Các loại khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn xã hóa trung huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 33)

* Các loại khiếu nại hành chính về đất đai gồm:

- Khiếu nại về Quyết định giao đất: Giao đất sai thẩm quyền và các vi phạm trong quá trình thực hiện giao đất,...

- Khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sai tên, vị trí,..., không cấp giấy, làm hồ sơ, thủ tục chậm,...

- Khiếu nại về quyết định thu hồ đất: thu hồi sai thẩm quyền , diện tích, đối tượng,..., khiếu nại về những sai phạm trong quá trình thực hiện thu hồi đất.

- Khiếu nại về xử lý những vi phạm hành chính liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Khiếu nại về quyết định của UBND giải quyết tranh chấp về đất đai. - Khiếu nại về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai. - Khiếu nại về việc khai thuế, lệ phí và về quản lý sử dụng đất đai.

- Khiếu nại về giải tỏa đền bù sử dụng đất đai khi nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra còn rất nhiều một số dạng khiếu nại khác.

Tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong xử lý vi phạm đất đai: - Tố cáo chính quyền địa phương để lại đất công ích vượt quá tỉ lệ quy định. - Quản lý, sử dụng đất công ích không đúng , có biểu hiện tham nhũng, đấu thầu sai thẩm quyền, sai trình tự thủ tục, thời gian thầu quá dài.

- Giao đất kinh doanh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện làm giàu cho một số người trên chính mảnh đất của người dân lao động.

- Sử dụng tiền bán đất, cá khoản khác thu từ đất đai không đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quyết định giao, cấp đất đai không đúng, không khách quan. Từ tố cáo về đất đai chuyển sang tố cáo về tham nhũng của cán bộ cơ sở thông qua việc sử dụng kinh phí thu từ bán đất, kinh tế hợp tác xã,....

Các dạng tranh chấp đất đai:

- Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý.

- Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. - Tranh chấp trường hợp chuyển nhượng, cho mượn, cho thuê.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính. - Tranh chấp đòi lại đất của người thân trong giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều tra chỉnh ruộng đất đã được chia cho người khác.

- Tranh chấp có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

* Vai trò của việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lí nhà nước về đất đai

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi quốc gia. Đó là nguồn động lực chủ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đó cũng là mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới vì vậy đất đai luôn gắn liền với vấn đề chính trị. Chính vì vậy quản lý tốt việc sử dụng đất đai không những có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị. Song hiện nay, tình hình khiếu nại về đất đai diễn ra vô cùng gay gắt và phức tạp, số vụ khiếu nại về đất đai chiếm khoảng 60% tổng số vụ khiếu kiện các cơ quan Nhà nước nhận được hàng năm. Nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai đông người vượt cấp, đã trở thành điểm nóng nhức nhồi gây mất trật tự trị an xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất. Nhận thức được điều đó Trung ương Đảng và Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật để tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân. Điều này đã góp phần thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian vừa qua, góp phần giải quyết được những bức xúc của người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Đồng thời giúp Nhà nước quản lý việc sử dụng đất đai một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai đã giúp cho chính quyền từ Trung ương đến địa phương nâng cao vai trò trong việc quản lý khiếu nại, tố cáo đặc biết là phát huy tính chủ đọng của cơ sở và quyền dân chủ của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai cũng như trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, đảm bảo công bằng trong xã hội, thức đẩy phát triển kinh tế đất nước, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay.

Phần 3

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn xã hóa trung huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)