là một câu đơn trần thuật vớiđầy đủ chủ và vị ngữ Đây là dạng tít được dùng phổ biến nhất trong lượngbài viết được khảo sát bởi loại đầu đề này khái quát được toàn bộ bài báo để
cung cấp thông tin chính cho độc giả một cách nhanh nhất: “Bắt 2 bảo mẫuhành hạ dã man trẻ ở Sài Gòn”, “Học sinh lớp 2 bị cha bạo hành vì quên lịchthi”, “Bé 10 tuổi muốn tự tử vì mẹ đánh đòn”, “Bố đánh chết con vì mất 20kg tiêu”…
Tít dưới dạng câu hỏi là loại tít mở, chủ yếu phản ánh cái thần của bàibáo hơn là nội dung và thường gây được ấn tượng với độc giả Đó có thể là
phân tích của chuyên gia“Giáo viên mầm non rất dễ bạo lực với trẻ?”, “Vụbạo hành ở Bắc Ninh, hình phạt thế nào?”; nỗi băn khoăn của chính các bậcphụ huynh “Cha mẹ vô tâm nên con mới bị đày đọa?”, “Chúng ta đã ‘quên’nạn nhân Đỗ Doãn Lộc?” hay là câu hỏi mãi chưa có hồi kết“Vì sao nhiềucha mẹ Việt hay đánh con?”, “Tại sao bạo hành trẻ em tái diễn?”…
Tít mang tính bình luận, biểu cảm cũng chiếm tỷ lệ khá cao Đa phần
trong đó, các tác giả sử dụng các cụm từ như “kinh hoàng”,“dã man”,“đauđớn”…để tăng mức độ biểu cảm, sự thu hút cho toàn bài viết
Tít giật gân là loại tít thường tạo cho người đọc cảm giác tò mò, phẫn nộvà dễ gây sự thu hút Số lượng tít giật gân cũng được sử dụng nhưng chiếm tỷ
lệ không đáng kể Vì dụ như “Cậu bắt cháu 3 tuổi đi ăn xin gây phẫn nộ trênfacebook”, “Kinh hoàng bé 2 tuổi bị đổ rượu, nhét băng vệ sinh vào mồm”…
2.2.2.3 Nội dung của sapo
Sapo là đoạn văn mở đầu nhắm giới thiệu tóm tắt nội dung của bài viết.Có 2 loại sapo cơ bản:
Sapo có tính thông tin là loại tóm tắt được những thông tin, số liệu cơbản và nổi bật nhất của toàn bài Nhờ đó, khi đọc sapo, độc giả có thể nắmđược nội dung cũng như tinh thần của bài báo Loại sapo này chiếm 52%
Trang 30trong tổng số sapo của các bài viết được khảo sát và chủ yếu thuộc các tin, bàiphản ánh
Ví dụ: Sapo của bài viết “Bố bị bắt vì đánh con thập tử nhất sinh”
(VnExpress, 17/3/2014) đã nêu lên đuợc thông tin chính của toàn bài là đốitượng Đỗ Doãn Lợi đã bị bắt đồng thời khái quát được tình trạng nguy kịch
của nạn nhân Đỗ Doãn Lộc: “Sáng nay, Đỗ Văn Lợi, nghi can đánh con trai8 tuổi khiến bé hôn mê sâu, giãn đồng tử, tụ máu nhiều ở não, xung huyếtvùng mặt đã bị Công an thành phố Bắc Ninh bắt”.
Trong bài “Khởi tố 2 đối tượng bạo hành trẻ em ở Binh Dương”
(VietNamnet, 16/9/2014), sapo đã nêu được tên, tuổi, địa chỉ của 2 đối tuợng
hành hạ bé Kim Ngân cùng với tội danh họ phải gánh chịu: “Ngày16/9,nguồn tin từ công an thị xã Dĩ An cho biết, cơ quan điều tra đã quyết địnhkhởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 2 đối tượng Đỗ Trọng Minh (27 tuổingụ Đồng Nai) và Nguyễn Thị Thùy Trang (26 tuổi ngụ Vĩnh Long) hiện tạmtrú tại phường Bình An (TX Dĩ An Bình Dương) về tội danh “cố ý gây thươngtích”.
