CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH
1.2.3. Nguyên tắc thu BHXH.
Căn cứ vào pháp luật và các văn bản dưới luật thì nguyên tắc thu BHXH phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng mức thu, đồng thời phải đảm bảo công bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH. Muốn vậy cần phải quán triệt những vấn đề sau đây:
- Mức đóng BHXH của các cơ quan doanh nghiệp cần dựa trên quỹ lương của đơn vị, quỹ lương này bao gồm toàn bộ lương cứng và các khoản phụ cấp vào lương, đồng thời quỹ này phải chi trả cho tất cả các đối tượng tham gia đóng góp BHXH.
- Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó số người tham gia và số đơn vị tham gia BHXH luôn biến động, vì vậy khi quyết toán phải căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ không tính vào mức bình quân.
Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 34
- Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoán thu để hưởng hoa hồng.
- Về nguyên tắc, cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý, từng năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải khớp với nhau và phải thực sự cân đối giữa nguời lao động, nguời sử dụng lao động, loại hình doanh nghiệp, loại hình thu.
Ngoài việc thu đúng của người lao động và người sử dụng lao động, BHXH cần phải lập kế hoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nước cấp bù vào đầu tháng, đầu quý, đầu năm, sau đó mới được quyết toán.
Phần lãi trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi, về nguyên tắc phải được bù đắp vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ, phần trích ra chi cho các mục đích khác như chi cho khen thưởng, chi quản lý và những khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ của các tổ chức, quỹ từ thiện, đặc biệt là các khoản nợ của người tham gia phải được hạch toán riêng, các khoản nợ đòi được phải tính tới lãi suất.