Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 36)

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệp;

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 36

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – XH, tổ chức chính trị XH – nghề nghiệp, tổ chức XH – nghề nghiệp, tổ chức XH khác;

+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; Thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác; + Hợp tác xã, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX; + Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê m- ướn, sử dụng và trả công cho người LĐ theo quy định của pháp luật LĐ;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng LĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều - ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

* Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ;

Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;

Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.

1.2.4.2. Phương thức thu BHXH

Hiện nay, công tác thu đóng góp BHXH bao gồm 2 phương pháp thu nộp BHXH sau:

* Phương pháp thu trực tiếp

Đây là phương thức thường được áp dụng đối với người lao động làm việc tự do tự nguyện tham gia BHXH và những người lao động không có chủ sử dụng lao động. Phương pháp này do cán bộ và bộ phận chuyên trách của cơ quan BHXH trực tiếp thu đóng góp BHXH từ người tham gia BHXH.

Người lao động tham gia đóng BHXH sẽ cam kết đóng góp BHXH bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, séc hay chuyển khoản ngân hàng. Do thanh toán bằng tiền mặt rất dễ xảy ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Nên nếu thanh toán bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH cần phải đảm bảo sao cho thủ tục thanh toán tránh được hiện tượng gian lận nội bộ và lạm dụng quỹ, đồng loã giữa nhân viên thu nộp BHXH với người tham gia BHXH đóng góp.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 37

Phương pháp thu gián tiếp

* Phương pháp thu gián tiếp:

Phương pháp này được áp dụng rất phổ biến, thông qua hệ thống các đại lý thu BHXH. Đại lý của cơ quan BHXH gồm có: chủ sử dụng lao động, bưu điện, ngân hàng, các cơ quan tổ chức, đoàn thể quần chúng trong huyện, xã phường…(gọi chung là đơn vị thu).

Theo Điều 37 Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 quy định hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 2 điều 36 của Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 và trích tiền lương của tổng số người lao động theo quy định tại khoản 2 điều 36 của Nghị định này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tiền lương tháng căn cứ đóng BHXH gồm có lương theo ngạch bậc, chức vụ hợp đồng và các khoản phụ cấp.

1.2.4.3 Quy trình thu - nộp BHXH

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 36)