3.4.5. Các bước thực hiện đề tài
Bước 1: Chọn đề tài và vùng nghiên cứu. Bước 2: Xây dựng đề cương.
Bước 3: Tham gia các hoạt động thực tế.
Bước 4: Thu thập và nghiên cứu tài liệu - số liệu có liên quan đề tài. Bước 5: Viết bài.
Bước 6: Hoàn chỉnh luận văn.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, bản thân đất đai và những quan hệ xã hội xung quanh đất đai lại là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Được sự giúp đỡ của cán bộ Địa chính và UBND xã Hóa Trung huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện để mở rộng kiến thức và nghiên cứu đề tài này.
Phần 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hóa Trung
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hóa Trung nằm trên trục Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, là cửa ngõ phía Bắc của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện lỵ 5km, cách thành phố Thái Nguyên 7,5km. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Long, Quang Sơn.
- Phía Đông giáp xã Khe Mo, Thị trấn Sông Cầu. - Phía Tây giáp xã Hóa Thượng, xã Minh Lập. - Phía Nam giáp xã Hóa Thượng, Khe Mo.
Là xã có trục giao thông quan trọng của tỉnh và huyện đi qua, rất gần với thành phố Thái Nguyên. Nhìn chung vị trí địa lý của xã tương đối thuân lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.1.2. Địa hình
Hóa Trung là xã nửa trung du miền núi, địa hình đồi núi thấp xen phù sa cổ. Phân bố địa hình tương đối phức tạp, cao ở phía Bắc (có núi Hang Cô) và phía nam của xã (có Núi Cái), thấp ở khu vực trung tâm xã và dọc theo đường quốc lộ chạy qua xã. Toàn xã có khoảng 80% là đồi núi, có độ cao trung bình khoảng 80m so với mực nươc biển, cao nhất ở Núi Cái là (187m), và khu vực núi Hang Cô, thấp nhất là khu vực cầu Mánh và khu giáp suối (sông Linh Nham), thuộc thôn Đồng Tẻ, La Đành, Đồng Chăn. Một số các cánh đồng khá bằng phẳng ven các suối khu vực các thôn Đồng Tẻ, La Đành, Đồng chăn, Phúc Thành, Cầu Mánh, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa đông ruộng cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Hóa Trung cũng như toàn huyện Đồng Hỷ có khí hậu đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Do nằm ở bắc chí tuyến trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới gió mùa: Mùa
nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến thang 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C, tổng tích ôn 8.0000
C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, Nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C. Lượng mưa trung bình 2000 - 2100mm, lượng bốc hơi trung bình 985,5mm, mưa tập trung từ tháng tư đến tháng 10, chiếm 90,6% tổng lượng mưa cả năm.
Điều kiện khí hậu khu vực có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất, cùng với các yếu tố nguồn nước và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.4. Thủy văn
Nhìn chung, các suối đều bắt nhuồn từ đồi núi phía Bắc và Đông Bắc của huyện, sau đó chảy vào song Cầu và sông Linh Nham. Mật độ sông suối bình quân khoảng 0,2km/km2
. Trên địa bàn xã có sông Linh Nham là sông chính chảy qua, và một số suối nhỏ bao bọc diện tích đất đai của xã. Sông Linh Nham dài khoảng 4km, chảy theo hướng Bắc Nam, là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt. Sông có nước quanh năm, song chế độ dòng chảy thất thường, gây xối lở bờ sông và lũ lụt vào mùa mưa, đặc biệt ở khu vực các xóm La Đành, Đồng Tẻ. Ngoài ra các suối La Đành, La Ngàn, các hồ đập khác như hồ La Đành, Na Long, Làng Nậm cũng cung cấp một lượng nước khá hiệu quả cho sản xuất và đời sống của nhân dân xã.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng trong phạm vi lãnh thổ của xã có các loại đất như sau:
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: (Đất đỏ vàng hay còn gọi là đất Feralit ) có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các khu vực dồ thấp cos độ dốc từ 30 trở lên và tập trung chủ yếu ở khu vực đồi núi có độ dốc trên 250
. Phản ứng đất có đặc điểm chua và rất chua, lớp đất mặt khá tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất thích hợp cho trông các loại cây nhưu chè, trẩu, sở, sơn, cam, quýt, mía, nhãn, vải…..
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fd): Phân bố chủ yếu ở sườn núi khu vực núi đá vôi Hang Cô và núi Cái, có quy mô diện tích nhỏ, thành phân cơ giới đất nặng, kết cấu đất tơi xốp. Đất có phản ứng chua, cho thấy quá trình rửa trôi chất kiềm trong đất mạnh. Đất thường xuyên khô hạn và có độ lộ đầu, dinh dưỡng trong đất khá. Loại đất này thích hợp cho việc trông ngô, sắn, khoai lang, mía, bong gai. Chú ý chống xói mòn và bón phân bổ sung cho đất.
