1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nhà văn hóa Thiếu nhi quận Thủ Đức

34 5,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập nhà văn hóa Thiếu nhi quận Thủ Đức Với tầm quan trọng của việc “trồng người” Đảng ta luôn xác định: việc chuẩn bị cho thế trẻ bước...

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa quý thầy cô!

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, quý thầy cô

trong nhà thiếu nhi quận Thủ Đức, Ban Giám Hiệu nhà trường cùngquý thầy cô trường ĐH Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã giúp emhoàn thành tốt tháng kiến tập giữa khóa vừa qua từ ngày 04/06 đếnngày 29/06/2012

Trong suốt thời gian vừa qua, nhà trường đã tạo điều kiện để em được

đi sâu vào thực tế nhằm kết hợp tốt trong việc học lý thuyết và thựchành Nhờ sự hướng dẫn của Ban Giám Đốc Nhà thiếu nhi quận ThủĐức, quý thầy cô trong Trung tâm và nhất là quý thầy cô trong phòngnghiệp vụ, và nhất là sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầyPhạm Thanh Phương , em đã được tiếp cận thực tế các phong trào cáchoạt động của nhà thiếu nhi Thủ Đức

Một tháng thực tập vừa qua là một việc làm hết sức thiết thực, giúp

em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân không chỉ trong màcòn ở ngoài nhà trường

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến :

BGH nhà trường ĐH Văn hóa TP.HCM

Khoa quản lý văn hóa nghệ thuật trường ĐH Văn hóa TP.HCM.BGĐ Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức

Phòng nghiệp vụ văn hóa

Phó GĐ: Phạm Thanh Phương

Cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Thu Trang

Sinh viên thực tập: Trần Thị Mai Xinh

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Như lời dặn của bác Hồ kính yêu:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Với tầm quan trọng của việc “trồng người” Đảng ta luôn xác định:việc chuẩn bị cho thế trẻ bước vào công cuộc lao động, xây dựng vàobảo vệ tổ quốc đòi hỏi phải được quan tâm hơn nữa tổ chức giáo dụctrên nhiều phương diện, bằng nhiều con đường cách thức khác nhau.Giáo dục trẻ em phát triển toàn diện là một quá trình lâu dài đòihỏi kết hợp kế hoạch giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường.Bên cạnh những hình thức giáo dục có vị trí, vai trò và chức năng chủđạo, tiêu biểu là mô hình giáo dục trong nhà trương, thì một trongnhững mô hình ngoài nhà trương cũng không kém phần hiệu quả, đó là

hệ thong nhà thiếu nhi, nhà vaưn hóa với tư cách là cơ quan giáo dụcngoài nhà trường song song tồn tại nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóatinh thần phong phú cho các em Bằng các phương pháp, hình thức tổchức hoạt động khác nhau của mình hệ thống văn hóa, các nhà thiếunhi tác động gần gũi với giới trẻ, hướng tới việc phát triển và hoànthiện nhân cách giúp cho các em có được đạo đức tốt, hình thànhnhững chuẩn mực văn hóa phù hợp trong ứng xử, phát hiện và đào tạonăng khiếu, thẩm mỹ nghệ thuật cho các em vui chơi Để kiểm tra bảnthan còn yếu kém mặt nào trong chuyên ngành quản lý văn hóa nghệthuật mà mình đang học, đồng thời để tìm hiểu thêm chức năng, vai tròcũng như nguyên tắc các hoạt động của hệ thống thiết chế nhà thiếu

Trang 3

nhi, tôi chọn nhà thiếu nhi quận Thủ Đức cho kỳ kiến tập giữa khóacủa mình.

Qua một tháng kiên tập, bản thân tôi đã cố gắng tìm hiểu đượcnhững nội dung sau:

PHẦN 1:

KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỦ ĐỨC

VÀ NHÀ THIẾU NHI THỦ ĐỨC

1.Tổng quan về quận Thủ Đức Thành Phồ Hồ Chí Minh.