Sapo có tính khơi gợi là loại đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ vàgiọng điệu của bài báo Loại sapo này thường được sử dụng trong thể loạiphóng sự, phỏng vấn, bài tổng hợp Có 48% sapo trong số sapo của các bàiviết được khảo sát thuộc thể loại này, phần lớn là một câu được trích lược lạitừ trong bài, trích ý kiến của một nhân vật hoặc nêu lên một chi tiết nhỏ nêntính khái quát còn chưa cao.
Trong bài tổng hợp “10 cảnh hành hạ trẻ em tàn độc, chấn động ViệtNam” (VietNamnet, 17/12/2013), sapo mang tính mô tả khái quát các cảnh
tương bạo hành trẻ em nhằm khơi gợi sự tò mò của độc giả: “Những tiếngkhóc thét đầy đau đớn và sợ hãi, những thương tật, vết bầm tím trên người trẻnhỏ… khiến không ai có thể kìm được nước mắt cùng sự phẫn nộ”.
Trang 31Sapo trong bài “Đề xuất dưới 18 tuổi vẫn là trẻ em” (Giadinhvn,
13/9/2014) mới chỉ nêu được ý tưởng chung nhất của bài báo: “Cục trưởng
Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em cho viết dự thảo đề xuất nâng độ tuổi trẻ emthêm 2 năm” Thay vì viết như vậy, tác giả có thể bổ sung một số thông tin cụ
thể như: nêu rõ tên của Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, đề xuất nângđộ tuổi trẻ em từ bao nhiêu tuổi lên bao nhiêu tuổi và nêu một cách ngắn gọnnhất lý do dẫn tới đề xuất ấy.
2.2.3 Hình ảnh và video được sử dụng trong các bài viết về bạohành trẻ em trên báo mạng điện tử
2.2.3.1 Số lượng ảnh được sử dụng trong các bài viết
Với những bài viết sử dụng 1 - 2 ảnh thì hình ảnh thường được đặt ở đầubài hoặc giữa bài Các bài viết dùng từ 3 – 4 ảnh thì hình ảnh được dàn đều ratoàn bài để tạo sự hài hoà về bố cục, tạo sự thư giãn cho mắt
Trang 32Số lượng bài viết sử dụng 4 ảnh trở lên còn rất hiếm, nếu có thì chỉ là nhómảnh, chùm ảnh chứ chưa phải phóng sự Tuy nhiên, cũng đã giúp cho người xemcó cái nhìn rõ nét về vấn đề hơn không chỉ bằng lời mà còn bằng ảnh
2.2.3.2 Loại ảnh được sử dụng trong bài viết
Trong bài “Vụ bé Ngân bị bạo hành: “Cháu đang rất hạnh phúc”
(Giadinhvn, 5/11/2014), tác giả có sử dụng 6 hình ảnh về bé Ngân Các hìnhảnh này đều ghi lại được khoảnh khắc bé tươi cười, không hề tỏ ra sợ sệttrước máy ảnh Lý giải điều này có thể do bé đã hồi phục sức khỏe và đang
Trang 33được sống hạnh phúc với cha ruột Một lý do khác là tác giả đã nắm được tâmlý trẻ em, biết đặt nhân vật vào không gian mà bé thấy gần gũi nhất (ở nhà) vàđể nhân vật thực hiện các hành động tự nhiên nhất (ăn kẹo, tạo dáng cùng anhtrai, ngồi trong vòng tay cha) Nhờ vậy, bé Ngân sẽ cảm thấy thoải mái và tựtin hơn trong quá trình giao tiếp với nhà báo và ngược lại, nhà báo sẽ dễ dàngtiếp cận, chụp ảnh và khai thác thông tin từ nhân vật một cách hiệu quả vànhanh chóng.
Trang 34
Một số hình ảnh được sử dụng trong bài “Bảo mẫu hành hạ dã man trẻ mầmnon ở Sài Gòn” đăng trên VnExpress.net ngày 17/12/2013.
