4.3.2.1. Công tác tiếp dân
Công tác tiếp dân hàng tháng đã được đi vào hoạt động một cách có hiệu quả. Tại UBND xã bố trí phòng tiếp công dân, tổ chức theo quy chế và lịch tiếp công dân định kỳ theo đúng quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Xác định
việc tiếp dân là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo, góp phần không nhỏ vào chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Lãnh đạo Sở đã luôn quan tâm sâu sát đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được chú trọng, đi vào nề nếp và có bước chuyển biến tích cực đạt được kết quả tốt.
Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai trong những năm qua như sau:
Bảng 4.6: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên
Năm Tiếp dân (lượt/ng)
Loại đơn thuộc thẩm quyền giải quyết
Tổng Giải
quyết Tỷ lệ Khiếu nại Tố cáo Tranh chấp
2011 20 1 0 4 5 5 100
2012 30 0 1 6 7 6 96,49
2013 30 0 2 6 8 7 90
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên)
Nội dung các đơn thư chủ yếu tập trung vào vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất, khiếu nại các quyết định của xã trong việc giải quyết đơn về tranh chấp đất đai.
Nhìn chung, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được coi trọng và thực hiện nghiêm túc theo Luật khiếu nại tố cáo, kết luận rõ vụ việc đúng, sai và đề xuất biện pháp giải quyết, xử lý phù hợp với thực tiễn khách quan và theo quy định của pháp luật. Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên theo đúng quy định, việc phân loại xử lý và giải quyết đơn được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật hiện hành.
Sau khi nhận đơn thư khiếu tố cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ những đơn thư khiếu tố đó. Trong quá trình xử lý đơn thư khiếu tố cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm chủ yếu sau:
- Phân loại đơn thư gửi tới để xác định rõ phạm vi thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Đơn thư phải được xử lý kịp thời, những đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhận đơn thì phải chuyển đến những cơ quan có trách nhiệm giải quyết, trả lời.
- Đơn thư có nội dung phức tạp phải chuyển cho thủ trưởng trực tiếp ý kiến giải quyết.
- Cán bộ xử lý đơn phải tuyệt đối giữ bí mật về nội dung, tên và địa chỉ của người gửi đơn.
4.3.2.2. Giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai
Quá trình giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu đơn thư khiếu tố
Đây là công việc đầu tiên của nghiệp vụ xét khiếu tố, là công việc quan trọng để đưa ra các kết luận một cách chính xác. Khi nghiên cứu đơn thư khiếu tố cần giải quyết những vấn đề sau:
- Xem xét các vấn đề được đề cập trong đơn thư xảy ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào? Các đối tượng bị khiếu tố? Những người có liên quan? Các chứng cứ cần phải có?
- Nếu là đơn thư có nội dung vừa khiếu nại vừa tố cáo phải xác định rõ nội dung, tách riêng để giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Bước 2: Tiến hành gặp đương sự
Việc gặp đương sự là rất cần thiết để tìm hiểu, thu thập những thông tin quan trọng, cần thiết của nội dung vấn đề. Quá trình này cần tạo cho đương sự không khí thoải mái, tạo lòng tin cho đương sự vào pháp luật.
Sau khi gặp đương sự thì người trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu tố cần tiếp xúc với cơ quan nơi phát sinh sự việc, thu thập các tài liệu cần thiết để phân tích các diễn biến, tiến hành lập hồ sơ.
Quá trình làm việc với người khiếu tố, người bị khiếu tố, cá nhân, tập thể có liên quan phải được lập thành biên bản để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết.
Bước 3: Điều tra, xác minh, kiểm tra các chứng lý trong hồ sơ.
Để kết luận của vụ việc được khách quan, đúng pháp luật sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết và tiến hành lập hồ sơ cán bộ trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu tố phải tiến hành xác minh lại các số liệu, chứng lý đã thu thập trong hồ sơ, đối chiếu với các văn bản pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương trước khi viết báo cáo kết quả.
Bước 4: Viết báo cáo kết quả xác minh.
Báo cáo phải nêu rõ những mâu thuẫn chủ yếu và dự kiến cách giải quyết. Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
- Giới thiệu và nêu khái quát nội dung chính sự việc. - Kết quả xác minh sự việc.
- Nhận xét, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết đối với hai bên
Bước 5: Ra kết luận giải quyết khiếu tố
Người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải ra quyết định giải quyết bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người khiếu tố, người bị khiếu tố và những người có lợi ích liên quan.