- Đất phù sa được bồi (Pb): Chiếm một diện tích nhỏ khu vực sông Linh Nham. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới nhẹ, đây là loại đất khá tốt, thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu. rau màu các loại.
- Đất phù sa không được bồi(P): Phân bố chủ yếu khu vực gần sông Linh Nham,….khu vực các thôn La Đành, Đông Tẻ. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, đất có phản ứng hơi chua. Đất đã được khai thác cải tạo lâu đời, phù hợp cho thâm canh cao, với nhiều mô canh tác có hiệu quả phù hợp cho trồng lúa, ngô, khoai, rau đậu…..
Ngoài ra trên địa bàn toàn xã còn có một số loại đất như: Đất phù sa ngòi suối, đất bạc màu (đồi núi ) và đất dốc tụ.
Nhìn chung đất đai của xã có độ phì khá, có thể phát triển nhiều loại cây trông như cây lương thực, cây rau màu cà cây công nghiệp lâu năm(chè ), cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
Hiện nay, nguồn nước cung cấp cho nhân dân trong xã để sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm từ nước giếng khoan, giếng khơi, và nguồn nước mặt gồm các sông Linh Nham, suối La Đành, suối La Ngàn, các hồ đập như hồ La Đành, Na Long, Làng Nâm.
4.1.2.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng khá đa dạng va phong phú, tuy nhiên hiện nay cũng đã bị suy giảm độ tán che do việc khai thác mà không có chăm sóc, làm giàu, và việc chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp sang nông nghiệp và các loại đất khác. Theo kết quả thống kê tháng 1 năm 2004, quỹ đất lâm nghiệp có rừng của xã còn 214,07 ha, với 2 loại rừng chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất
và rừng trồng sản xuất. Diện tích rừng trồng của Hóa Trung là kết quả của các chương trình APM, 327 và 661, với các loại cây chủ yếu như: bạch đàn, keo, thông, và cây bản địa. Đây là tấm lá chắn quan trọng nhằm phòng hộ cho khu vực và cung cấp nước cho các hồ thủy lợi. Diện tích rừng tự nhiên phòng hộ khu vực núi Hang Cô khoảng 5 ha, diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là rừng nghèo đã đưa vào khai thác (rừng sản xuất ), trữ lượng gỗ không đáng kể. Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý các giải pháp nhằm phục hồi và tăng vốn rừng, đăc biệt đối với các khu vực đầu nguồn, nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ đất đai, môi trường.
4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Hóa Trung có quặng sắt ở xóm Phúc Thành, Trung Thần, quy mô diện tích nhỏ, chưa được khai thác. Hóa Trung còn có đá vôi khu vực núi Hang Cô.
4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân xã Hóa Trung cần cù lao động, có tinh thần và truyền thống đoàn kết đấu tranh anh dũng, quật cường trong quá trình dựng nước và giữ nước cung dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Hóa Trung đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của. Toàn xã có hang trăm hộ thuộc đối tượng chính sách, đó là những gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng.
Với bề dày truyền thống, ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đậ hóa đất nước, nhân dân toàn xã đoàn kết một long hăng hái lao động xây dựng quê hương giàu về kinh tế đẹp về văn hóa, mạnh về an ninh quốc phòng.
4.1.3. Thực trạng môi trường
Hóa Trung có cảnh quan rất đa dạng và phong phú, với đồi núi xen kẽ với đông bằng. Phía Bắc có địa hình cao thuộc khu vực núi Hang Cô, có rừng tự nhiên phòng hộ với hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó cảnh sắc của dòng sông Linh Nham tạo nên bức tranh sinh động cho cảnh quan khu vực nói chung và xã Hóa Trung nói riêng.
Nhìn chung, môi trường sinh thái của xã vẫn giữ được những gì mà thiên nhiên đã ưu ái. Do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn xã, nên ô nhiễm môi trường do tác động của công nghiệp chưa lớn. Tuy nhiên những năm gần đây, trong xã một số hộ nông dân quá lạm dụng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu trong nông nghiệp nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sinh thái, mà đặc biệt là môi trường nước.