Bài “Bảo mẫu hành hạ dã man trẻ mầm non ở Sài Gòn” (VnExpress,
17/12/2013), tác giả có sử dụng 2 ảnh và đều là ảnh cắt từ clip của báo TuổiTrẻ nên ảnh rất nhòe, khó nhìn Không những vậy, nhiều bài viết trênVietNamnet còn sử dụng một ảnh giống nhau gây nhàm chán cho độc giả Bài
“Thứ trưởng Giáo dục ám ảnh vụ đày đọa trẻ mầm non” (17/12/2013), “Vìsao ngày càng clip đày đọa trẻ mầm non” (17/12/2013), “Hậu” bạo hànhtrẻ liên tiếp, nhiều lỗ hổng quản lý” (19/12/2013) và “Hà Nội đóng cửanhiều cơ sở mầm non” (20/12/2013), đều sử dụng cùng một ảnh cắt từ clip:
Ảnh minh họa chủ yếulà ảnh lấy trên mạng, chứa íthoặc không có thông tin vàrất khó để kiểm chứng vềtính chính xác nên dễ làmgiảm độ tin cậy của độc giảdành cho bài báo Loại ảnhnày thường được sử dụngtrong các bài bình luận vềcách nuôi dạy con của cha mẹ, nỗi băn khoăn của phụ huynh khi gửi trẻ, dấuhiệu nhận biết trẻ em bị bạo hành do các bậc cha mẹ tự rút ra hay các bài chiasẻ của độc giả về tuổi thơ từng bị bạo hành, sự ám ảnh của đòn roi…
2.2.3.3 Bố cục của ảnh được sử dụng trong bài viết
Vì được đầu tư về chuyên môn cũng như tích luỹ kinh nghiệm tác nghiệpnên chất lượng hình ảnh mà các tác giả dùng trong bài là khá tốt, đa số phùhợp với nội dung bài viết Ảnh có bố cục ổn là ảnh tạo cho người xem cảmgiác thuận mắt và nhanh chóng hiểu được nội dung mà tác giả muốn thể hiệntrong ảnh Lượng ảnh có bố cục ổn chiếm tỷ lệ khá cao (52,7%) Đó thường là
Trang 35ảnh có góc độ đơn giản nhưng nổi bật được ý đồ của tác giả: Chụp chân dungnạn nhân với những vết thương khắp cơ thể hoặc biểu cảm trên khuôn mặt,chụp cận cảnh để làm rõ bộ phận mà trẻ bị tổn thương, chụp chân dung bố mẹnạn nhân đặt trong không gian sống để thể hiện được hoàn cảnh, điều kiệnsống của trẻ…
Ảnh trong bài “Mẹ kế đánh chồng và con riêng nhập viện”
(VnExpress, 9/4/2014) được chụp với góc độ trực diện, đơn giản nhưng nhờviệc gắn liền với bối cảnh nên khi xem ảnh độc giả sẽ hiểu ngay được bathông tin chính là: nạn nhân trong ảnh bị đánh đập dã man, thông tin về ngườimẹ kế gây ra những tội ác ấy và bức ảnh đang được người dân dán ở nhữngđịa điểm công khai.
Trang 36Bên cạnh đó, lượng ảnh có bố cục chưa tốt vẫn còn khá nhiều Nhưngbức ảnh này đều mắc một số lỗi chung như: Ảnh thiếu sáng dẫn tới bị nhòe,ảnh chụp từ sau lưng người dân, ảnh chụp cắt ngang đầu trẻ em/chamẹ/chuyên gia, nhân vật quá nhỏ so với toàn cảnh (không gian trong phòng,bệnh viện, lớp học)… Những lỗi này khiến những bức ảnh thật của phóngviên chụp như trở thành những bức ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho bàiviết
Khi nhìn vào bức ảnh này
trong bài “Bị cha dượng đánhnứt sọ vì… lén xem ti vi”
(VietNamnet, 5/11/2014), độcgiả khó có thể hiểu được cácnhân vật trong ảnh là ai và họđang làm gì bởi góc độ ảnhchưa hợp lý khi tác giả chụp từsau lưng nhân vật Hơn nữa,nạn nhân của vụ bạo hành bị che khuất trong khi ảnh lại xuất hiện quá nhiềuđối tượng khiến nội dung ảnh được thể hiện thiếu tập trung, chưa rõ ràng
Trang 37đem lại thông tin cho độc giả Thay vì vậy, tác giả có thể chụp cận vào gươngmặt của một mình em bé hoặc chụp cả hai mẹ con như trong bức ảnh bên phải
của bài viết “Vụ nhét băng vệ sinh vào mồm trẻ ở Việt Trì: Bé gãy răng,dập phổi” (Giadinhvn, 27/9/2014).
