Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa các hệ thống máy, thiết bị, quy trình công nghệ phục vụ cơ giới hoá trong: trồng trọt, chăn nuôi; bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất muối, ngành nghề nông thôn và môi trường sản xuất nông nghiệp
ĐHKTQD KTNN&PTNT LỜI MỞ ĐẦU Thực tập là một bước quan trọng đối với mỗi sinh viên khi chuẩn bị tốt nghiệp. Đây là cầu nối giữa lý luận và thực tế, giữa kiến thức của trường học với hiện thực ngoài xã hội. Trong thời gian này, sinh viên được tiếp xúc với những điều kiện, môi trường mà khi tốt nghiệp họ sẽ thường xuyên phải đối mặt. Sinh viên vừa có thể học văn hóa, vừa có thể học kiến thức thực tế, đó là điều kiện tốt nhất cung cấp cho sinh viên những bước đi ban đầu sau khi tốt nghiệp. Những kinh nghiệm về giao tiếp, về cách làm việc, về văn hóa xã hội mà sinh viên tiếp nhận được sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm việc và làm việc sau này. Sau 4 tuần thực tập tổng hợp, bản thân em đã nhìn nhận được rất nhiều vấn đề. Những bỡ ngỡ của ngày đi liên hệ thực tập, của những buổi đầu bước chân đến công sở đã lùi dần nhường chỗ cho sự hăng hái, nhiệt tình, cho sự tiếp thu những kiến thức mới, kinh nghiệm mới… Báo cáo thực tâp tổng hợp là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả sinh viên trong 15 tuần thực tập. Báo cáo gồm những kiến thức sơ bộ của sinh viên về cơ sở thực tập như: Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý, thực trạng kết quả hoạt động của cơ sở và những nghiên cứu tổng quan về vấn đề và lĩnh vực dự định lựa chọn để viết chuyên đề thực tập. Do kiến thức thực tiễn có hạn và thông tin thu được chưa đầy đủ nên bản báo cáo này còn có nhiều thiếu sót. Kính mong cô giáo sửa chữa và góp ý thêm để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 1 ĐHKTQD KTNN&PTNT PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH 1. TÊN TỔ CHỨC : Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch 2. ĐỊA CHỈ : 102/54 đường Trường Chinh, Đống Đa - Hà Nội 3. CƠ QUAN CHỦ QUẢN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH VÀ NGÀY THÁNG, NĂM THÀNH LẬP: Thành lập theo quyết định số 57/2003/QĐ/BNN/TCCB ngày 11 tháng 4 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất Viện Cơ điện Nông nghiệp với Viện Công nghệ Sau thu hoạch. 5. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN: 1/ Nghiên cứu khoa học: a- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa các hệ thống máy, thiết bị, quy trình công nghệ phục vụ cơ giới hoá trong: trồng trọt, chăn nuôi; bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất muối, ngành nghề nông thôn và môi trường sản xuất nông nghiệp. b- Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, hoá sinh, vi sinh nông sản thực phẩm; c- Nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản; d- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá, năng lượng điện và các dạng năng lượng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, sản xuất muối và ngành nghề nông thôn. 2/ Thực hiện công tác đo lường hiệu chuẩn, khảo nghiệm và giám định chất lượng máy, thiết bị cơ khí nông nghiệp; phân tích chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn hoá nông sản theo nhiệm vụ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. 3/ Chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, dịch vụ kỹ thuật và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. 4/ Đào tạo sau đại học, bồi dưỡng cán bộ và nhân lực về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 2 ĐHKTQD KTNN&PTNT 5/ Ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 6. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ THEO GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ: - Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa các hệ thống máy, thiết bị, quy trình công nghệ phục vụ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất muối, ngành nghề nông thôn và bảo vệ môi trường nông nghiệp; nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, hoá sinh, vi sinh nông sản thực phẩm; nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá và năng lượng; nghiên cứu các phương pháp, phương tiện đo lường, thử nghiệm thiết bị cơ điện nông nghiệp, chế biến và bảo quản nông sản. - Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trên cơ sở các kết quả nghiên cứu. - Dịch vụ khoa học và công nghệ: xây dựng tiêu chuẩn, hiệu chuẩn, khảo nghiệm và giám định chất lượng máy, thiết bị cơ điện nông nghiệp; phân tích giám định chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn hoá nông sản; chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư và đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. 