0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Các quy định pháp lý về tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2011 2013 (Trang 30 -30 )

* Các dạng tranh chấp đất đai

- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:

Tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, do mục đích là để thuận tiện cho việc sản xuất canh tác giữa các hộ gia đình, cá nhân nên chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau. Nguyên nhân gây tranh chấp là: Do hai bên không viết hợp đồng hoặc có viết nhưng không rõ ràng, sau một thời gian thực hiện một trong hai bên thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp.

- Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất:

Dạng tranh chấp này khá phổ biến, do một số nguyên nhân sau: Do một hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng như hết hạn thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê, bên cho thuê đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng nên xảy ra tranh chấp.

- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Dạng tranh chấp này khá phổ biến trong nhân dân do một hoặc cả hai bên không thực hiện đúng những thoả thuận đã ghi trong hợp đồng như không trả tiền hoặc không giao đất; hợp đồng đã được ký kết nhưng do một trong hai bên bị lừa dối hoặc cảm thấy bị thiệt thòi do giá qua rẻ nên rút lại hợp đồng;

cũng có những trường hợp do không hiểu rõ pháp luật, chuyển nhượng không đúng thủ tục quy định, chỉ hợp đồng miệng cũng dễ xảy ra tranh chấp.

- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:

Nguyên nhân do người có quyền sử dụng đất chết không để lại di trúc hoặc có để lại di trúc nhưng di trúc không rõ ràng về phân chia đất đai thừa kế dẫn đến tranh chấp giữa những người được quyền thừa kế. Người có quyền sử dụng đất chết có để lại di trúc nhưng do không hiểu pháp luật, di trúc không đúng quy định của pháp luật cũng gây tranh chấp.

- Tranh chấp do bị lấn chiếm đất:

Tranh chấp này xảy ra thường là do lấn chiếm ranh giới thửa đất giữa những người sử dụng đất, một số chiếm toàn bộ diện tích đất của người khác hay có khi một hoặc cả hai bên không nắm vững pháp luật hoặc trước đó đã sang nhượng cho người khác nhưng khi bàn giao với nhau không rõ ràng, cụ thể dẫn đến tranh chấp về sau.

- Tranh chấp do gây cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất:

Loại tranh chấp này rất ít xảy ra nhưng là loại tranh chấp phức tạp, thường thì do khu đất của một hộ ở sâu hoặc xa mặt tiền và một bên do thành kiến cá nhân đã cản trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất, cũng có khi là hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc đào bới mà hành vi này gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác mà dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn:

Tranh chấp này xảy ra khi hai vợ chồng ly hôn, nó liên quan đến phân chia tài sản và quyền sử dụng đất. Cả hai bên khi ly hôn đều cho rằng mình có quyền và lợi ích nhiều hơn về quyền sử dụng đất do đó dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất:

Tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, vật kiến trúc khác, cây cối… Loại tranh chấp này thường xảy ra dưới các hình thức như tranh chấp về sở hữu, thừa kế, mua bán tài sản…Nó bao giờ cũng gắn liền với việc công nhận quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp đất công:

Loại hình tranh chấp này là do cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự ý chiếm dụng đất của nhà nước hoặc do hoàn cảnh lịch sử để lại việc sử dụng đất của nhân dân qua nhiều lần biến động, việc quản lý đất trước đây còn nhiều thiếu sót, sơ hở… gây tự ý sử dụng đất, khi bị đòi lại dẫn đến phát sinh tranh chấp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2011 2013 (Trang 30 -30 )

×