Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn xã hóa trung huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 39)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng trong phạm vi lãnh thổ của xã có các loại đất như sau:

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: (Đất đỏ vàng hay còn gọi là đất Feralit ) có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các khu vực dồ thấp cos độ dốc từ 30 trở lên và tập trung chủ yếu ở khu vực đồi núi có độ dốc trên 250

. Phản ứng đất có đặc điểm chua và rất chua, lớp đất mặt khá tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất thích hợp cho trông các loại cây nhưu chè, trẩu, sở, sơn, cam, quýt, mía, nhãn, vải…..

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fd): Phân bố chủ yếu ở sườn núi khu vực núi đá vôi Hang Cô và núi Cái, có quy mô diện tích nhỏ, thành phân cơ giới đất nặng, kết cấu đất tơi xốp. Đất có phản ứng chua, cho thấy quá trình rửa trôi chất kiềm trong đất mạnh. Đất thường xuyên khô hạn và có độ lộ đầu, dinh dưỡng trong đất khá. Loại đất này thích hợp cho việc trông ngô, sắn, khoai lang, mía, bong gai. Chú ý chống xói mòn và bón phân bổ sung cho đất.

- Đất phù sa được bồi (Pb): Chiếm một diện tích nhỏ khu vực sông Linh Nham. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới nhẹ, đây là loại đất khá tốt, thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu. rau màu các loại.

- Đất phù sa không được bồi(P): Phân bố chủ yếu khu vực gần sông Linh Nham,….khu vực các thôn La Đành, Đông Tẻ. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, đất có phản ứng hơi chua. Đất đã được khai thác cải tạo lâu đời, phù hợp cho thâm canh cao, với nhiều mô canh tác có hiệu quả phù hợp cho trồng lúa, ngô, khoai, rau đậu…..

Ngoài ra trên địa bàn toàn xã còn có một số loại đất như: Đất phù sa ngòi suối, đất bạc màu (đồi núi ) và đất dốc tụ.

Nhìn chung đất đai của xã có độ phì khá, có thể phát triển nhiều loại cây trông như cây lương thực, cây rau màu cà cây công nghiệp lâu năm(chè ), cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Hiện nay, nguồn nước cung cấp cho nhân dân trong xã để sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm từ nước giếng khoan, giếng khơi, và nguồn nước mặt gồm các sông Linh Nham, suối La Đành, suối La Ngàn, các hồ đập như hồ La Đành, Na Long, Làng Nâm.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng khá đa dạng va phong phú, tuy nhiên hiện nay cũng đã bị suy giảm độ tán che do việc khai thác mà không có chăm sóc, làm giàu, và việc chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp sang nông nghiệp và các loại đất khác. Theo kết quả thống kê tháng 1 năm 2004, quỹ đất lâm nghiệp có rừng của xã còn 214,07 ha, với 2 loại rừng chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất

và rừng trồng sản xuất. Diện tích rừng trồng của Hóa Trung là kết quả của các chương trình APM, 327 và 661, với các loại cây chủ yếu như: bạch đàn, keo, thông, và cây bản địa. Đây là tấm lá chắn quan trọng nhằm phòng hộ cho khu vực và cung cấp nước cho các hồ thủy lợi. Diện tích rừng tự nhiên phòng hộ khu vực núi Hang Cô khoảng 5 ha, diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là rừng nghèo đã đưa vào khai thác (rừng sản xuất ), trữ lượng gỗ không đáng kể. Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý các giải pháp nhằm phục hồi và tăng vốn rừng, đăc biệt đối với các khu vực đầu nguồn, nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ đất đai, môi trường.

4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Hóa Trung có quặng sắt ở xóm Phúc Thành, Trung Thần, quy mô diện tích nhỏ, chưa được khai thác. Hóa Trung còn có đá vôi khu vực núi Hang Cô.

4.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Nhân dân xã Hóa Trung cần cù lao động, có tinh thần và truyền thống đoàn kết đấu tranh anh dũng, quật cường trong quá trình dựng nước và giữ nước cung dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Hóa Trung đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của. Toàn xã có hang trăm hộ thuộc đối tượng chính sách, đó là những gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng.

Với bề dày truyền thống, ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đậ hóa đất nước, nhân dân toàn xã đoàn kết một long hăng hái lao động xây dựng quê hương giàu về kinh tế đẹp về văn hóa, mạnh về an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn xã hóa trung huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên trong giai đoạn 2011 2013 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)