1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập kiểm sát viên

32 92 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm sát viên - Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
Tác giả Đinh Thị Tịnh
Trường học Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Phú Riềng
Chuyên ngành Thực tập định hướng nghề nghiệp
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bình Phước
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 298,33 KB

Nội dung

Kiểm sát viên là một vị trí trong Viện kiểm sát nhân dân. Chức vụ này có vai trò hết sức quan trọng đối với các chức năng nhiệm vụ và thực hành quyền công tố. Kiểm soát mọi hoạt động tư pháp và là hình ảnh nổi bật, gần gũi và sinh động thực tế nhất về viện kiểm sát nhân dân. 

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 1

II Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu 2

1 Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong việc thực

2 Các yêu cầu về đạo đức, thái độ trong việc thực hiện các công

III Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các công

1 Mô tả các công việc được giao thực hiện và đánh giá về kết quả

3

Những khó khăn trong việc thực hiện các công việc được giao

cũng như các công việc của vị trí nghề nghiệp và hướng khắc

phục trong thời gian tới

23

Trang 3

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về cơ quan thực tập:

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ:

Cùng với sự hình thành hệ thống chính quyền và tổ chức đoàn thể, ngànhKiểm sát nhân huyện Phú Riềng đã được hình thành

Tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân huyện:

+ Viện trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành, trực tiếp phụ tráchcông tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử, tạm giữ,tạm giam và thi hành án hình sự (bộ phận Hình sự), công tác tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát giải quyết khiếunại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (bộ phận Khiếu tố), công tác văn phòng,

tổ chức cán bộ và kế toán tài chính (bộ phận Văn phòng)

+ Phó Viện trưởng trực tiếp phụ trách công tác kiểm sát việc giải quyếtcác vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (bộphận Dân sự) và công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hànhchính (bộ phận Thi hành án dân sự)

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

DÂN SỰ

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

VĂN PHÒNG HÌNH SỰ KHIẾU TỐ

Trang 4

+ Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật đểlàm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.+ Kiểm tra viên là chức danh tư pháp, được bổ nhiệm theo quy định củapháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động

tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Viện trưởng; Thủ trưởng Cơ quanđiều tra phân công, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải tuân theo pháp luật vàchịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình

II Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu:

1 Mô tả vị trí nghề nghiệp:

Kiểm sát viên là một vị trí trong Viện kiểm sát nhân dân Chức vụ này cóvai trò hết sức quan trọng đối với các chức năng nhiệm vụ và thực hành quyềncông tố Kiểm soát mọi hoạt động tư pháp và là hình ảnh nổi bật, gần gũi vàsinh động thực tế nhất về viện kiểm sát nhân dân

+ Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật đểlàm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

- Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sátcác hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phâncông của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạothống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2 Mô tả chi tiết nội dung công việc của vị trí nghề nghiệp:

Trang 5

- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan,người có thẩm quyền;

- Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụngbiện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyếtnguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyềnđiều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

- Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tộiphạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúcđiều tra;

- Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báotin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diệntheo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khaingười bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

- Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làmchứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giaongười dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát;quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luậtnày;

Trang 6

- Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc

đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiêndịch, người dịch thuật;

- Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy

tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộctội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranhluận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án vànhững người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tốtụng khác của Tòa án;

- Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;

- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền củaViện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát

- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứtrong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thuthập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này

- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát vềviệc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này

- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án

- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theoquy định của Bộ luật này

Trang 7

- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án,quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiếnnghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tốtụng vi phạm pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyềncủa Viện kiểm sát

3 So sánh công việc của Kiểm sát viên với công việc của Kiểm tra viên.

3.1 Điểm giống nhau của 02 chức danh trên

Đều là chức danh tư pháp, hoạt động trong viện kiểm sát nhân dân

Được ghi biên bản lấy lời khai, hỏi cung và ghi các biên bản khác trong

Trang 8

tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn:

* Kiểm sát viên:

Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát cáchoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phân côngcủa Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạothống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ chorằng việc đó là trái pháp luật; nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì Kiểm sátviên phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình; trong trường hợp này Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Việntrưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việcthi hành quyết định đó

- Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong cáctrường hợp do pháp luật tố tụng quy định

* Kiểm tra viên:

Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;

Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;

Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công

tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

Trang 9

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Việntrưởng.

Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên vàtrước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ

vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự”

Việc được tham gia ghi chép biên bản, chuyển giao các văn bản tố tụngcũng như lập hồ sơ kiểm sát, Kiểm tra viên đã tiếp xúc với hầu hết các côngviệc của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tưpháp trong lĩnh vực hình sự Trong lĩnh vực dân sự thì Kiểm tra viên đượcchủ động công việc trong việc nghiên cứu hồ sơ rồi báo cáo lại kết quả côngviệc, lập hồ sơ kiểm sát và giúp việc trong kiểm sát hoạt động tư pháp Có thểthấy mặc dù không có quyền độc lập nhưng Kiểm tra viên thực hiện rất nhiềucông việc giống Kiểm sát viên nhưng dưới sự giám sát của Kiểm sát viên Kiểm tra viên không thể giúp việc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa hình

sự, dân sự hay phiên họp dân sự Việc giới hạn như vậy sẽ khiến Kiểm traviên rất khó khăn trong việc tiếp cận môi trường xét xử là nơi mà Kiểm sátviên sẽ thể hiện rất nhiều kĩ năng, thao tác và cả bản lĩnh nghề nghiệp khitham gia phiên tòa hoặc phiên họp

Như vậy, nhiệm vụ của Kiểm tra viên chủ yếu là giúp việc cho Kiểm sátviên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.Tất cảnhững việc của Kiểm tra viên được làm đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp củaKiểm sát viên hoặc chịu sự phân công từ Viện trưởng nên Kiểm tra viên sẽphải chịu trách nhiệm đầu tiên là trước các Kiểm sát viên và Viện trưởng.Điều này cho thấy thẩm quyền của Kiểm tra viên chỉ bó gọn trong những

Trang 10

phần việc được giao mà không được phép chủ động thực hiện bất kì mộtnhiệm vụ nào nếu chưa được sự đồng ý của những người mà Kiểm tra viêngiúp việc.

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

I Mô tả vị trí nghề nghiệp.

Ngành Kiểm sát nhân dân được Hiến pháp năm 2013 quy định và Nhànước giao phó những trọng trách vô cùng to lớn trong công tác thực thi phápluật, cụ thể Kiểm sát viên là người trực tiếp thực hiện chức năng thực hànhquyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Ngoài ra, Kiểm sát viên còn cónhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật đượcchấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Kiểm sát viên thực hiện chức năng,nhiệm vụ được giao không chỉ vì trách nhiệm mà bằng cả sự tâm huyết

Kiểm sát viên là một vị trí trong Viện kiểm sát nhân dân Chức vụ này cóvai trò hết sức quan trọng đối với các chức năng nhiệm vụ và thực hành quyềncông tố Kiểm soát mọi hoạt động tư pháp và là hình ảnh nổi bật, gần gũi vàsinh động thực tế nhất về viện kiểm sát nhân dân

- Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sátcác hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phâncông của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạothống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 11

II Phân tích những yêu cầu trong việc thực hiện các công việc của Kiểm sát viên:

1 Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong việc thực hiện các công việc:

+ Về chuyên môn nghiệp vụ:

Theo quy định tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm

2014, tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên đó là:

 Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết,trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa

 Có trình độ cử nhân luật trở lên

 Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát

 Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật tổchức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

 Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao

Kiểm sát viên phải nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của Việnkiểm sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao Thường xuyên nghiêncứu, nắm vững các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, hình sự, các Bộ luật

về nội dung và các văn bản hướng dẫn thi hành Trước hết phải nhận thức vàthực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc thực hiện chức năngkiểm sát hoạt động tư pháp Cần lưu ý các nguyên tắc bảo vệ quyền conngười, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013

Trang 12

Kiểm sát viên phải luôn trau dồi kiến thức pháp luật đáp ứng yêu cầunhiệm chuyên môn cũng như kiểm sát hoạt động điều tra, thực hiện quyềntruy tố và kịp thời phát hiện những vi phạm của cơ quan điều tra, Tòa án trongquá trình giải quyết vụ án, vụ việc để có cơ sở tham mưu, đề xuất Lãnh đạođơn vị kháng nghị hoặc báo cáo kháng nghị.