7. HỆ THỐNG T Ổ CHỨC 1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC a) Lãnh đạo Viện: Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành. Viện trưởng: Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Thanh Tịnh Phó Viện trưởng thường trực: Tiến sĩ Chu Văn Thiện Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Phạm Đức Việt Phó Viện trưởng: Tiến sĩ Trần Thị Mai Phó Viện trưởng phụ trách phía Nam: Thạc sĩ Nguyễn Duy Đức SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 3 ĐHKTQD KTNN&PTNT b) Cơ cấu tổ chức: gồm 03 phòng nghiệp vụ, 8 đơn vị nghiên cứu chuyển giao và 06 đơn vị trực thuộc có con dấu và tài khoản riêng. Sơ đồ tổ chức được trình bày ở hình 1, trong đó 3 Hội đồng: Hội đồng Khoa học công nghệ, Hội đồng Thi đua khen thưởng và Hội đồng lương là tổ chức không chuyên trách. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Viện được trình bày cụ thể ở Phụ lục 1. Dưới đây là bản thống kê nhân lực của các đơn vị thuộc Viện: TT Tên đơn vị Tổng số người Số trong quỹ lương Số tự trang trải 1 Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế 14 14 2 Phòng Tổ chức Hành chính 23 19 8 3 Phòng Kế toán Tài chính 6 6 4 Phòng Đo lường và Tự động hóa 16 14 2 5 Phòng nghiên cứu CGH Canh tác 15 12 3 6 Phòng nghiên cứu CGH Thu hoạch 12 10 2 7 Phòng nghiên cứu CGH Chăn nuôi 12 12 8 Phòng nghiên cứu Vi sinh vật STH 26 15 11 9 PNC Công nghệ và Thiết bị Chế biến NS 28 23 5 10 PNC Công nghệ và Thiết bị Bảo quản NS 27 15 12 11 TT Thực nghiệm, chuyển giao CN miền Trung 13 6 7 12 Phân Viện Cơ điện NN và Công nghệ STH 63 40 23 13 TT Đo lường, Khảo nghiệm và Giám định máy 28 26 2 14 TT Kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm 18 11 7 15 TT Chuyển giao công nghệ và Tư vấn đầu tư 27 19 8 16 TTNC Máy thủy khí và CGH tưới tiêu 20 13 7 17 Trung tâm Phát triển cơ điện 47 32 15 Cộng 397 287 110 Tổng số nhân lực hiện đang làm việc là 397 người trong đó có 287 biên chế trong quỹ tiền lương Nhà nước cấp và 110 lao động hợp đồng Viện phải tự trang trải, ngoài ra còn một số lao động khoán việc, hợp đồng vụ việc để tận dụng chất xám của những người lớn tuổi đã nghỉ hưu. SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 4 VIỆN TRƯỞNG CÁC PHÓ VIỆN TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHEN THƯỞNG-KỶ LUẬT Đơn vị nghiên cứu cấu thành - Phòng NC Đo lường và Tự động hoá - Phòng NC Cơ giới hoá canh tác - Phòng NC Cơ giới hoá thu hoạch - Phòng NC Cơ giới hoá chăn nuôi - Phòng NC Vi sinh vật sau thu hoạch - Phòng NC Công nghệ và Thiết bị Chế biến nông sản thực phẩm - Phòng NC Công nghệ và Thiết bị bảo quản nông sản thực phẩm - Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao cơ điện nông nghiệp miền Trung Đơn vị trực thuộc - Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, tại thành phố Hồ Chí Minh; - Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Tư vấn đầu tư; - Trung tâm Đo lường, Khảo nghiệm và Giám định máy NN; - Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hoá chất lượng nông sản thực phẩm; - Trung tâm nghiên cứu Máy thuỷ khí và Cơ giới hoá tưới tiêu; - Công ty tư vấn đầu tư phát triển cơ điện. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện cơ điện NN và công nghệ STH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HỘI ĐỒNG LƯƠNG Phòng quản lý chức năng - Phòng Khoa học, Đào tạo và HTQT - Phòng Tổ chức Hành chính - Phòng Tài chính Kế toán HỘI ĐỒNG ĐÀO TẠO ĐHKTQD KTNN&PTNT SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 5 ĐHKTQD KTNN&PTNT II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH. Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch hình thành trên cơ sở hợp nhất hai Viện Cơ điện nông nghiêp và Viện Công nghệ sau thu hoạch theo quyết định số 57/2003/QĐ/BNN/TCCB ngày 11 tháng 4 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quá trình hình thành và phát triển của hai viện diễn ra như sau: Viện Cơ điện nông nghiệp: - Tổ chức đầu tiên là đội nghiên cứu cơ khí nông nghiệp thành lập ngày 5/9/1960 tại Học viện Nông Lâm. - Từ năm 1961-1963, Đội nghiên cứu cơ khí nông nghiệp hợp nhất với Trạm nông cụ thuộc Cục cơ khí Bộ Nông nghiệp thành Trạm nghiên cứu nông cụ và cơ khí nông nghiệp thuộc Học viện Nông lâm. - Từ năm 1963-1968: Trạm nông cụ và cơ khí nông nghiệp đổi tên thành Ban nghiên cứu nông cụ và cơ khí nông nghiệp thuộc Viện khoa học nông nghiệp. - Ngày 9/2/1968: Thành lập Viện công cụ và cơ giới hoá nông nghiệp, cơ quan nghiên cứu chuyên