Quản lý văn hóa là một ngành học rất được chú trọng trong giáo dục. Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa luôn là một vấn đề đáng quan tâm và quan trọng đối với các sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý văn hóa. Vậy báo cáo thực tập chuyên ngành Quản lý văn hóa nên viết như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất?
Trong bài viết dưới đây sẽ đưa ra top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất với những chỉ dẫn cụ thể, chi tiết để làm tốt bài báo cáo này.
I. Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất
1. Báo cáo quản lý văn hóa tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị
Thư viện trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị quản lý khoảng 20000 đầu sách và tạp chí, phục vụ cho học sinh, sinh viên, giáo viên (độc giả) của trường. Độc giả có thể mượn sách về nhà hoặc đọc tại chỗ.
Dưới đây là nội dung chi tiết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị.
2. Báo cáo thực tập công tác quản lý văn bản tại văn phòng huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Văn thư thuộc văn phòng huyện ủy Sóc Sơn có chức năng tham mưu, tổng hợp và mang tính chất phục vụ (hậu cần) cho huyện ủy.
Dưới đây là nội dung chi tiết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại văn phòng huyện Sóc Sơn.
3. Báo cáo thực tập quản lý văn hóa: công tác văn thư tại Báo ảnh Việt Nam
Công tác văn thư là một mặt gắn liền với bộ máy quản lý văn hóa và là nội dung quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Công tác văn thư đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mỗi cơ quan.
Dưới đây là nội dung chi tiết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại Báo ảnh Việt Nam.
4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quản lý văn hóa tại bảo tàng tỉnh Đắk Lắk
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và sự nỗ lực hết mình của những cán bộ có tâm huyết, ngày 02/9/1977, Nhà Truyền thống tỉnh Đắk Lắk được thành lập do đồng chí Y Yung Adrơng cán bộ tập kết vào làm Trưởng phòng Bảo tồn bảo tàng kiêm Chủ nhiệm Nhà Truyền thống, trụ sở chính tại số 01 đường Lê Duẩn, với khoảng 500 hiện vật.
Năm 1990 Nhà Truyền thống được đổi tên thành Bảo tàng tổng hợp tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Bảo tàng Đắk Lắk). Năm 1995, Bảo tàng Đắk Lắk được công nhận là Bảo tàng hạng II, và lưu giữ trên 10 nghìn hiện vật.
Dưới đây là nội dung chi tiết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại bảo tàng tỉnh Đắk Lắk
5. Báo cáo thực tập Quản lý văn hóa tại nhà văn hóa huyện Phú Xuyên
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Huyện Phú Xuyên nằm trong cái nôi của nền văn minh Đồng bằng sông Hồng. Vùng đất cổ xứ Đoài, trấn Sơn Nam xưa. Cho nên còn lưu giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc nói chung và của Kinh đô Thăng Long nói riêng. Công tác quản lý văn hóa tại huyện Phú Xuyên luôn được đề cao trong nhiều năm gần đây.
Dưới đây là nội dung chi tiết bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa huyện Phú Xuyên.
6. Báo cáo thực tập Quản lý văn hóa tại xã Quỳnh Minh
Quỳnh Minh là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, huyện Thái Bình, Việt Nam. Quỳnh Minh là một xã quy mô trung bình nhưng có truyền thống các phong trào Văn hóa, thể thao lâu đời. Công tác quản lý văn hóa tại xã Quỳnh Minh rất được chú trọng đề cao.
Dưới đây là nội dung chi tiết bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại xã Quỳnh Minh.
7. Báo cáo kiến tập ngành quản lý văn hóa tại phòng văn hóa và thông tin huyện Quang Bình – Hà Giang
Quang Bình là huyện vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang, là huyện động lực của tỉnh, nằm trên trục đường quốc lộ 279. Huyện Quang Bình có 12 dân tộc anh em sinh sống với nhiều sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể.