1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Quận Thủ Đức là tên gọi rất xưa, có thuyết tương truyền rằng tên gọiThủ Đức lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vựcnày tên Thủ Đức Về sau một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đâylập chợ, lấy tên và chức vị của vị quan trấn thủ này đặt tên là Thủ Đức

để bày tỏ lòng biết ơn

Ngày nay, Thủ Đức là một trong năm quận mới hình thành từ huyệnThủ Đức xưa Quận Thủ Đức thành lập theo nghị định số 03/NĐ- CPngày 6/1/1997 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày1/4/1997

Theo hướng quy hoạch, quận Thủ Đức được xem như vệ tinh củaThành Phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành Phố đicác tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Tây và miền Bắc Quận có diệntích là 47,46km, hướng từ cầu Sài Gòn dọc theo xa lộ Hà Nội, từ cầuRạch Chiếc đến giáp tỉnh Đồng Nai, được bao bọc chủ yếu bởi sôngSài Gòn và xa lộ Hà Nội

Trang 4

-Phía Bắc quận Thủ Đức tiếp giáp với huyện Dĩ An –tỉnh BìnhDương.

-Phía nam giáp sông Sài Gòn , quận 2, quận 9, quận Bình Thành -Phía Đông giáp quận 9

-Phía Tây giáp quận 2

Giao thông:

Không nằm trong trung tâm thành phố nhưng với vị trí chiếnlược quan trọng, các tuyến đường giao thông tại Thủ Đức luôn có mật

độ giao thông cao như Quốc lộ, xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1k,

Võ Văn Ngân, Kha vạn Cân, Đặng Văn Bi…

1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số:

Cũng như TP.Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức là nơi tập trung 1lượng dân cư lớn Tính đến năm 2009, dân số ở khoảng 430000 ngànngười Nguyên nhân dẫn đến việc dân số đông là do sự phát triển củacác khu công nghiệp, khu chế xuất(Linh Trung, Linh Xuân…) Sự pháttriển của các trường học đặc biệt là làng ĐH Thủ Đức Ngoài ra, còn

do sự di cư của các quận nội thành chật chội ra vùng ven

Việc tăng dân số góp phần cung cấp nguồn lao động cho các khucông nghiệp nhưng cũng mang đến nhiều bất cập cho công tác quản lý,

y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự

Kinh tế:

Do nằm ở ngoại ô nên kinh tế quận Thủ Đức đa dạng với nhiều

loại hình kinh tế như sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp,thương mại, dịch vụ

Về sản xuất nông nghiệp:

Trang 5

Do quá trình công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng trọt đãgiảm sút nhiều, chỉ còn 2000ha Năng suất trồng lúa khoảng 2,4 đến3,3 tấn/ 1 ha.

Về chăn nuôi:

Do diện tích nhỏ nên chăn nuôi mới chỉ dừng lại ở chăn nuôi quy

mô nhỏ, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có giá trị cao như: cá taitượng, cá bống tượng, tôm còn heo và gia cầm có chiều hướng giảm

Về sản xuất công nghiệp:

Quận Thủ Đức ngày nay có rất nhiều nhà máy mới của các xínghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp 100% vốn nướcngoài Toàn quận Thủ Đức có khoảng hơn 100 nhà máy có quy mô sảnxuất lớn Đặc biệt là ở phường Linh Trung có khu chế xuất LinhTrung, được thành lập năm 1993 trên một diện tích 150ha, với vốn đầu

tư xây dựng 14 triệu USD Từ năm 1996 quận thủ đã hình thành 2 khucông nghiệp lớn là Linh Trung, Linh Xuân 450ha, khu công nghiệpBình Chiểu 2000ha

Về thương mại dịch vụ :

Quận có một số chợ truyền thống như chợ Bình Triệu, chợ ThủĐức, chợ đầu mối nông sản Bên cạnh đó còn có các khu thương mại

và dịch vụ Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Bình Chiểu, Linh Xuân