ngành cấp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp trên cơ sở hợp nhất Ban nghiên cứu nông cụ và cơ khí nông nghiệp và Viện thiết kế mẫu nông cụ. Viện tập trung vào thực hiện các đề tài nghiên cứu kỹ thuật ứng dụng nhằm phục vụ những yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp, đồng thời triển khai một số đề tài nghiên cứu khoa học mang tính chất cơ bản với một tỷ lệ hợp lý, nhằm xây dựng các cơ sở khoa học cho công cuộc phát triển cơ giới hoá nông nghiệplâu dài.Cụ thể: + Động lực nông nghiệp: + Công cụ thủ công. + Máy nông nghiệp: tập trung vào các khâu quan trọng như làm đất, gieo hạt, cấp nước, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản. + Nghiên cứu quy trình công nghệ mới cho sản xuất nông nghiệp. + Nghiên cứu cơ bản có định hướng về cơ giới hoá nông nghiệp. SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 6 ĐHKTQD KTNN&PTNT + Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về cơ giới hoá nông nghiệp nhiệt đới nước ta. + Phổ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo bồi dưỡng lực lượng khoa học kỹ thuật. + Hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. - Năm 1994 Viện công cụ và cơ giới hoá nông nghiệp được chính phủ cho phép đổi tên là Viện Cơ – Điên nông nghiệp và chế biến nông sản. Viện Công nghệ sau thu hoạch: III. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch được thành lập từ tháng 4/2003 trên cơ sở hợp nhất Viện Cơ điện nông nghiệp và Viện Công nghệ sau thu hoạch, hoạt động cho đến nay được 4 năm. Ngay sau khi hợp nhất, Viện đã tổ chức lại bộ máy, bố trí lại nhân lực để hoạt động ngay và đã thu được một số kết quả khả quan. Nhìn lại thời gian qua có thể rút ra một số đánh giá: - Hoạt động khoa học và công nghệ của Viện được triển khai đồng đều ở các loại hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, hoạt động khoa học công nghệ công ích, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế về cơ điện nông lâm nghiệp, thủy lợi, bảo quản-chế biến nông lâm sản, thủy sản, tham gia quản lý chất lượng thiết bị máy móc, nông sản thực phẩm. - Viện đã tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình là thực hiện các chương trình, dự án, đề tài các cấp về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, giải quyết được nhiều vấn đề mà sản xuất nông nghiệp nước nhà đặt ra. - Trong những năm qua Viện được giao là đơn vị sự nghiệp có thu, làm thường trực Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KC-07, Thường trực Chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ “ Bảo quản-chế biến SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 7 ĐHKTQD KTNN&PTNT nông lâm sản”; tham gia các chương trình cấp Nhà nước khác như KC-03, KC-05, KC-06; các đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ nên nguồn kinh phí chủ yếu là kinh phí hành chính sự nghiệp và kinh phí tham gia các chương trình dự án. - Các sản phẩm nghiên cứu của Viện là mẫu máy hoặc công nghệ đều mang tính công ích cao, phục vụ đối tượng chính là nông dân nghèo, thu nhập thấp, hầu như rất khó để trở thành sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, tỷ trọng nghiên cứu cơ bản, chiến lược, công ích trong những năm gần đây chiếm đến 45-50% nội dung nghiên cứu của các đề tài/dự án KHCN. Trong thời gian tới vẫn cần có sự hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên đến 45-50% từ Ngân sách nhà nước hàng năm thì mới đủ điều kiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. - Kinh phí khai thác thêm chủ yếu là các hợp đồng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ kỹ thuật, nhưng chiếm tỷ trọng không lớn. Các hợp đồng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật thường nhỏ, lặt vặt, giá trị kinh tế không lớn nên thực hiện phí tổn đi lại lớn, hiệu quả chưa được cao. Đời sống của cán bộ, viên chức còn hạn hẹp. - Nhờ có chủ trương đào tạo sau đại học bằng ngân sách Nhà nước nên thời gian qua nhiều cán bộ trẻ của Viện đã được đi học ở nước ngoài có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Viện đã có chủ trương đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm với các viện, tổ chức khoa học chuyên ngành ở các nước trong khu vực và quốc tế. Những năm qua đã có nhiều đoàn vào, đoàn ra tổ chức hội thảo, mở lớp tập huấn nhờ đó thông tin khoa học kỹ thuật được cập nhật, một số đề tài đã tìm được hướng đi, giải pháp hợp lý, tiên tiến hơn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Các kết quả nghiên cứu chưa được giới thiệu rộng rãi tới các nước trong khu vực. - Bộ đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện để từng bước xây dựng thành một viện đầu ngành, nên những năm qua cơ ngơi của Viện đã khang trang thêm một bước, một số phòng thí nghiệm, nhà xưởng đã được SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 8 ĐHKTQD KTNN&PTNT nâng cấp, cải tạo, trang bị mới, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế và khảo nghiệm. - Chương trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp là điều kiện thuận lợi cho Viện hoạt động. Song đến nay ngoài các chương trình, dự án vốn Nhà nước đặt hàng nghiên cứu thì các địa phương, doanh nghiệp, tư nhân chưa có đơn vị nào đặt hàng nghiên cứu. Việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu thông qua con đường dự án thử nghiệm (P) có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là một tiền lệ không dễ vượt qua trong thời gian tới. - Máy nông nghiệp nói chung phải có kết cấu vững chắc, nguyên lý cấu tạo không quá phức tạp và sử dụng đơn giản mới phù hợp với điều kiện chế tạo và trình độ sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu ở nước ta. Chính vì vậy sau khi nghiên cứu tạo ra mẫu máy rất khó giữ được bản quyền để tự trang trải chi phí nghiên cứu. Hầu hết các sản phẩm nghiên cứu của Viện chuyển giao vào sản xuất đều có mang tính công ích, phục vụ bà con nông dân ở các địa bàn trên cả nước. - Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, cây trồng, vật nuôi mỗi nơi một khác nên máy nông nghiệp trang bị phải phù hợp cho từng vùng sản xuất. Nhiều năm qua việc nghiên cứu cơ bản các đối tượng cần tác dộng như tính chất cơ lý của đất, tính chất cơ lý hóa sinh của cây trồng vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp . để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu thiết kế đã không đặt đúng vị trí. Hầu như Bộ chủ quản và Nhà nước không cấp kinh phí thích đáng cho nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản chuyên ngành. Viện đã phải lồng ghép nội dung này vào các đề tài nghiên cứu nên kết quả tản mạn, thiếu hệ thống. - Công tác nghiên cứu chiến lược ngành còn bị coi nhẹ, không được đầu tư kinh phí cho các hoạt động điều tra cơ bản, cơ sở dữ liệu để xây dựng định hướng chiến lược phát triển của ngành và các địa phương. Nên đã có lúc nghiên cứu chạy theo sản xuất, việc nghiên cứu đón đầu bị hạn chế, khó đề xuất được hướng đi cho tương lai về phát triển cơ khí hóa nông nghiệp của đất nước và của từng địa phương. Việc phối kết hợp nghiên cứu giữa các SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 9 ĐHKTQD KTNN&PTNT ngành giống, phân, trừ sâu bệnh, cây trồng, vật nuôi, kinh tế, quy hoạch . để tạo ra mặt hàng nông nghiệp thế mạnh đủ sức cạnh tranh chưa được phát huy. - Công tác đào tạo sau đại học những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do quy định Viện không đào tạo thạc sĩ mà chỉ đào tạo tiến sĩ kỹ thuật từ những thạc sĩ nên thường các nghiên cứu sinh phát triển đề tài thạc sĩ để làm tiến sĩ đã trở về cơ sở đào tạo cũ làm tiếp. - Việc giới thiệu hoạt động của Viện, các tiến bộ kỹ thuật mới vào cuộc sống còn chưa rộng, chưa đa dạng nên một số kết quả của các đề tài chưa đi được vào cuộc sống sản xuất. Đây là một lĩnh vực cần quan tâm trong thời gian tới. IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC MỚI: Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thực hiện chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí; hoạt động thông qua các hình thức tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng trực tiếp, nhiệm vụ do các tổ chức, cá nhân đặt hàng và một phần nhiệm vụ được giao khoán kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chuyên ngành. Viện chuyển đổi đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tài sản được Nhà nước giao, đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động phù hợp với tính đặc thù của cơ chế thị trường hiện nay và hướng tới hội nhập khu vực và thế giới, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với nhu cầu của thực tế sản xuất trong và ngoài nước, phát huy tối đa tính năng lực sáng tạo của các tổ chức thành viên và của từng cán bộ viên chức qua đó từng bước nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho ngang tầm khu vực và thế giới. Chuyển đổi nhằm từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc đổi mới hoạt động tạo ra sức mạnh tổng hợp đồng bộ, tạo ra các khả năng mới, mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động và ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học tiên tiến, từng bước nâng cao chất lượng và tính thương SVTH:ĐẶNG THỊ TUYÉT YÊN NN46B 10