Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 67)

- Nguồn lao động

3.5.8. Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)

Kiểm tra số lượng bạch cầu bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu (bảng 3.11) chúng tôi thấy:

Kết quả bảng 3.11, cho thấy số lượng bạch cầu của trâu, bò nhiễm bệnh tăng nhiều hơn so với trâu, bò không bị nhiễm. Trâu, bò khoẻ mạnh bình thường có số lượng bạch cầu lần lượt là 7,96 ± 0,76 nghìn/mm3 và 8,43 ± 0,53 nghìn/mm3, nhưng ở trâu, bò mắc bệnh số lượng bạch cầu tăng lên 10,82 ± 0,78 nghìn/mm3 và 11,88 ± 0,84 nghìn/mm3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 3.11. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu của trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống

Trâu không mắc bệnh TMT do T.evansi Trâu mắc bệnh TMT do T.evansi Bò không mắc bệnh TMT do T.evansi Bò mắc bệnh TMT do T.evansi

(27 con) (38 con) (28 con) (21 con) Chỉ tiêu theo dõi

± mx ± mx ± mx ± mx P Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 7,96 ± 0,76 10,82 ± 0,78 8,43 ± 0,53 11,88 ± 0,84 <0,05 Công thức bạch cầu (%): <0,05 - Bạch cầu ái toan 17,33 ± 0,22 20,46 ± 0,63 15,28 ± 0,85 18,42 ± 0,91 - Bạch cầu ái kiềm 0,63 ± 0,04 1,88 ± 0,09 0,42 ± 0,05 1,56 ± 0,08 - Bạch cầu đơn nhân 5,27 ± 0,26 5,16 ± 0,13 6,12 ± 0,10 5,98 ± 0,38 - Bạch cầu trung tính 19,32 ± 0,75 18, 82± 0,58 24,17 ± 0,69 23,37 ± 0,85 - Tế bào Lympho 57,45 ± 0,80 53,68 ± 0,93 53,99 ± 1,12 50,67 ± 0,95 3.5.9. Công thc bch cu (%)

Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu: ái toan, ái kiềm, trung tính, Tế bào Lympho và bạch cầu đơn nhân. Trong đó bạch cầu trung tính còn được chia thành các loại: tuỷ cầu, ấu cầu, bạch cầu nhân gậy, bạch cầu nhân đốt tuỳ theo mực độ thành thục của nhân.

Kết quả bảng 3.11 cũng cho thấy số lượng bạch cầu ái toan tăng ở trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng (20,46 ± 0,63 và 18,42 ± 0,91) tăng cao hơn so với trâu, bò khoẻ (17,33 ± 0,22 và 15,28 ± 0,85), bạch cầu ái kiềm cũng tăng. Bạch cầu trung tính của trâu, bò bị bệnh (18,82 ± 0,58 và 23,37 ± 0,85) giảm hơn so với trâu, bò khoẻ (19,32 ± 0,75 và 24,17 ± 0,69), P>0,05. Các chỉ số bạch cầu đơn nhân, và tế bào lympho của trâu, bò bệnh đều thấp hơn so với trâu, bò khoẻ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Tiên mao trùng, Tarkhede M.L, Patel M. R. and Pandey S. K. (1993), cho biết: số lượng hồng cầu của trâu trưởng thành bình quân là 6,7 triệu/mm3, hàm lượng là hemoglobin 9,5g%, số lượng bạch cầu l à 13 - 15 nghìn/mm3. Công thức bạch cầu: bạch cầu ái kiềm 0,5%, bạch cầu ái toan 4,5%, bạch cầu đa nhân trung tính 40%, lâm ba cầu 52%, bạch cầu đơn nhân 3%. Số lượng bạch cầu thay đổi theo điều kiện địa lý, khí hậu, giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ và quá trình nhiễm bệnh trong năm. Tốc độ huyết trầm của máu trâu trung bình 3,58 - 0,12, mùa hè tốc độ lắng máu nhanh hơn mùa đông. Sức kháng tối đa, tối thiểu của hồng cầu 0,438 - 0,003 và 0,637 - 0,003% NaCl. Protein huyết thanh trâu tăng theo tuổi, cao nhất giai đoạn 8 - 10 tuổi 6,26 - 8,12 g%.

