Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP Điện Biên Phủ giai đoạn 2007 2010.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 58)

BHXH TP Điện Biên Phủ giai đoạn 2007 - 2010.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 58

* Về tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc:

+ Đối với khối DNNN: nguyên nhân chính của việc nợ đọng này là do phần lớn các đơn vị ở khối này có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất lạc hậu; tổ chức hoạt động chưa theo kịp cơ chế thị trường. Ngoài ra còn do tình trạng quản lý kém của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mỗi khi có biến động nhỏ là rơi vào tình trạng làm ăn cầm chừng không có lãi. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết bởi nếu thu đúng, đủ, kịp thời thì sẽ là khoản tiền không nhỏ đóng góp vào số quỹ nhàn rỗi hiện nay để thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một chế tài nào đủ mạnh để có thể cưỡng chế thu BHXH ở các đơn vị thuộc khối này.

+ Đối với DNNQD: Số đơn vị ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo xu hướng ngày càng nhiều, số thu BHXH ngày một tăng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị vẫn cố tình nợ đọng BHXH. Về nguyên nhân chủ quan là do BHXH huyện Phú xuyên chưa đầu tư đúng mức cho công tác tuyên truyền chính sách BHXH, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH đối với người lao động thuộc khu vực này.

* Về số lượng lao động được tham gia BHXH bắt buộc còn chưa đúng với thực tế, nguyên nhân chính là do:

- Đối với chủ doanh nghiệp nhất là chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động theo luật định. Hiện nay, hầu hết chủ sử dụng lao động với phương châm sản xuất kinh doanh chỉ “thích ứng” chứ không “lâu dài”, do vậy việc né tránh trốn đóng BHXH, nợ đọng BHXH vẫn thường xuyên xảy ra. Lợi dụng kẽ hở luật pháp và sự kém hiểu biết của người lao động, chủ sử dụng lao động trốn đóng, không đóng BHXH cho người lao động để sử dụng vào mục đích khác: đầu tư cho sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh những doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH thì có nhiều doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng do gặp phải khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, do thị trường biến động, cạnh tranh với các đối thủ khác, do nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, tình hình tài chính thường không ổn định nên không đủ đóng BHXH liên tục cho người lao động.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 59

Ngoài ra còn do các cơ sở kinh tế khu vực tư nhân hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và số lượng lao động thường xuyên biến động liên tục, đặc biệt là nhận thức của người lao động về BHXH còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động. Mặt khác một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng với một số ít lao động có trình độ để làm công tác quản lý, còn phần lớn lao động phổ thông không có trình độ họ ký hợp đồng lao động ngắn hạn, mùa vụ để lách luật, thậm chí không cần ký kết văn bản hợp đồng lao động , khi tiến hành khai báo với cơ quan BHXH thì chủ sử dụng lao động khai giảm số lao động để trốn đóng BHXH.

- Đối với người lao động thì hiểu biết mơ hồ về BHXH, còn nhầm lẫn giữa BHXH với loại hình bảo hiểm khác, do đó họ chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH. Do thu nhập thấp so với nhu cầu của cuộc sống nhất là đối với lao động làm việc trong các DNNQD chủ yếu là lao động ngoại tỉnh nên ngoài nhu cầu chi tiêu sinh hoạt bản thân còn có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp đỡ gia đình vì vậy bản thân họ không muốn đồng lương eo hẹp của mình bị chia sẻ để đóng BHXH cho dù họ biết như thế là cần thiết. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy lợi ích lâu dài. Ngoài ra, do sức ép trong việc làm, do tâm lý sợ mất việc hoặc bị cắt bớt tiền lương nên không dám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình.

- Đối với Nhà nước, việc ban hành các văn bản, nghị định, quy định, thông tư thường chồng chéo và thiếu đồng bộ, cụ thể trong Luật lao động và Điều lệ BHXH quy định doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên và có hợp đồng lao động dài hạn từ 03 tháng trở lên thì chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trích nộp BHXH cho người lao động. Chính quy định này đã tạo ra kẽ hở cho một số chủ doanh nghiệp thực hiện hành vi lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.

Đặc biệt, Điều lệ BHXH quy định cách xác định thời gian tham gia BHXH làm căn cứ tính các chế độ là đủ 12 tháng tính 01 năm không tính tháng lẻ, trong khi Luật lao động quy định người lao động làm việc trên 03 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc. Chính điểm này làm cho người sử dụng lao động viện lý do cho là lao động biến động nên không tham gia BHXH vì nếu tham gia BHXH thì người lao động làm việc dưới 01 năm nghỉ việc cũng không được hưởng gì.

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 60

Ngoài ra, việc ban hành các chế tài xử phạt vi phạm Luật lao động về BHXH chưa hợp lý. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo đó: Hình thức xử phạt: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 30.000.000 đồng. Ngoài ra, tổ chức, các nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội. Mức nộp phạt quá thấp nên không có tính răn đe và chưa đem lại hiệu quả cao.

- Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội…trên địa bàn TP với cơ quan BHXH TP Điện Biên Phủ trong việc cung cấp thông tin liên quan đến mức lương của người lao động, số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w