Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về BHXH thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 65)

TẠI CƠ QUAN BHXH TP ĐIỆN BIÊN PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN.

3.1.3.Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về BHXH thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH.

về BHXH thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH.

Công tác tuyên truyền về BHXH là hết sức cần thiết. Đó là việc nâng cao nhận thức xã hội đối với BHXH, đưa ra những hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn và xây dựng được đội ngũ đông đảo cộng tác viên. Nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ chung của nghành công tác thông tin tuyên truyên về BHXH còn nhiều hạn chế tồn tại cần khắc phục đó là: số đông người lao động, chủ sử dụng lao động còn chưa hiểu biết rõ ràng về BHXH, thêm vào đó công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm một cách đúng mức, kinh phí tuyên truyền còn quá ít ỏi, hiệu quả tuyên truyền thấp.

Do đó, mỗi cán bộ chuyên thu phải thực sự là một tuyên truyền viên, thường xuyên đi xuống các đơn vị sử dụng lao động để trao đổi, gặp gỡ chủ doanh nghiệp va người lao động để tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH, tìm hiểu rõ đặc điểm của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư nguyên

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 65

vọng của người lao động để từ đó tìm ra biện pháp tuyên truyền cho phù hợp. Công tác tuyên truyền cần tiến hành đồng bộ và có sự kết hợp với các ban nghành các tổ chức xã hội. Đặc biệt tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: đài truyền hình, báo chí để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người.

Để thực hiện tuyên truyền rộng rãi đến các đối tượng, BHXH TP nên sử dụng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đảm bảo tính phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

Về tuyên truyền miệng, BHXH TP nên xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên BHXH làm nòng cốt thực hiện thường xuyên hình thức tuyên truyền miệng tới đông đảo người lao động ở cơ sở. Phối hợp với Ban Tuyên Giáo Thành ủy cung cấp tài liệu, bồi dưỡng cho đội ngũ Báo cáo viên các cấp kiến thức cơ bản về chính sách BHXH, BHYT để hướng tới mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và Thành phố. Thông qua các hội nghị giao ban, các lớp tập huấn ngắn hạn mà ngành BHXH tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho những công tác viên, những cán bộ làm công tác BHXH tại các doanh nghiệp. Cụ thể: đối với những đối tượng là người dân tộc việc tuyên truyền BHXH nên thông qua những tuyên truyền viên là người biết tiếng dân tộc, hoặc thông qua trưởng bản, những người có uy tín với người dân. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn các cán bộ BHXH cần đến tận doanh nghiệp để tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, BHYT cho những lao động làm việc trong doanh nghiệp, nên tổ chức kiểm tra về số lao động được tham gia BHXH trong các doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh trên địa bàn TP thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp của các lao động.

Về tuyên truyền đại chúng, BHXH TP nên chủ động phối hợp với các các cơ quan báo chí thành phố như Báo Điện Biên Phủ, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên thường xuyên đăng những nội dung cơ bản nhất của chính sách BHXH, BHYT; xây dựng và phát sóng các chuyên đề, các mục giải đáp pháp luật về BHXH, BHYT. Những nội dung tuyên truyền đó nên được in lại trên băng, đĩa để cơ sở phát thường xuyên hàng tuần trên hệ thống phát thanh của phường, xã.

Bên cạnh đó, BHXH TP cũng nên xây dựng mạng thông tin điện tử, tạo

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 66

lập được cổng thông tin riêng, trang Websile riêng, qua đó các đối tượng có thể tra cứu, tìm kiếm những thông tin về BHXH, BHYT hoặc vào các mục hỏi đáp, cơ quan BHXH TP sẽ trả lời thông qua cổng thông tin điện tử.

Ngoài ra BHXH TP nên tăng cường phối hợp triển khai công tác cổ động trực quan, xây dựng các tấm biển pa-nô, ap-phích cỡ lớn, đăng tải các nội dung, các khẩu hiệu về BHXH, BHYT đặt tại các trục đường giao thông chính, tại các khu công cộng đông người; in và phát các tài liệu, tờ rơi, trong đó nội dung về BHXH, BHYT truyền tải tới các đối tượng... Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần được tăng cường theo những định hướng tích cực và mạnh mẽ hướng về cơ sở hơn nữa: Tiếp tục phối hợp với báo, đài, tờ tin công đoàn duy trì công tác tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH, BHYT và thông tin hoạt động của BHXH trong những tháng cuối năm; biên soạn bộ tài liệu hỏi đáp về chính sách BHXH, BHYT phối hợp tuyên truyền trên các trạm truyền thanh xã phường, thị trấn; tiếp tục củng cố xây dựng mạng lưới cộng tác viên viết tin, bài tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT cũng như mở các đợt tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH, Luật BHXH…Trong đó xác định trọng tâm là tuyên truyền cho các chủ sử dụng lao động và người lao động hiểu trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 65)