1.3.Văn hóa xã hội:

Là một trong những quận có điểm sáng về văn hóa, quận ThủĐức có mạng lưới văn hóa thông tin khá phát triển

Trên địa bàn quận có một nhà văn hóa Trung Tâm với 1100 chỗ,phục vụ thường xuyên các hoạt động văn hóa như các câu lạc bộ độinhóm, các hoạt động diễn văn nghệ, các lớp học văn hóa… Một nhàthiếu nhi xây dựng với quy mô 4 ha Một thư viện trung tâm với

Trang 6

12.500 bản sách phục vụ bình quân khoảng 3.500 độc giả /năm Mộtnhà truyền thống cấp quận Một nhà ghi danh liệt sĩ Một tượng đàichiến thắng Một nhà truyền thống cụm phường.

Ngoài ra, các hoạt động thể dục thể thao cũng rất được chútrọng Tổng diện tích dành cho hoạt động này rộng 10ha

Trang 7

Hương và bat tu viện : tu viện Pháp Hoa, tu viện Quảng Đức, tu việnTrúc Lâm.

Như vậy có thể nói tín ngưỡng tôn giáo ở Thủ Đức khá đa dạng

và phức tạp, trong đó hai tôn giáo chính là công giáo và phật giáo

Trang 8

Ngoài ra, còn phải kể đến cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi hiện đạimang tên Làng Thiếu Nhi nằm trên đường Võ Văn Ngân, Phường LinhChiểu.

Bên cạnh đó, Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đạihọc, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp như : Hệ thống Đại HọcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 6 trường thành viên

+ Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại Học Sư Phạm Kỷ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh + Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh

+ Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh + Trường cao đẳng Kinh Tế Kỷ Thuật Công Nghiệp 2

+ Trường cao đẳng Xây Dựng Số 2…

2 Nhà thiếu nhi Thủ Đức

2.1 lịch sử hình thành nhà thiếu nhi Thủ Đức:

Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức được chính thức thành lập từ ngày

02 tháng 9 năm 1985 lúc đó huyện Thủ Đức bao gồm cả quận 2 vàquận 9 bây giờ có diện tích rộng lớn Tọa lạc tại số 181 đường ThốngNhất_làng đại học_Thủ Đức Cơ sở vật chất lúc đầu còn nhiều thiếuthốn dần dần được xây dứng có quy mô, có khu vui chơi đa năng, hồ

bơ, sân khấu biểu diễn Có nhiều đóng góp tronng phong trào hoạtđộng trong nhà trường và công tác hợp tác giáo dục thiếu nhi ở địabàn dân cư Nhiều năm được thành phố xếp loại vững mạnh năm 1995được Trung ương Đoàn tặng bằng khen

Tháng 04/1997 ngay sau khi thực hiện chủ trương chia táchhuyện Thủ Đức thành 3 quận mới theo tinh thần nghị định 03/CP củachính phủ, nhà thiếu nhi được UBND quận Thủ Đức(mới) ra quyết

Trang 9

định đổi tên thành Thiếu nhi quận Thủ Đức với nhiệm vụ, chức năngnhư sau:

- Nhà thiếu nhi Thủ Đức là đơn vị trực thuộc UBND quận ThủĐức được tổ chức theo quy định số 223 ngày 20/12/1986 của ban chấphành TW Đoàn Nhà thiếu nhi có con dấu và tài khoản riêng được Nhànước cấp kinh phí hoạt động hằng năm

- Từ khi tách quận nhà thiếu nhi quận Thủ Đức vẫn không ngừngphát triển lực lượng các em tham gia vào các đội nhóm năng khiếungày càng tăng, ngoài lực lượng quận Thủ Đức còn có các em ở cácquận lân cận đến sinh hoạt các đội nhóm bắt đầu đi vào hoạt độngchuyên nghiệp tham gia vào các cuộc lien hoan mang tính chất toànthành, toàn quốc như lien hoan văn nghệ hè thành phố, liên hoan BúpSen Hồng, giao lưu giữa các đội nghi thức trên địa bàn thành phố vàcác tỉnh thuộc miền nam tổ chức các hội thi giữa các trường trên địabàn quận, các phường trên địa bàn quận