2.2.3.4 Chú thích của ảnh được sử dụng trong bài viết
Chú thích ảnh là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một bứcảnh báo chí Với 82% ảnh được khảo sát có chú thích, cho thấy nhà báo đãchú trọng tới chú thích nhằm cung cấp thêm thông tin cho hình ảnh Tuy ảnhkhông có chú thích chỉ chiếm số lượng nhỏ nhưng các nhà báo vẫn cần chú ýtới khâu biên tập ảnh để đảm bảo ảnh luôn có đầy đủ chú thích.
Một chú thích ảnh cần cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bảncần thiết để họ hiểu bức ảnh và sự liên quan của ảnh với bài viết Nói cáchkhác, chú thích phải trả lời được ít nhất 3 trong 5 câu hỏi: Ai/ Cái gì? Ở đâu?Khi nào? Làm gì? Như thế nào (Kết quả ra sao) ?
1 Chú thích trả lời đầy đủ các câu hỏi 1,32 Chú thích trả lời ít nhất 3 trong số 5 câu hỏi 203 Chú thích trả lời ít hơn 3 câu hỏi 70,74 Chú thích không liên quan đến nội dung ảnh 8Bảng 2.4 Chú thích của ảnh trong các bài viết về bạo hành trẻ em trên 3 báođiện tử (%).
Chú thích ảnh vẫn còn nhiều điểm yếu Chú thích trả lời đầy đủ 5 câuhỏi, vừa bổ sung thông tin cho bài vừa mô tả lại hình ảnh trong ảnh được coilà chú thích tốt nhưng vẫn chưa được dùng nhiều trên các báo Đa phần chúthích được dùng chỉ mô tả lại nội dung ảnh hoặc chỉ nhằm (trả lời ít hơn 3 câu
hỏi) : “Bé Vinh vô danh với nhiều vết thương trên người”,“Cháu NguyễnMinh T và những vết thương hằn sâu đã đóng vẩy”,“Phương và Lý tại cơ
Trang 38quan điều tra”… Cách chú thích như vậy không những có giá trị thông tin
thấp mà còn tạo cảm giác nhàm chán với độc giả
Tỷ lệ chú thích không liên quan đến nội dung ảnh tuy chỉ chiếm 8%nhưng vẫn có thể gây tâm lý hoang mang cho người đọc khi họ xem ảnh màkhông hiểu nội dung hoặc đọc chú thích mà băn khoăn không biết chú thíchđó có đúng của bức ảnh kia không Do đó, nếu không thận trọng trong cáchviết chú thích thì tác giả sẽ khiến cho việc tiếp nhận thông tin của công chúngcó nhiều sai lệch không đáng có.
2.2.3.5 Video được sử dụng trong các bài viết
Chỉ có 6 bài viết sử dụng video Trong số các bài sử dụng video thì tất cảcác video đều có nội dung liên quan tới bài viết và bổ sung thêm thông tin chobài viết Các video chủ yếu ghi lại cảnh trẻ phải chịu đau đớn, khóc lóc khi bịngười lớn bạo hành; cảnh trẻ vui vẻ khi ở bên người thân, trẻ tươi cười khiđược xuất viện… Trong số đó có 2 video do người dân cung cấp, 1 video dophóng viên tự quay và 3 video lấy từ Internet
Video trong bài
“Cậu bé bị mẹ lộttruồng đánh giữa phố”
(VnExpress, 1/7/2014)được khai thác từfacebook nên có chấtlượng hình ảnh chưađược tốt, còn khá nhòe.Sử dụng video giúp bài báo thêm sinh động và chân thực nhưng với riêng bàiviết này, việc tác giả chỉ dùng video, 1 ảnh cắt từ video kèm theo vài câu môtả lại nội dung video khiến cho thông tin còn hời hợt, chỉ mang tính chấtthông báo.