+ Kỹ năng trong việc thực hiện các công việc:

- Về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án chuẩn bị tham gia phiên tòa:

Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát giải quyết vụ án phải nắmvững chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị đầy đủ cáchoạt động tham gia phiên tòa, chú trọng hoạt động kiểm sát bản, án quyếtđịnh của Tòa án, nâng cao trách nhiệm cá nhân

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên chuẩn bị tốt nội dung

để tham gia phiên tòa như đề cương hỏi, dự kiến và giải quyết các tình huốngphát sinh tại phiên tòa, dự thảo Bản phát biểu về việc tuân theo pháp luật củaThẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, tham gia tố tụng tại phiêntòa; báo cáo lãnh đạo đơn vị về căn cứ, quan điểm giải quyết vụ án, những nộidung vi phạm phát hiện được qua nghiên cứu hồ sơ để làm cơ sở đối chiếu vớinội dung tuyên án của Hội đồng xét xử

- Về kỹ năng hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa:

Tại phiên tòa, ngoài kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành

tố tụng và người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên phải lưu ý việc bổ sungchứng cứ của đương sự có hợp pháp không, các chứng cứ do các đương sựđưa ra có được xem xét đánh giá đầy đủ, toàn diện và khách quan không; việc

áp dụng pháp luật về nội dung có đúng không; để có cơ sở báo cáo, đề xuấtviệc chấp hành pháp luật về tố tụng và nội dung khi thực hiện công tác kiểmsát bản án sơ thẩm nhằm kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị kháng nghị

Trang 13

phúc thẩm nếu có vi phạm nghiêm trọng và tổng hợp kiến nghị Tòa án khắcphục đối với vi phạm và thiếu sót

- Kiểm sát việc tuyên án và biên bản phiên tòa: Khi Hội đồng xét xử

tuyên bản án, Kiểm sát viên cần chú ý ghi chép phần nội dung phân tích, nhậnđịnh về quan hệ tranh chấp, đánh giá chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ, phầnquyết định của bản án, chấp nhận hay bác toàn bộ, một phần yêu cầu củanguyên đơn, trường hợp bị đơn phản tố có được chấp nhận không, nếu chấpnhận thì buộc nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ gì

Kiểm sát biên bản phiên tòa: Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sátviên phải kiểm tra biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vàobiên bản và ký xác nhận Do đó khi phát hiện những sai lệch trong biên bảnphiên tòa thì Kiểm sát viên phải yêu cầu thư ký phiên tòa sửa đổi, bổ sungtheo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự

- Báo cáo kết quả phiên tòa: Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo

với lãnh đạo đơn vị các nội dung về diễn biến phiên tòa, những tình huốngphát sinh so với dự kiến trước phiên tòa và xử lý của Kiểm sát viên đối vớitình huống xẩy ra; các kiến nghị đối với Hội đồng xét xử được chấp nhận,không được chấp nhận Nội dung tuyên án của Hội đồng xét xử, có nội dungnào không phù hợp với báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên với lãnh đạo Việnkiểm sát trước phiên tòa

Khi kiểm sát bản án, quyết định và phát hiện vi phạm trong bản án, quyếtđịnh, Kiểm sát viên cần xác định đó là vi phạm gì, vi phạm trong việc chấphành pháp luật tố tụng hay vi phạm trong áp dụng pháp luật nội dung để giảiquyết vụ án; nêu rõ vị phạm điều, khoản nào của văn bản pháp luật nào? Đánhgiá tính chất, mức độ vi phạm để xác định vi phạm đó có ảnh hưởng đến lợiích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của của các đương sự hay không? Từ

Trang 14

đó báo cáo đề xuất Lãnh đạo đơn vị về nội dung vi phạm và hướng khángnghị để Lãnh đạo xem xét, quyết định

- Kỹ năng trong thực hiện chức năng thực hành quyền công tố: Kiểm sát

viên có trách nhiệm phải kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố Chỉđược khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định được hành vi phạm tội Nếu pháthiện việc khởi tố không đúng quy định của pháp luật thì Kiểm sát viên phảibáo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố

đó Kiểm sát viên là người thực hiện việc buộc tội người có hành vi phạm tộitại phiên tòa, vì vậy phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo chứng cứ chứngminh tội phạm Để thực hiện tốt việc đó, trong quá trình điều tra vụ án, Kiểmsát viên phải đề ra yêu cầu điều tra Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc

áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam Việc áp dụngcác biện pháp ngăn chặn này phải đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự Trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên cần nghiên cứu

kỹ hồ sơ, kiểm tra các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, căn cứ pháp lý… để đề xuấtViện trưởng ra các quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáotrạng; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án Tronggiai đoạn xét xử: Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ để chuẩn bị đề cươngxét hỏi, bản luận tội và đặc biệt quan trọng là chuẩn bị tốt cho việc tranh luậntại phiên tòa Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đóng vai trò là người buộc tội.Kiểm sát viên là người trực tiếp bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa Để thực hiệntốt nhiệm vụ này, Kiểm sát viên cần nắm chắc toàn bộ tiến trình điều tra vụ án

và những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án Việc chuẩn bị tốt cho việctranh tụng tại phiên tòa có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Ngoài ra, trong quá trìnhkiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, Kiểm sát viên còn cótrách nhiệm đề xuất quan điểm, đường lối giải quyết vụ án và kiểm sát chặt

Trang 15

chẽ quá trình từ khi thụ lý đến khi giải quyết vụ án tại phiên tòa và báo cáokết quả giải quyết với Lãnh đạo, đồng thời tham mưu tốt với Lãnh đạo đơn vị

về những vấn đề khác liên quan công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ ánhành chính, vụ, việc dân sự

2 Các yêu cầu về đạo đức, thái độ trong việc thực hiện các công việc:

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; luôn trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạocủa Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cánhân Gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Không dao động trước những khókhăn, thử thách

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy địnhcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị vàcủa Ngành (quy chế công tác, kỷ luật nghiệp vụ, kỷ luật lao động, lề lối làmviệc, quy tắc ứng xử, kỷ luật phát ngôn, giữ gìn bí mật nhà nước, sử dụngtrang phục, nếp sống văn hóa, văn minh công sở và các quy định Đảng viênkhông được làm v v )

- Thực hiện đúng với thẩm quyền được giao, không lạm quyền hoặc làmtrái công vụ Mọi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm thuộc thẩm quyềnđều phải được đề xuất đưa ra xử lý, giải quyết theo pháp luật, đúng người,đúng tính chất, mức độ và hành vi, hậu quả đã xảy ra

- Nêu cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện đầy đủ quyềnhạn, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác; hoàn thành nhiệm vụ,công việc được giao có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ Có ý thức xâydựng đơn vị đoàn kết, vững mạnh; có tinh thần giúp đỡ, phối hợp với đồngnghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ

Trang 16

- Có tinh thần dũng cảm bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân; bảo vệquan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước; không dao độngtrước sức ép, tác động tiêu cực.

- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; mạnh dạn đề xuất các hìnhthức, biện pháp để ban hành các quyết định phù hợp, đúng đắn giải quyết cácnhiệm vụ được giao; có sáng kiến đổi mới trong công tác

- Kiểm sát viên phải giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quyđịnh của pháp luật

- Kiểm sát viên phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân

- Kiểm sát viên phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, phápluật, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắcsinh hoạt công cộng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật

- Kiểm sát viên có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực

và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát

- Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quyết định số08/2020/QĐ-VKSTC ngày 16/1/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao banhành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhândân

III Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các công việc được giao.

1 Mô tả các công việc được giao thực hiện và đánh giá về kết quả thực hiện các công việc được giao:

+ Nội dung công việc được giao

Ngày đăng: 14/01/2022, 18:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cùng với sự hình thành hệ thống chính quyền và tổ chức đoàn thể, ngành Kiểm sát nhân huyện Phú Riềng đã được hình thành. - báo cáo thực tập kiểm sát viên
ng với sự hình thành hệ thống chính quyền và tổ chức đoàn thể, ngành Kiểm sát nhân huyện Phú Riềng đã được hình thành (Trang 3)
- Ghi chép sổ quản lý án hình sự tạm đình chỉ, sổ quản lý án hình sự đình chỉ. - báo cáo thực tập kiểm sát viên
hi chép sổ quản lý án hình sự tạm đình chỉ, sổ quản lý án hình sự đình chỉ (Trang 28)
- Nghiên cứu vụ án Hình sự. - báo cáo thực tập kiểm sát viên
ghi ên cứu vụ án Hình sự (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w