Nguyên nhân đạt được những kết quả trong việc thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP Điện Biên Phủ giai đoạn 2007-2010.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 55)

BHXH TP Điện Biên Phủ giai đoạn 2007-2010.

Nhìn chung, công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH TP Điện Biên Phủ đạt được kết quả khá khả quan. Số thu BHXH bắt buộc luôn tăng qua các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: Sự chấp hành đúng qui định của pháp luật đặc biệt là Luật BHXH của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động, của người lao động trên địa bàn thành phố đã làm cho số đơn vị và số người tham gia BHXH bắt buộc không ngừng tăng lên qua các năm.

Thứ hai: Do số lượng đơn vị và số lao động tham gia BHXH tăng lên qua các năm, đặc biệt là sự tăng lên ở khu vực Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, khu vực Hành chính sự nghiệp như đã phân tích ở trên.

Đồng thời do sự chia tách, thành lập đơn vị mới trong khu vực hành chính sự nghiệp, nâng lương định kì trong các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố.

Chỉ tính riêng năm 2010: Trong khu vực hành chính sự nghiệp thành phố đã có 08 đơn vị thành lập mới như: Trường Mầm non Hoa Mơ và Trung tâm Viễn thông Thành phố Điện Biên Phủ (được tách ra từ Bưu điện TP Điện Biên Phủ; Đối với khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có 13 doanh nghiệp mới được thành lập chủ yếu hoạt động về lĩnh vực xây dựng và thương mại như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Duy Linh ( hoạt động về lĩnh vực buôn

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 55

bán đồ gia dụng như tivi, máy giặt…), Công ty tư vấn thiết kế Linh Phương (hoạt động về lĩnh vực xây dựng)….

Thứ ba: Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho người lao động. Cụ thể như sau :

+ Năm 2007, mức lương cơ bản là 450.000đồng/tháng.

+ Năm 2008, Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007 về mức lương tối thiểu chung cho người lao động. Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng (tăng 20% so với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng), làm đối tượng tham gia tăng, số thu BHXH tăng, đạt mức hoàn thành kế hoạch 97 %.

+ Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ- CP quy định tăng tiền lương tối thiểu lên 650.000 đồng/tháng, làm ảnh hưởng đến việc thu BHXH cũng như tăng quỹ BHXH.

+ Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2010/NĐ-CP theo đó từ ngày 1/5/2010, mức lương tối thiểu chung áp dụng cho người hưởng lương từ ngân sách sẽ được điều chỉnh từ 650.000 lên 730.000 đồng/tháng.

Việc qui định mức lương tối thiểu làm cho tiến lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của người lao động tăng lên từ đó số thu BHXH cũng tăng lên qua các năm.

2.2.3.2. Tồn tại và khó khăn cần được giải quyết.a) Tồn tại và khó khăn a) Tồn tại và khó khăn

* Bên cạnh những kết quả thu đáng khích lệ BHXH TP Điện Biên Phủ đã đạt được còn tồn tại một số vấn đề khó khăn. Đặc biệt là tình hình nợ tiền đóng BHXH của các cơ quan đơn vị trên địa bàn TP. Qua 5 năm tình hình nợ đọng BHXH ở các khối cụ thể qua số liệu ở bảng sau:

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 56

Bảng 12: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc giai đoạn 2007-2010 Loại hình 2007 2008 2009 2010 DNNN 30.785.404 36.258.169 45.482.159 44.825.438 DN có vốn ĐTNN - - 1.500.000 1.984.003 DNNQD 152.623.587 170.264.589 175.264.985 180.016.823 Khối HCSN -Đảng, đoàn 30.256.418 42.568.402 40.215.891 49.556.129 Khối HTX 1.025.219 1.524.666 2.456.215 3.130.624 Khối xã, phườuhng 6.541.269 5.187.125 8.795.296 9.190.993 Tổng 221.321.897 255.802.951 279.714.546 288.704.010

(Nguồn: BHXH TP Điện Biên Phủ)

Nhìn chung, hàng năm, tuy số thu BHXH bắt buộc vẫn tăng nhưng số dư nợ BHXH vẫn còn nhiều, tập trung chủ yếu ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh,khối DNNN và Khối Hành chính sự nghiệp - Đảng, đoàn thể, đây cũng là những khối có số đơn vị và số lao động tham gia BHXH nhiều trong tổng số đơn vị và số lao động tham gia BHXH trên địa bàn TP Điện Biên Phủ.

+ Xét khối DNNN, từ năm 2007 đến năm 2010, số dư nợ BHXH đều tăng, năm 2006 là 30.785.404 đồng đến năm 2010 là 44.825.438 đồng, tăng 14.040.034 đồng (tương đương với tăng 1.46 lần).

+ Với khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhìn chung, số nợ BHXH tăng dần qua các năm. Năm 2007 số dư nợ BHXH là 152.623.587 đồng đến năm 2010 đã là 180.016.823 đồng, tăng 27.393.236 đồng. Đặc biệt là năm 2008 số dư nợ BHXH bắt buộc tăng nhanh, tăng 22.641.398 đồng so với năm 2007.

+ Khối Hành chính sự nghiệp- Đảng, đoàn thể: số dư nợ BHXH biến động qua các năm. Số dư nợ BHXH bắt buộc năm 2010 là 49.556.129 đồng, tăng 19.299.711 đồng so với năm 2007. Nhưng nhìn chung, số thu BHXH bắt

Hoàng Thị Thanh Huyền –Đ3BH2 57

buộc chiếm tỷ lệ khá cao, việc nợ đọng ở khối này chỉ tập trung ở một vài đơn vị như Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Điện Biên, Trường Cao đẳng kinh tế Kỹ thuật Điện Biên, Chi cục thú y thành phố, Trường Mầm non 20-10.... Phần lớn các đơn vị ở khối hành chính sự nghiệp luôn chấp hành tốt quy định nộp BHXH đúng kỳ hạn, có đơn vị còn nộp dư số tiền BHXH bắt buộc để giảm gánh nặng cho kỳ nộp sau.

* Bên cạnh việc nợ đọng tiền đóng BHXH, công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP Điện Biên Phủ còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia còn chiếm số lượng lớn, đặc biệt là trong khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực tế trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ cho thấy số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu theo hình thức thỏa thuận bằng miệng mà không kí hợp đồng, đặc biệt là lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng như thời gian làm viêc dài, mức độ nguy hiểm cao nhưng họ không được tham gia BHXH, thậm chí nhiều lao động còn không biết đến BHXH. Thực tế cho thấy, số lao động trong khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tham gia BHXH bắt buộc chủ yếu là những lao động chịu trách nhiệm chính về công việc của doanh nghiệp như cán bộ kĩ thuật, kế toán, thủ kho… mà số lượng lao động này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.

- Số lao động thời gian qua đã tăng nhanh hơn nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh, khu vực tư nhân và các khu vực khác.

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động ở nhiều doanh nghiệp chưa đúng với mức lương thực tế mà họ nhận được. Mức lương đóng BHXH bắt buộc của người lao động thường là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động thấp hơn rất nhiều so với mức lương thực tế mà họ nhận được. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với số tiền thu BHXH bắt buộc đặc biệt là việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau này.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH TP ĐIện Biên Phủ- Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007-2010 (Trang 55)