4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hóa Trung nằm trên trục Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, là cửa ngõ phía Bắc của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện lỵ 5km, cách thành phố Thái Nguyên 7,5km. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Long, Quang Sơn.
- Phía Đông giáp xã Khe Mo, Thị trấn Sông Cầu. - Phía Tây giáp xã Hóa Thượng, xã Minh Lập. - Phía Nam giáp xã Hóa Thượng, Khe Mo.
Là xã có trục giao thông quan trọng của tỉnh và huyện đi qua, rất gần với thành phố Thái Nguyên. Nhìn chung vị trí địa lý của xã tương đối thuân lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.1.2. Địa hình
Hóa Trung là xã nửa trung du miền núi, địa hình đồi núi thấp xen phù sa cổ. Phân bố địa hình tương đối phức tạp, cao ở phía Bắc (có núi Hang Cô) và phía nam của xã (có Núi Cái), thấp ở khu vực trung tâm xã và dọc theo đường quốc lộ chạy qua xã. Toàn xã có khoảng 80% là đồi núi, có độ cao trung bình khoảng 80m so với mực nươc biển, cao nhất ở Núi Cái là (187m), và khu vực núi Hang Cô, thấp nhất là khu vực cầu Mánh và khu giáp suối (sông Linh Nham), thuộc thôn Đồng Tẻ, La Đành, Đồng Chăn. Một số các cánh đồng khá bằng phẳng ven các suối khu vực các thôn Đồng Tẻ, La Đành, Đồng chăn, Phúc Thành, Cầu Mánh, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa đông ruộng cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Hóa Trung cũng như toàn huyện Đồng Hỷ có khí hậu đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Do nằm ở bắc chí tuyến trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới gió mùa: Mùa
nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến thang 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C, tổng tích ôn 8.0000
C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, Nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C. Lượng mưa trung bình 2000 - 2100mm, lượng bốc hơi trung bình 985,5mm, mưa tập trung từ tháng tư đến tháng 10, chiếm 90,6% tổng lượng mưa cả năm.
Điều kiện khí hậu khu vực có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất, cùng với các yếu tố nguồn nước và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.4. Thủy văn
Nhìn chung, các suối đều bắt nhuồn từ đồi núi phía Bắc và Đông Bắc của huyện, sau đó chảy vào song Cầu và sông Linh Nham. Mật độ sông suối bình quân khoảng 0,2km/km2
. Trên địa bàn xã có sông Linh Nham là sông chính chảy qua, và một số suối nhỏ bao bọc diện tích đất đai của xã. Sông Linh Nham dài khoảng 4km, chảy theo hướng Bắc Nam, là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt. Sông có nước quanh năm, song chế độ dòng chảy thất thường, gây xối lở bờ sông và lũ lụt vào mùa mưa, đặc biệt ở khu vực các xóm La Đành, Đồng Tẻ. Ngoài ra các suối La Đành, La Ngàn, các hồ đập khác như hồ La Đành, Na Long, Làng Nậm cũng cung cấp một lượng nước khá hiệu quả cho sản xuất và đời sống của nhân dân xã.