Phòng văn hóa và thông tin huyện được thành lập theo quyết định số 87/QĐ-UB, ngày 05/01/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, trụ sở tại tầng 5 nhà làm việc HĐND-UBND huyện.
Dưới đây là nội dung chi tiết bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại phòng văn hóa và thông tin huyện Quang Bình.
8. Báo cáo thực tập quản lý văn hóa tại Phòng Văn hóa và thông tin Ủy ban nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Quận Nhất và Quận Nhì (Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm 1976. Phòng Văn hóa và thông tin Quận 1 là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1.
Dưới đây là nội dung chi tiết bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại Phòng Văn hóa và thông tin Quận 1.
9. Báo cáo kiến tập quản lý văn hóa tại Trung tâm văn hóa quận Ba Đình
Trung tâm văn hóa quận Ba Đình là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao chính của quận Ba Đình. Trung tâm văn hóa quận Ba Đình có địa chỉ tại số 180 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Dưới đây là nội dung chi tiết bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại trung tâm văn hóa quận Ba Đình.
10. Báo cáo thực tập tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức
Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức được thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1985. Tọa lạc tại 181 đường Thống Nhất. Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức là đơn vị trực thuộc UBND quận Thủ Đức.
Dưới đây là nội dung chi tiết bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức.
100++ Báo cáo thực tập quản lý văn hóa
Đọc thêm:
Những yêu cầu đối với đồ án cung cấp điện cho tòa nhà
Hướng dẫn làm đồ án hệ thống cung cấp điện cho xưởng cơ khí MỚI NHẤT 2020
II. Giới thiệu chung về ngành Quản lý văn hóa
1. Ngành quản lý văn hóa là gì
Quản lý văn hóa và một ngành học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp với chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể của ngành học này
Về phẩm chất đạo đức
Người học cần có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Về kiến thức
Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; khoa học quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Về kỹ năng
- Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa
- Có kỹ năng tổ chức, điều hành các tổ chức và hoạt động văn hóa nghệ thuật.
III. Dàn ý chung một bài báo cáo thực tập ngành Quản lý văn hóa
1. Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Ở phần này của bài báo cáo thực tập ngành Quản lý văn hóa cần trình bày một cách khái quát nhất những thông tin cơ bản về đơn vị mà mình thực tập. Các thông tin cần trình bày ở phần này:
- Tên, địa chỉ đầy đủ đơn vị văn hóa
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức (phải vẽ sơ đồ tổ chức)
- Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động
- Quy mô, năng lực tổ chức, cung cấp các sản phẩm văn hóa
2. Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Ở chương 2 của mẫu báo cáo thực tập ngành Quản lý văn hóa cần nêu tóm tắt những kiến thức, lý thuyết đã học để áp dụng giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo.
- Kiến thức khoa học quản lý trong văn hóa nghệ thuật
- Kiến thức về văn hóa trong các lĩnh vực
3. Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Đây là chương có nội dung quan trọng nhất, chiếm phần lớn trong điểm số của bài báo cáo thực tập. Vậy nên hãy trình bày cụ thể, phân tích chi tiết các nội dung sau:
- Mô tả công việc được giao khi thực tập tại đơn vị văn hóa
- Phương thức làm việc
- Quy trình thực hiện, ví dụ như: Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập, tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật,…
- Kết quả đạt được
- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế
4. Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Sau bao thời gian thực tập, học hỏi và nghiên cứu tại đơn vị văn hóa đối với sinh viên ngành Quản lý văn hóa thì đây chính là phần tổng hợp kết quả bạn nhận được trong quá trình thực tập. Một số nội dung cần trình bày trong phần này đó là:
- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở văn hóa
- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, quản lý văn hóa.
