Chức năng của BHXH.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 31)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH

1.1.3. Chức năng của BHXH.

* BHXH bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động.

Đây là chức năng cơ bản của BHXH được xác định trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động. Khi mức thu nhập được bảo hiểm của người lao động trong quá trình lao động bị giảm hay bị mất vì ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già…sẽ là căn cứ để người lao động hưởng BHXH. Pháp luật BHXH thường qui định nếu người lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp thì họ có quyền được nhận trợ cấp khi rủi ro trong phạm vi bảo hiểm phát sinh, làm giảm hoặc mất thu nhập của họ.

*BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người lao động.

Trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động mà BHXH xác định chức năng phân phối lại thu nhập giữa họ. Để thực hiện hình thức bảo hiểm này, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng một tỷ lệ nhỏ trong tương quan với thu nhập của người lao động vào một quỹ chung. Về nguyên tắc, nguồn này để đảm bảo thu nhập cho mọi người tham gia bảo hiểm, nếu họ gặp rủi ro, phải nghỉ việc. Song, thực tế, chỉ một số ít người lao động gặp rủi ro thực sự được quỹ chi trả. Thông qua đó, BHXH đã thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập giữa những người may mắn, ít gặp rủi ro cho những người không may bị rủi ro trong cuộc sống. Đó có thể là sự phân phối thu nhập giữa những người khỏe mạnh cho những người bị ốm đau, tai nạn; có thể là sự phân phối giữa thời kì trẻ trung khỏe mạnh cho thời kì già yếu trong cuộc đời của mỗi người….

* BHXH góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

Khi khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được người chủ trả tiền lương hoặc tiền công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 31

tuổi già hoặc không may bị chết đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị giảm hoặc bị mất, nhờ đó cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định. Qua đó BHXH giúp người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế; đồng thời những chi phí của người sử dụng lao động cho những rủi ro trong sử dụng lao động cũng được ổn định, có thể dự liệu hạch toán được từ đó giúp nhà đầu tư yên tâm sản xuất, không bị phá sản khi có rủi ro xảy ra.

* BHXH góp phần thu hút lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động, gắn bó các lợi ích người lao động, người sử dụng lao động và lợi ích xã hội.

Thực tế, đây không phải là mục đích chính của BHXH nhưng trong quá trình tồn tại, BHXH đã góp phần thu hút lao động trong phạm vi mà nó bao phủ. Người lao động thường có nhu cầu được làm việc trong phạm vi thực hiện BHXH bắt buộc để đời sống được ổn định. Qua đó có thể thu hút các lao động tốt trong xã hội vào khu vực thuộc phạm vi nảo hiểm. Trong phạm vi được BHXH, người lao động có thể dịch chuyển quan hệ lao động từ nơi dư thừa lao động đến nơi đang thiếu lao động, từ đơn vị này đến đơn vị khác…và đó chính là yếu tố tạo nên thị trường lao động.

Trong thực tế tồn tại, BHXH còn thực hiện chức năng điều hòa mâu thuẫn về tiền lương, tiền công, thời gian lao động giữa chủ và thợ làm cho các bên có trách nhiệm với nhau hơn. Từ đó hai bên gắn bó lợi ích với nhau, hợp tác, phát triển để cùng có lợi. Đối với Nhà nước và xã hội, chi phí cho BHXH là cách thức phải chi trả ít nhất nhưng lại hiệu quả nhất vì có thể giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w