4.1.4. Nhận xét chung
Hóa Trung có vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu đa dạng. Trước hết, có thể nhận thấy một điều kiện tương đối thuận lợi đó là vị trí địa lý gần trung tâm huyện lỵ và thành phố lớn - Thành phố Thái Nguyên. Đây là yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho Hóa Trung phát huy những tiềm năng sẵn có của mình trong phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó là thiên nhiên ưu đãi về đất đai khá màu mỡ, giúp cho Hóa Trung có thể phát triển cánh đồng lúa, rau xanh chất lượng cao, cung cấp cho thị trường thành phố. Các khu đồi núi thấp, tính chất đất đai cũng cho phép Hóa Trung phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như : Chè, cam, quýt, bòng và các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên Hóa Trung cũng có những hạn chế nhất định như: Địa hình một số khu vực tương đối phức tạp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tưới chiếm tỉ lệ không nhiều và phân bố không đều, nhiều dịên tích đất canh tác việc tưới tiêu chỉ dựa vào nước trời, trong khi đó lượng mưa lại phân bố không đều trong năm và biên độ dao động nhiệt độ mùa hè và mùa đông lớn cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.5. Địa chất công trình
Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát tổng thể địa chất công trình cho phường, tuy nhiên qua các báo cáo địa chất của một số công trình đã xây dựng cho thấy nền địa chất khá ổn định, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng. ở khu vực ven sông, khi xây dựng cần có sự khảo sát kỹ, đề phòng nguồn nước ngầm mạch nông ảnh hưởng đến chất lượng móng công trình.
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn đạt 7,8 %/năm.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 70%
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Thương mại và dịch vụ: 30% - Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã: khoảng 7,2 triệu đồng Quỹ phát triển đất nông nghiệp của xã là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với 1020,14 ha, chiếm 85,77 % tổng diện tích tự nhiên của xã Giá trị sản xuất nông nghiệp cao.
4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
4.2.2.1. Kinh tế nông nghiệp * Về sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất vụ chiêm và vụ mùa cấy hết diện tích, được sự chỉ đạo của UBND huyện Đồng Hỷ, thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng uỷ, UBND xã chỉ đạo các Ban quản lý hợp tác xã triển khai xuống các cơ sở tập trung đưa giống lúa lai và một số giống lúa thuần có năng suất cao vào sản xuất, diện tích lúa cả năm 270ha, năng suất trung bình 2010 đạt 48 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt 1298 tấn. Bình quân lương thực đầu người 300kg/người/năm.
* Về sản xuất trồng trọt Bảng 4.1: Hiện trạng sản xuất trồng trọt TT Loại cây trồng Năm 2010 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa 270 48 1.298 2 Ngô 47 44 208 3 Lạc 15 15 22,5 4 Đỗ 6,4 6 3,84 5 Chè 249 80 1.992
* Về chăn nuôi, thủy sản
Hiện trạng chăn nuôi xã Hóa Trung rất đa dạng với nhiều loại vật nuôi như Trâu, bò, gà, ong..
Bảng 4.2: Hiện trạng chăn nuôi
Loại vật nuôi Đơn vị Số lượng
Trâu bò Con 337
Đàn lợn Con 7.745
Gà Con 30.200
Thủy sản ha 7,15
Ong Thùng 162
4.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm và mang tính nhỏ lẻ, chưa phát triển các tiền năng, thế mạnh của địa phương
4.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.2.3.1. Dân số và phân bố dân cư
- Dân số toàn xã tính đến cuối năm 2009 có 4.258 khẩu, trong đó chủ yếu là các hộ nông nghiệp.
Hiện tại xã có 13 xóm, phân bố tập trung tại các trung tâm xã, trung tâm thôn và dọc trục chính xã, ngõ xóm. Nhìn chung việc phân bố dân cư hiện nay là hợp lý, thuận tiện cho việc sản xuất của nhân dân.
- Dân số trong độ tuổi lao động của xã Hóa Trung là khoảng 2282 người chiếm 53,6% dân số. Trong đó:
+ Lao động (nông + lâm + ngư nghiệp) 1.369 người, chiếm 70 % + Lao động TCCN: 685 người, chiếm 20 %
+ Lao động (dịch vụ - thương mại) 228 người chiếm 10%
4.2.3.2. Thu nhập và đời sống
Theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội mới nhất (2009) giá trị sản phẩm bình quân đầu người toàn xã đạt 7.200.000 đồng/ người/năm. Đời sống của nhân dân xã đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một số xóm cơ sở hạ tầng chưa phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
4.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Hiện tại xã có 13 xóm, phân bố dọc phân bố tập trung tại các trung tâm xã, trung tâm thôn và dọc trục chính xã, ngõ xóm. Nhìn chung việc phân bố dân cư hiện nay là hợp lý, thuận tiện cho việc sản xuất của nhân dân.
4.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.3.1. Giao thông
- Hệ thống đường bộ của xã gồm: Quốc lộ 1B di qua xã nối trung tâm huyện lỵ, thành phố Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn, đây là trục giao thông tương đối quan trọng của xã, tương lai có ý nghĩa lớn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế của xã với các vùng trong nội bộ tỉnh và các tỉnh ngoài. Đặc biệt là khi dự án nhà máy xi măng Quang Sơn đi vào hoạt động thì đây sẽ thành trục phát triển không chỉ của Hóa Trung mà của cả huyện Đồng Hỷ.
- Tổng số Km đường giao thông trong xã: 32 Km.
+ Đường trục xã: Tổng 7,71km. Trong đó: 3,58km đường bê tông hóa