5. Phần kết luận và kiến nghị
Đây là phần cuối cùng của bài báo cáo gồm 2 nội dung chính là kết luận và kiến nghị, tại phần cuối này, những nội dung được trình bày là:
Kết luận
- Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập, các hoạt đông văn hóa đã tham gia tổ chức và quản lý
- Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại đơn vị văn hóa
Kiến nghị
- Ý kiến bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Sinh viên học hỏi được gì sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
- Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
Đọc thêm:
Những yêu cầu đối với đồ án cung cấp điện cho tòa nhà
Hướng dẫn làm đồ án hệ thống cung cấp điện cho xưởng cơ khí MỚI NHẤT 2020
IV. Những lưu ý khi làm bài báo cáo thực tập ngành Quản lý văn hóa
1. Liên hệ trước với đơn vị trước khi đi thực tập
Trước khi đi thực tập, sinh viên ngành Quản lý văn hóa cần trình diện với đơn vị văn hóa muốn thực tập trước 2 – 3 tuần để được tìm hiểu kỹ cơ sở, đơn vị thực tập và tiếp nhận những thông tin liên quan tránh sự bỡ ngỡ do chưa biết được vị trí, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động,…
Ngoài ra, việc liên hệ trước với đơn vị thực tập còn tránh và xử lý được những thay đổi đến từ phía cơ sở như: không tiếp nhận, thay đổi kế hoạch,… Sinh viên ngành Quản lý văn hóa cần tích cực và linh hoạt trong việc liên hệ bởi các cơ sở đơn vị văn hóa có những yêu cầu khá nghiêm ngặt và chặt chẽ.
2. Giữ mối quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn là người quyết định điểm quá trình thực tập của bạn cũng như điểm khóa luận, chuyên đề thực tập bởi vậy nên sinh viên thực tập ngành Quản lý văn hóa cần cố gắng giữ mối quan hệ tốt với giáo viên hướng dẫn.
Sinh viên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và xin sự hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, phải có sự tích cực chăm chỉ và làm theo đúng những chỉ dẫn của giáo viên để thêm phần gắn kết và có thể hoàn thành bài báo cáo tốt hơn, nhận được sự đánh giá cao từ giáo viên.
3. Lưu ý về hình thức bài báo cáo thực tập
Hình thức bài báo cáo thực tập chiếm vai trò khá là quan trọng đối với việc đánh giá bài báo cáo và sẽ là phần gây ấn tượng đầu tiên đối với giáo viên chấm đánh giá nên cần có sự chú trọng và cẩn thẩn. Đặc biệt với những bài báo cáo thực tập ngành Quản lý văn hóa thì cần chú trọng cao về phần hình thức vì thể hiện sự đầu tư và kĩ năng của bản thân trong việc quản lý trình bày một sản phẩm văn hóa.
Bài báo cáo cần trình bày theo thể thức khoa học, form chuẩn, đặc biệt tránh những lỗi sai chính tả. Cần trình bày ngắn gọn, súc tích các mục và tiểu mục trong từng chương, tránh lan man dài dòng.
Ngoài ra, việc đóng thành quyển cũng cần sự chỉn chu, in ấn chuẩn chỉnh, phần phụ lục và những hình ảnh có trong bài báo cáo thì cần phải in màu rõ nét. Phần bố cục và màu sắc từ bìa bài báo cáo cho đến phần nội dung bên trong cũng cần hài hòa và cân đối.
Những sinh viên ngành Quản lý văn hóa cần phải tập trung và có sự đầu tư hoàn chỉnh cho bản báo cáo thực tập từ ngay phần hình thức trình bày thì mới dễ dàng tạo ấn tượng và đạt kết quả cao cho bài báo cáo.
V. Những kinh nghiệm cần có khi làm báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa
1. Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thực tập
Việc lựa chọn đơn vị thực tập đối với sinh viên ngành Quản lý văn hóa là một việc vô cùng quan trọng, cần thiết nhưng cũng không hề đơn giản. Các đơn vị, cơ sở văn hóa không có quá nhiều và không dễ dàng để vào thực tập, bởi vậy nên, những sinh viên theo học ngành này cần nắm được những kĩ năng, kinh nghiệm tốt để lựa chọn được đơn vị thực tập phù hợp với ngành học của mình.
