Azidin 3 5ml/100kgP Tiêm bắp sâu Phác đồ 1:

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 41)

- Nhóm Suramine

2 Azidin 3 5ml/100kgP Tiêm bắp sâu Phác đồ 1:

Lô 2 (18 con: trâu 10 con, bò 8 con): điều trị theo phác đồ 2.

Trong quá trình điều trị chúng tôi tiến hành theo dõi hiệu quảđiều trị, độ an toàn của thuốc và hiệu quả kinh tế của 2 loại thuốc. Thí nghiệm được bố trí theo bảng sau: Phác đồ Thuốc sử dụng Liều lượng Cách dùng thuốc Số gia súc điều trị Số gia súc phản ứng thuốc Tỷ lệ khỏi về lâm sàng Thời gian khỏi bệnh 1 Trypanosoma 0,5 - 1 mg/kgP Tiêm bắp sâu

2 Azidin 3 - 5ml/100kgP Tiêm bắp sâu Phác đồ 1: Phác đồ 1:

Trypanosoma

Mỗi lọ chứa: Chlorhyldrat chlorur isometamidium 25mg - Thuốc điều trị bệnh là Trypanosoma, tiêm với liều

*Bò tiêm bắp sâu: Liều trị 0,25-0,5mg/kg TT.

*Trâu tiêm bắp sâu: 1mg/kg TT.

- Trước khi tiêm trypanosoma phải tiêm thuốc trợ tim mạch: cafein hoặc natri benzoat 20%.

- Thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, B1, B12 và thuốc trợ tim (cafein natri benzoat 20%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Phác đồ 2:

- Thuốc điều trị bệnh là Azidin, Pha mỗi lọ 2,36g với 14 ml nước cất, lắc đều cho tan hết. Tiêm sâu bắp thịt hoặc tiêm chậm tĩnh mạch.

tiêm 2,36 gam/300 kg trọng lượng.

- Trước khi tiêm azidin phải tiêm thuốc trợ tim mạch: cafein hoặc natri benzoat 20%.

- Thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, B1, B12 và thuốc trợ tim (cafein, natri benzoat 20%).

Sau 1 tuần chúng tôi tiến hành tiêm nhắc lại lần 2. Sau điều trị 15, 30, 45 ngày chúng tôi tiến hành lấy máu xem tươi và tiêm truyền cho chuột nhắt trắng để kiểm tra Tiên mao trùng, từđó đánh giá hiệu lực của thuốc.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và ứng dụng phần mềm máy tính Microsoft Office Excel 2013 và phần mềm Minitab 17.

- Thời gian điều trị khỏi trung bình = N n x n i i i ∑ =1 i x : Số ngày điều trị ni: Số con điều trị khỏi N: Tổng số con điều trị khỏi - Giá thành điều trị khỏi = a x b a: Số tiền mỗi liều điều trị (đồng)

b: Thời gian điều trị khỏi trung bình (ngày) - Giá trị trung bình (X ): X = n X n i i ∑ =1 X : Giá trị trung bình i X : Giá trị các mẫu quan sát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 n: Số mẫu - Độ lệch chuẩn (Sx): x S = ( ) n X X n i i ∑ = − 1 2 với n >30 x S = ( ) 1 1 2 − − ∑ = n X X n i i với n ≤30 - Sai số trung bình (mx): mx= n Sx với n > 30 mx= 1 − n Sx với n ≤30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội huyện Nông Cống 3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội huyện Nông Cống

3.1.1. Điu kin t nhiên V trí địa lý V trí địa lý

Nông Cống là huyện đồng bằng tiếp giáp với các huyện miền núi, trung du phía Tây, Tây nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Nam, có tọa độ địa lý: Từ 105,68 - 106,63 kinh độ Đông; Từ 21,48 - 21,70 vĩđộ Bắc.

Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Đông Sơn và huyện Triệu Sơn. - Phía Nam giáp huyện Như Thanh và huyện Tĩnh Gia. - Phía Đông giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương. - Phía Tây giáp huyện Như Thanh.

Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính (32 xã và 1thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên là 28.653,30 ha. Dân số 183.358 người, mật độ dân số 640 người/ km2.

Tỉnh lộ, quốc lộ 45 (trục giao thông chính) chạy qua, cùng với hệ thống các đường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ trong huyện, tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.

Địa hình địa mo

Là huyện đồng bằng nhưng địa hình khá đa dạng: Vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn. Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên. Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở phía Bắc huyện và từ Tây Nam tới Đông Bắc ở phía Nam huyện. Có thể chia thành 2 vùng:

- Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã phía Tây Bắc của huyện với đặc trưng là dãy núi Nưa với đỉnh cao nhất 414m. Là mái nhà của huyện hứng nước mưa đổ về các xã đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp mía đường và khai thác tài nguyên thiên nhiên như: quặng crom, secfentin và nguyên liệu làm phân bón, phụ gia xi măng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 - Vùng trung du có diện tích chiếm khoảng 24% diện tích toàn huyện (6.861 ha). Vùng này có những quảđồi độc lập và thỉnh thoảng có núi đá vôi, có thể chia thành các tiểu địa hình:

+ Vùng thềm đồng bằng: Là vùng tiếp giữa miền núi và đồng sâu. + Vùng ven Sông Hoàng, Sông Yên.

- Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 50% diện tích toàn huyện (14.295 ha).

+ Vùng có địa hình thấp trũng. + Vùng gần các cửa sông (gần biển).

Địa hình đa dạng cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức sản xuất. Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, sau đó là chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt và nước lợ.

Khí hu

Theo tài liệu của Trạm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nông Cống nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng có các đặc trưng sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm: 8.500 - 8.600ºC; Biên độ năm 11-12ºC; Biên độ ngày 6-7ºC.

- Lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm. Thường thường tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%; Lượng nước bốc hơi trung bình năm khoảng 854 mm.

- Tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s.

- Thiên tai thường xảy ra bão, lũ, úng, hạn cục bộ.

Thy văn

Nông Cống thuộc tiểu vùng thủy văn của hệ thống sông Yên, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các con sông: Sông Nhơm, Sông Mực, Sông Thị Long. Sông Yên có chế độ bán nhật triều, vào những ngày triều cường trong mùa cạn nước mặn có thể xâm nhập vào tận cầu Chuối.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Vùng thủy văn đồi núi: Mùa đông khô hanh, gió rét; mùa mưa thường có lũ quét nhỏ xảy ra gây xói mòn ở vùng cao và lũ lụt vùng thấp.

- Vùng thủy văn đồng bằng: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của con sông Nhơm, sông Thị Long và sông Chuối.

Thủy triều thuộc chếđộ bán nhật triều nên đồng ruộng ven sông thuộc các xã phía đông bị nhiễm mặn tập trung ở các xã Trường Giang, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Nông… khoảng 470 ha.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hi Tình hình dân s - lao động Tình hình dân s - lao động

a. Dân số

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2012, dân số huyện Nông Cống có 183.358 người, mật độ dân số khoảng 640 người/km², trong đó xã đông dân nhất là Thăng Long, xã ít dân nhất là Trung Ý.

Tốc độ tăng dân số giữ duy trì ở mức dưới 0,60%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm bình quân mỗi năm 1,7%.

b. Lao động

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)