Hồ Văn Nam (1963); Nguyễn Thị Đào Nguyên (1993), khi nghiên cứu thành phần hữu hình trong máu trâu, bò mắc bệnh T.evansi cho biết: hàm lượng các chất vô cơ: canxi, phốt pho, natri, kali, clo, tỷ khối hồng cầu, sức kháng hồng cầu, công thức bạch cầu giao động rõ so với trâu, bò khỏe mạnh.

Lê Ngọc Mỹ, Vương Lan Phương, Phạm Sỹ Lăng (2001), khi kiểm tra đàn trâu, bò nhiễm T.evansi tự nhiên và thực nghiệm thấy số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố đều giảm. Số lượng bạch cầu của trâu, bò bệnh tăng dần trong quá trình bệnh, nhưng tăng cao nhất vào tháng thứ hai sau gây nhiễm. Thành phần các loại bạch cầu tăng không đều. Ở trâu, bò bệnh, bạch cầu ái toan tăng, bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào lympho đều giảm.

Một số nghiên cứu khác về bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò cũng cho biết: lượng Protein huyết thanh theo các khoảng thời gian trong ngày là tương đối ổn định, nhưng khi bị bệnh T.evansi thì hàm lượng này thay đổ. Sự thay đổi của các chỉ tiêu sinh lý, huyết học, đặc biệt là các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng hồng cầu, các chỉ tiêu Protein huyết thanh là triệu chứng của suy dinh dưỡng, thiếu máu và tổn thương gan do các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng gây ra cho động vật. T.evansi ký sinh trong máu trâu, bò chúng không những làm cho con bệnh thiếu máu kéo dài, còn làm thay đổi tính chất lý hóa học của máu mà còn làm biến đổi bệnh lý mô học của một số cơ quan tạo máu, hệ thống tuần hoàn. Những biến đổi này được biểu hiện ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào thời gian tiến triển của mầm bệnh. Bệnh lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 phổ biến nhất ở các cơ quan bên trong là sự tổn thương tế bào với mức độ khác nhau, các tế bào thoái hóa từng đám hay thoái hóa rãi rác. Một số bạch cầu cũng xuất hiện, bạch cầu đơn nhân xuất hiện ở tim, lympho tập trung ở gan và đại thực bào tập trung ở lách.

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của trâu, bò mắc bệnh T.evansi chúng tôi nhận thấy trâu, bò mắc bệnh do T.evansi rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng (loại thiếu máu nhược sắc) và hiện tượng rối loạn trao đổi chất ở trâu, bò bệnh biểu hiện rõ. T.evansi gây tổn thương ở hệ thống tuần hoàn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy T.evansi ký sinh trong máu, không những làm thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu mà nó còn làm tổn thương một số cơ quan, bộ phận và hệ thống tuần hoàn.

Phan Văn Chỉnh (2006); khi quan sát bệnh tích vi thể ở các mẫu bệnh phẩm từ trâu, bò ở các tỉnh miền Trung, bị nhiễm mầm bệnh T.evansi tự nhiên ở các địa phương cho thấy, những trâu, bò này đều bị thoái hóa cơ quan tạo máu, bệnh tích tổn thương khác nhau, phụ thuộc mức độ tiến triển của mầm bệnh

T.evansi, cụ thể là: tế bào cơ tim bị thoái hóa. Gan, xuất huyết, các tế bào bị thoái hóa. Ở lách có những đám tế bào bị thoái hóa, bong ra, tế bào viêm tập trung nhiều. Nang lympho xung quanh bị xơ hóa, lách sưng giãn rộng. Phổi bị thoái hoá. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có sự sai khác với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1982), Phạm Sỹ Lăng (1982), Hồ Văn Nam (1963), Garcia, F.and Aso, P.M (1992).

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)