Trước hết cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về các đơn vị văn hóa cả lớn và nhỏ về các lĩnh vực hoạt động, cơ cấu bộ máy tổ chức và các hoạt động chính diễn ra tại đơn vị. Cần nắm vững kiến thức về chuyên ngành để từ đó áp dụng vào các lĩnh vực của công ty và vận dụng một cách linh hoạt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Các đơn vị, cơ sở văn hóa chủ yếu được lựa chọn đi thực tập của ngành Quản lý văn hóa đó là các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà hát, thư viện,… tại các địa phương trong quốc gia. Các sinh viên ngành này cần có sự cân nhắc cho phù hợp để lựa chọn cho mình một cơ sở đi thực tập thuận tiện, có thể trực tiếp vận dụng những kiến thức ngành đã được học để hoàn thành tốt được bài báo cáo thực tập.
2. Kinh nghiệm lựa chọn đề tài báo cáo thực tập
Việc chọn đề tài và đề cương phải phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của cơ sở, đơn vị văn hóa được lựa chọn đi thực tập và liên quan trực tiếp tới ngành Quản lý văn hóa. Những đề tài không nên quá rộng cũng không quá hẹp, cần có nội dung và định hướng cụ thể để áp dụng được một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất những kiến thức đã được học trong ngành vào bài báo cáo.
Các đề tài báo cáo thực tập thường được sử dụng trong ngành Quản lý Văn hóa đó là những đề tài liên quan đến công tác quản lý hoạt động văn hóa tại các Nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, bảo tàng, di tích lịch sử,…
Những đề tài này cần mang tính thiết thực, gắn trực tiếp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị văn hóa sinh viên đi thực tập. Không nên chọn những đề tài thiên quá nhiều về truyền thống văn hóa mà cần chú trọng vào công tác quản lý các hoạt động văn hóa và các sản phẩm văn hóa có tại đơn vị thực tập.
3. Kinh nghiệm tìm hiểu, tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo
Để có thể làm tốt một bài báo cáo thực tập của ngành Quản lý văn hóa thì sinh viên ngành này cần có sự linh hoạt chủ động tìm kiếm tài liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là nên tham khảo và hỏi ý kiến, xin tài liệu từ thầy cô và các anh chị khóa trên bởi tài liệu ngành học này không quá nhiều và không dễ để tìm kiếm nên cần có sự giúp đỡ và chủ động từ những sinh viên.
Và đặc biệt, trước và trong khi làm bài báo cáo thực tập Quản lý văn hóa, những sinh viên cần phải tìm hiểu kiếm nhiều sách vở, tài liệu qua nguồn thông tin ở thư viện trường học, đó sẽ là nguồn cung cấp thông tin và tài liệu chính xác, đa dạng nhất. Sinh viên cần chăm chỉ và tích cực tới thư viện trường và tìm những sách đặc thù của chuyên ngành Quản lý văn hóa cũng như những bài báo cáo thực tập ngành này của các anh chị khóa trước được lưu tại thư viện.
Ngoài ra, tìm kiếm những thông tin, tài liệu trên mạng cũng là một nguồn vô cùng đa dạng, phong phú và hữu ích. Tuy nhiên, những tài liệu trên mạng về ngành Quản lý văn hóa không nhiều và cần có sự chọn lọc, nghiên cứu một cách cẩn thận, không nên lấy quá nhiều phần bài làm của người khác mà chỉ là một nguồn tham khảo thêm.
Đối với mỗi lĩnh vực và mỗi đơn vị văn hóa trong ngành này lại có một đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt nên không thể áp dụng quá nhiều tài liệu đã có sẵn vào bài báo cáo của mỗi cá nhân.
Đọc thêm:
Báo cáo thực tập công nợ phải trả
13+ báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu hữu ích cho sinh viên chuyên ngành kế toán
Bài viết trên đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn sinh viên ngành Quản lý văn hóa có thể hoàn thành tốt nhất bài báo cáo của mình.