Trang 392.3 Loại hình bạo hành trẻ em được đề cập trong các bài viết trênbáo mạng điện tử
2.3.1 Các bài viết chủ yếu tập trung phản ánh về bạo lực thể chất
Có thể do bạo hành về thể chất dễ phát hiện hơn bạo hành về tinh thần(lời nói, tình cảm…) nên có một lượng lớn bài viết (82,7%) phản ánh về loạibạo hành này Đề cập tới bạo lực thân thể khi vụ việc vừa xảy ra hoặc ở thởiđiểm có người phát hiện vụ bạo hành là điều thường thấy trong cách đưa tincủa báo mạng điện tử hiện nay Việc đưa tin như vậy sẽ cung cấp cho độc giảthông tin một cách nhanh chóng đồng thời để các cơ quan chức năng pháthiện và vào cuộc kịp thời
Trong dạng bạo hành thể chất thì các hành vi được nhắc đến nhiều làđánh, đá, tát, bóp cổ, đè đầu Những hành động bạo lực thường được mô tả kỹtrong các bài viết, sự phản kháng yếu ớt của trẻ cũng được nhắc tới nhưng
không nhiều: “Một cô mặc áo thun vàng dùng móc sắt và tay liên tục đánhvào mặt nam sinh mặc bộ thể thao màu xanh mặc cho nam sinh này giơ tayche mặt”, “trong giờ ăn một giáo viên khác vừa giơ muỗng cơm lên vừa dùngtay tát trẻ, đè cổ đứa bé xuống để ép ăn Thậm chí có hình ảnh một nữ giáoviên vừa cười vừa dùng tay bóp vào bộ phận sinh dục của một nam học sinhmặc cho em này kêu khóc, hai tay giữ chặt quần lại Hình ảnh cuối là một côgiáo to khỏe dùng cả hai tay kéo một bé gái, khi bé giằng co liền bị cô vật
xuống nền, ngồi lên người mặc cho bé khóc thét” (Giáo viên trường không
Trang 40Có thể nói, với lối miêu tả cụ thể, trực diện thì cách phản ánh về bạo lựcthể xác trong các bài viết đã lột tả được sự dã man trong hành vi của thủ phạmđồng thời đem đến cho độc giả sự xót xa, đồng cảm với các em nhỏ Tuynhiên, số lượng bài phóng sự, bài mang tính chất tổng hợp còn rất ít nên chưagiúp công chúng nắm được toàn bộ quá trình bạo hành và kết quả xử phạt dođó họ chưa có được cái nhìn toàn diện, khái quát về vụ việc.
2.3.2 Bạo lực tinh thần chưa được phân tích cụ thể
Chỉ có 17,3% bài viết phản ánh về bạo lực tinh thần đối với trẻ em Hìnhthức bạo lực này tuy không gây đau đớn về thể xác nhưng gây tổn hại nghiêmtrọng về mặt tâm lý, tình cảm của trẻ em, khiến nhiều trẻ rơi vào trạng tháihoảng loạn hoặc trầm cảm nặng nề.
Nếu bạo lực về thể chất được miêu tả chi tiết thông qua các hành độngthì bạo lực tinh thần khó có thể diễn tả và khó bị phát hiện hơn do ít khi để lạidấu vết thông qua vẻ bề ngoài của trẻ Tuy nhiên, một số hành vi tiêu biểuđược đề cập trong dạng bạo hành này là: quát, mắng, mạt sát, đe dọa, bêu rếu.
Ví dụ như: “Mỗi khi ông lên cơn nóng giận ngút ngụt, ông ấy gầm gào vàlàm tổn thương đứa con bé nhỏ bằng những lời nói cay nghiệt và sát thươngnhất: “Mày có phải là con tao không mà sao ngu thế?”, “đầu óc bã đậu”,
“ngu si”, “dốt nát”, “cái loại như mày…” (Bị trầm cảm 20 năm vì những
lời mạt sát của cha, VnExpress, 19/3/2013).
Ngoài ra, hành vi bạo lực tình dục cũng được đề cập tới nhưng chiếm sốlượng rất nhỏ (2%) bởi đây là vấn đề tế nhị, khó chia sẻ Hành vi chính đượcnhắc tới đó là lạm dụng tình dục và các nạn nhân đều không dám lên tiếng tốcáo Các nhà báo cũng hạn chế đưa ra các bình luận khi phản ánh về kiểu bạohành này Chính tâm lý lảng tránh trong cách đưa tin và phân tích của nhà báođã khiến cho nạn nhân của các vụ xâm hại này ngày càng thu mình và có tháiđộ cam chịu, một mình chịu đựng những tổn thương.