- Ngày 02/9/1997 đến nay UBND đã chính thức khởi công xâydựng” công trình nhà thiếu nhi” tại một địa điểm thuận lợi hơn tại 281

Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu_quận Thủ Đức với diện tích côngviên 3.7ha và tổng kinh phí là 27 tỉ đồng

- Năm 1998 nhà thiếu nhi mới chính thức hoạt động tuy cơ sở hạtầng chưa được đầy đủ đã tổ chức các lớp năng khiếu, thư viện phục vụnhu câu đọc sách của các em, tổ chức các hội diễn văn nghệ các em,đặc biệt là vào hè số lượng các em đến khá đông

- Tuy là một quận ngoại thành như những hoạt động của nhà thiếunhi quận Thủ Đức ngoài sự sôi nổi của các hoạt động ,phong trào còn

có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong các hoạt động chuyên nghiệp không

Trang 10

những thu hút nhiều thiếu nhi trong quận mà còn thu hút các em ởquận lân cận đến tham gia.

2.2 Tính chất hoạt động của nhà thiếu nhi:

Theo quyết định của TW Đoàn ngày 20/12/1986 số223_QĐ/TWĐ quy định: nhà thiếu nhi là cơ sở giáo dục của ĐoànTNCS HCM và là trung tâm hoạt động của đội thiếu niên tiền phongHCM ở ngoài nhà trường nhằm giup cho thiếu nhi mở rộng kiến thức,rèn luyện kỹ năng, bồi dương tnh thần tập thẻ để cùng với nhà trườngthực hiện mục tiêu giáo dục

Nhà thiếu nhi Thủ Đức được thành lập theo quiets định số59/QĐ_UB ngày 28/04/1997 của UBND quận Thủ Đức Là đơn vị sựnghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng, được mở tài khoản tạikho bạc Nhà nước

2.3 Cơ cấu bộ máy, chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của CNV Nhà Thiếu nhi Thủ Đức:

CB-2.3.1 Cơ cấu:

2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn:

2.3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Giám đốc:

Nhà thiếu nhi Thủ Đức hoạt động theo chế độ thủ trưởng nêngiám đốc là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạtđộng của nhà thiếu nhi trước quận ủy- UBND quận và BTV quận ĐoànThủ Đức; giám đốc quyết định cao nhất trong việc điêu hành hoạt độngnhà thiếu nhi, quyết định về việc thu chi tài chánh, về công tác cán bộ,ban hành các quy chế và nội quy hoạt động của cơ quan

Giám đốc còn chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả tàisản của cơ quan thực hiện công khai tài chánh (theo luật ngân sách)

Trang 11

Giám đốc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình còn tráchnhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi gây mấtđoàn kết nội bộ, vi phạm các chủ trương chính sách của Đảng- Phápluật của Nhà nước; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền xử lí các trường hợp vi phạm theo luật định.

Giám đốc còn chịu trách nhiệm đánh giá sơ tổng kết công tác của

cơ quan định kỳ 6 tháng, năm và tổ chức thực hiện việc đánh giá cán

bộ công chức thuộc quyền quản lí định kỳ hằng năm Tạo điều kiện và

cơ sở vật chất và thời gian cho hoạt động công đoàn cơ quan; phối hợp

tổ chức hội nghị cán bộ công chức cơ quan mỗi năm một lần Trực tiếpquản lý và điều hành các hoạt động của Hồ bơi

2.3.2.2.Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Phó Giám đốc:

Các phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc, được giámđốc ủy quyền trách nhiệm phụ trách một số nội dung hoạt động củanhà thiếu nhi; đồng thời thực hiện chức năng tham mưu công tácchuyên môn và thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi được ủyquyền

Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn nghiệp vụ:

Tham mưu cho giám đốc chương trình và định hướng phát triểntoàn diện hoạt đồng năng khiếu,nghiệp vụ của nhà thiếu nhi trên địabàn quân:

Xây dựng chương trình công tác trên cơ sở nhiệm vụ được phâncông phụ trách , triển khai thực hiện, theo dõi báo cáo kịp thời chogiám đốc thực hiện các chương trình chuyên môn nghiệp vụ của nhàthiếu nhi Tổ chức và hình thành các mối quan hệ công tác phối hợphoạt động với các nhà thiếu nhi tỉnh –thành bạn… theo chức năngquyền hạn và nhiệm vụ của nhà thiếu nhi, phù hợp đường lối chủ

Trang 12

trương, chính sách của quận ủy-UBND quận và BTV Quận Đoàn ThủĐức chỉ đạo các CB-CVC cơ quan thực hiệ các nhiệm vụ kế hoạchcủa nhà thiếu nhi trong vi phạm quyền hạn của mình.

Phó giám đốc phụ trách hành chính-Quản trị:

Tham mưu cho giám đốc kế hoạch quản lí và hoạt động củaphòng hành chính quản tri cơ quan Nhà Thiếu nhi Xây dựng chươngtrình công tác trên cơ sở nhiệm vụ được phân công phụ trách

Theo dõi phải báo cáo kịp thời cho giám đốc tình hình thực hiệncác chương trình kế hoạch và quả lí sử dụng tài sản cơ quan nhà thiếunhi Đảm bảo về cơ sở vật chất hoạt động cơ quan trong tổ chức thựchiện do BGĐ ban hành(phục các buổi họp, hội nghị, tiếp khách, đicông tác …)

Quản lí và lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng cầnthiết, bảo quản-bảo trì các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho nhucầu của nhà thiếu nhi

Quản lí và điều hành tổ bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy,đảm bảo an toàn trật tự trong cơ quan, chỉ đạo các CB-CNV phònghành chính-quản trị thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của các nhàthiếu nhi btrong quyền hạn của mình Có trách nhiệm ký các văn bảntheo sự uỷ quyền và phân công của Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt

2.3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng Phòng Giáo vụ:

Tham mưu cho Ban Giám đốc thông qua Phó Giám đốc chuyên môn chương trình và định hướng phát triển toàn diện hoạt động năng khiếu Quản lý và phát triển các lớp năng khiếu tại chỗ, xây dựng mối quan hệ với các giáo viên trường, hồ bơi Tổ chức tổng kết theo đúng kế

Trang 13

hoạch và đúng chỉ đạo của BGĐ Nhà Thiếu nhi, kết hợp phòng Hành chính – Quản trị thực hiện đúng chức năng quản lý hocjsinh, thu học phí, chi lương giáo viên theo qui định.

Tham mưu đè xuất kế hoạch đào tạo, mua sắm các trang thiết bị

Cơ Sở Vật Chất phục vụ tót công tác giảng dạy và quản lý Tăng cường công tác chiêu sinh, mở thêm các lớp mới trong các đợt chiêu sinh Quản lý tốt mọi tài sản của phòng năng khiếu, phải có sổ tài sản, mọi mất mát phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và đền bù, hư hỏng phải báo ngay cho BGĐ để có kế hoạch sửa chữa

Tăng cường với mối quan hệ với các trường học trên địa bàn quận trong công tác chiêu sinh, quảng cáo phục vụ các hoạt động các lớp năng khiếu tại Nhà Thiếu nhi Quản lý tốt giao án, hồ sơ giáo viên băng hợp đồng, giáo viên phải có bằng cấp, giáo viên phải tự soạn giáo

án giảng dạy theo chương trình giáo dục Đảm bảo công tác quản lý về chất lượng đào tạo của giáo viên và chất lượng học tập của các em học sinh Chấp hành mọi phân công của Ban Giám đốc

2.3.2.4 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng khoa phương pháp công tác Đội – khoa Sáng tác kỹ thuật:

Tham mưu cho Ban Giám đốc thông qua phó giám đốc chuyênmôn nghiệp vụ chương trình và định hướng phát triển toàn diện hoạtđộng nghiệp vụ của khoa phương pháp công tác đội, khoa sáng tạo kỹthuật

Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, duy trì lực lượng các CLB –Đội nhóm chuyên thuộc lĩnh vực phụ trách

Phối hợp Hội đồng Đội, các trường trên địa bàn quận triển khaithực hiện nhiệm vụ được phân công phụ trách như: việc đào tạo lựclượng phụ trách Đội, tổ chức các hoạt động công tác trong năm

Trang 14

Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm Chấp hànhmọi sự phân công của Ban Giám đốc.

2.3.2.5 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng khoa Thể dục Thể thao:

Tham mưu cho Ban Giám đốc chương trình và định hướng pháttriển toàn diện hoạt động nghiệp vụ của khoa TDTT trên địa bàn quận

Tổ chức ác hoạt động giáo dục thẩm mỹ rèn luyện sức khỏe, tư tưởngđúng và tình cảm đẹp, có tri thức, có thể lực để làm chủ xã hội, làmchủ thiên nhiên, làm chủ bản than góp phần giúp các em phát triển mộtcách toàn diên về mọi mặt

Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao thu hút đồng đảo các emthiếu nhi đến tham gia luyện tập, qua đó phát hiện năng khiếu-bồidưỡng và bổ xung lực lượng vào các đội nhóm chuyên môn của NhàThiếu nhi Chịu trách nhiệm và quản lý lực lượng các CLB-Đội-nhómchuyên thuộc lĩnh vực phụ trách

Hỗ trợ phòng Giáo vụ công tác ghi danh các lớp năng khiếu.Chấp hành mọi sự phân công của Ban Giám đốc

2.3.2.6 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của cán bộ phụ trách Phòng đọc sách:

Tham mưu Ban Giám đốc thông qua Phó Giám đốc chuyên mônchương trình và định hướng hoạt động của phóng đọc sách Chịu tráchnhiệm toàn bộ số sách quản lý và tài sản tại phòng đọc, mọi mất mátphải đền bù

Phải có sổ tài sản phòng đọc sách, chịu trách nhiệm về quản lý

và phân phối báo, tạp chí theo quy định

Phải có kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm phù hợp vớichương trình hoạt động năm của Nhà Thiếu nhi Xây dựng và quản lỳduy trì các hoạt động của CLB Văn hoá, đội nhóm chuyên măng non.như tuyên truyền măng non Giới thiệu sách, hoạt đông tác giả tácphẩm có kế hoạch bổ sung sách cho hàng năm Chấp hành mọi sự phâncông của BGĐ và chịu trách nhiệm xây dựng CLB văn học, nhiếp ảnhthiếu nhi, CLB sưu tầm tem

Trang 15

2.3.2.7 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Trưởng khoa thẩm

mỹ nghệ thuật:

Tham mưu cho Ban Giám đốc thông qua Phó Giám đốc chuyênmôn chương trình và định hướng phát triển toàn diện hoạt động nghiệp

vụ của khoa Thẩm mỹ nghệ thuật

Tổ chức dàn dựng các chương trình tham gia phục vụ tại chỗ, cơ

cở và các hoạt động hội thi, hội diễn Có kế hoạch đào tạo và phát triểncác đội nhóm chuyên theo lĩnh vực chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm của khoa phù hợpvới chương trình hoạt động năm của Nhà Thiếu nhi và gắn với phongtrào hoạt động tại cơ sở và các trường học Chấp hành mọi sự phâncông của Ban Giám đốc

2.3.2.8 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng cho ủy ban nhân dân quận bổ nhiệm chịu tráchnhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính, chứng từ thu chi

hồ sơ quyết toán, dự toán Tham mưu cho giám đốc về công tác tàichính, báo cáo kịp thời tình hình tài chính cơ quan Thực hiện công tác

kế toán theo quy định của ngành như hồ sơ, sổ sách, chứng từ, thanhquyết toán và có trách nhiệm khai thác các hoạt động của đơn vị Kiểmtra cập nhật tài sản các đơn vị khoa-tổ-phòng ban của nhà thiếu nhitheo từng tháng, quý, năm

2.3.2.9 Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách Văn phòng:

Tham mưu soạn thảo các văn bản theo chỉ đạo của Ban Giám đốc

và thực hiện các báo cáo của đơn vị theo đúng tiến độ qui định Tiếpnhận, xử lý thông tin, cập nhập và lưu trữ các văn bản đến, văn bản đi,thực hiện chuyển các loại văn bản theo bút phê của Ban Giám đốc

Trang 16

Quản lý con dấu, theo dõi, trình ký các loại công văn giấy tờ củaBGĐ đối với lãnh đạo Quận, quản lý hệ thống trang thiết bị phục vụcông tác văn phòng như: Điện thoại, máy vi tính, máy photo copy, máyfax, văn phòng phẩm của các bộ phận khoa…vv và các bộ phận trongvăn phòng Có chế độ bảo trì định kỳ để sử dụng lâu dài, hư hỏng phải

có báo cáo với Phó Giám đốc hành chính quản trị kịp thời có kế hoạchsửa chữa

Văn phòng có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi lịch trực, lịch hoạtđộng của các CB – CNV khi có sự phân công của BGĐ

2.3.2.10 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Thủ quỹ kiêm công tác văn phòng:

Chịu trách nhiệm vụ giữ quỹ mặt, đảm bảo đúng và đủ lượng tiền mặt khớp với chứng từ, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan

và pháp luật nếu thất thoát quỹ tiến mặt và tài sản do mình quản lý.Thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình thu, chi của thủ quỹ cho Giám đốc Hỗ trợ cùng văn phòng phát hành các văn bản

do Nhà Thiếu nhi ban hành, công tác kiểm kê tài sản, điểm danh CB – CNV cơ quan trong việc thực hiện giờ giấc làm việc, chế độ nghỉ phép,nghỉ bù cũng như các hoạt động diễn ra

2.3.2.11 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của nhân viên vệ sinh

- tạp vụ:

Thực hiện nhiệm vụ theo đúng chế độ đầu việc, hoàn thành công tác vệ sinh cơ quan Sáng 3 giờ đến 9 giờv à Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ mỗi ngày

Phụ trách công tác vệ sinh toàn bộ khu nhà nghiệp vụ, hội

trường, các địa điểm học tập vui chơi của các em thiếu nhi và khu vực công cộng trong khuôn viên cơ quan

Trang 17

Bảo quản các dụng cụ phụ vụ công việc chuyên môn, tham mưu

đề xuất các biện pháp bảo trì và xử lý hệ thống vệ sinh công cộng Chấphành mọi sự phân công,điều động của Ban Giám đốc

2.3.2.12 Chức năng và nhiệm vụ -quyền hạn của Tổ bảo vệ:

Thực hiên nhiệm vụ bảo vệ theo quy định về công tác bảo vệ do

Bộ Quốc Phòng và BGĐ Nhà Thiếu nhi quy định Bảo quản tài sản của đơn vị, an ninh trật tự trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi, phối hợp lực lượng công an, quân sự và theo sự phân công của phòng hành chính – quản trị trong tổ chức các hoạt động của cơ quan

Tổ trưởng do BGĐ chỉ định, có trách nhiệm phân công điều hànhhoạt động của tổ phù hợp với tình hình tại đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm

vụ chung của tổ Chịu trách nhiệm trước cơ quan trong thời gian làm

Bảo vệ cập nhập thông tin chính xác, bàn giao ca cụ thể và rõ ràng Chấp hành mọi sự phân công của Ban Giám đốc

2.3.2.13 Chức năng và nhiệm vụ - quyền hạn của Ban Chủ nhiệm

Ngày đăng: 11/02/2014, 02:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w