Phòng nhiễm Tiên mao trùng cho gia súc bằng hóa dược

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 34)

- Nhóm Suramine

1.10.3. Phòng nhiễm Tiên mao trùng cho gia súc bằng hóa dược

Các biện pháp tiêu diệt côn trùng môi giới trung gian truyền bệnh Tiên mao trùng có hiệu quả nhất định, nhưng cũng còn hạn chế nhiều mặt. Vì vậy năm 1978 lại Luxaka, hội nghị chuyên đề quốc tế về phòng bệnh Tiên mao trùng đã nhấn mạnh: hiện nay biện pháp sử dụng hoá dược để tiêm phòng rộng rãi cho gia súc ở những vùng có lưu hành bệnh Tiên mao trùng còn cần phải tiếp tục trong nhiều năm (Touratier, L, Aims, 1979).

Ngay từ năm 1934 tổ chức dịch tễ thế giới đã đề nghị sử dụng Novarsenolbenzol để tiêm phòng cho toàn đàn ngựa ở những vùng có tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng cao.

Gill, B.S (1965), đã nghiên cứu gây miễn dịch cho chuột nhắt non chống lại một chủng của T.evansi cùng loại, trên cơ sởđó đã tạo ra một vacxin. Nhưng vacxin này chỉ có hiệu quảđối với chuột mà không có tác dụng đối với gia súc lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Theo Phạm Sỹ Lăng (1982), ở nước ta sau năm 1954 đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật của thế giới trong phòng trị bệnh Tiên mao trùng cho đàn trâu, bò cày kéo, lấy thịt, lấy sữa đã đem lại nhiều kết quả. Dưới đây là một số hoá dược chính đã sử dụng để phòng chống bệnh Tiên mao trùng ở nước ta.

1. Naganin, liều 10mg/kg trọng lượng, thuốc có tác dụng rất tốt điều trị bệnh Tiên mao trùng trâu do T.evansi gây nên ở nước ta (Phan Địch Lân, 1983; Hồ Văn Nam, 1963); Phạm Sỹ Lăng, 1972; Đoàn Văn Phúc và cs., 1981; Nguyễn Văn Duệ và cs, 1995).

2. Novarsennobenzol, liều 0,01 g/kg trọng lượng, điều trị 2 lần cách nhau 2 ngày, hiệu lực của thuốc đạt 80%, tỷ lệ an toàn 80,3% - 825 (theo Hồ Văn Nam, 1963; Phạm Sỹ Lăng, 1982).

3. Trypamydium, liều 1 mg/kg trọng lượng, tiêm bắp sâu rất an toàn, hiệu lực của thuốc đạt 100% (Đoàn Văn Phúc và cs., 1981; Phạm Văn Khuê, 1962; Nguyễn Quốc Doanh và cs., 1996; Hồ Thị Thuận, 1980[32]; Nguyễn Văn Duệ và cs., 1995).

4. Berenil, liều điều trị 7 mg/kg trọng lượng, tiêm bắp (Hồ Thị Thuận, 1980; Lê Ngọc Mỹ, 1996 – 2000; Nguyễn Văn Duệ và cs., 1995).

5. Trypamydium samorin, liều 1 mg/kg trọng lượng, tiêm bắp sâu rất an toàn, hiệu lực của thuốc đạt 100% (Nguyễn Quốc Doanh và cs., 1996).

6. Trypazen, liều 3,5 mg/kg trọng lượng, thuốc rất an toàn, tỷ lệ khỏi bệnh 100% (Nguyễn Quốc Doanh và Phạm Sỹ Lăng, 1996; Phạm Văn Khuê, 1962).

Phạm Sỹ Lăng (1982); Nguyễn Văn Duệ và cs. (1995), đã nghiên cứu, sử dụng 5 loại hoá dược Naganol, Sulfarsenol, Novarsenobenzol, Berenil, Trypamydium để phòng, điều trị bệnh Tiên mao trùng, tác giả đã đề xuất 5 phác đồđiều trịđã cho kết quả tốt.

Phác đồ 1: Naganol dùng 2 liều, liều đầu 0,01 g/kg, liều 2 dùng 0,02 g/kg, 2 liều tiêm cách nhau 1 – 2 ngày thuốc tiêm tĩch mạch hoặc bắp thịt pha nước cất theo tỷ lệ 1:10.

Phác đồ 2: Novarsenobenzol dùng 3 liều, liều đầu dùng 0,005 g/kg, liều 2 dùng 0,008 g/kg, liều 3 dùng 0,01 g/kg, mỗi liều cách nhau 1 – 2 ngày, thuốc pha với nước cất theo tỷ lệ 1:10 tiêm tĩnh mạch, tiêm thuốc trợ tim trước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Phác đồ 3: Sulfasenol: dùng 2 liều, liều đàu 0,01 g/kg, liều 2 dùng 0,01 g/kg, 2 liều tiêm tĩnh mạch, có tiêm trợ tim, trợ sức trước.

Phác đồ 4: sử dụng Novarsenobenzol, Naganol, dùng 2 liều, liều đầu dùng Novansenobenzol 0,01 g/1kg, liều 2 dùng Naganol 0,01 g/1kg; 2 liều tiêm cách nhau 1 – 2 ngày, pha nước cất theo tỷ lệ 1:10 thuốc tiêm theo tĩnh mạch, có sử dụng thuốc trợ tim mạch.

Phác đồ 5: sử dụng Trypamydium dùng 1 liều 1 mg/kg thuốc pha với nước cất theo tỷ lệ 1,5 – 2:100, tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt.

Từ những kết quả nghiên cứu về bệnh TMT do T.evansi các nhà khoa học đã xây dựng được quy trình phòng bệnh TMT do T.evansi và theo các nhà khoa học để khống chếđược bệnh TMT do T.evansi cần phải thực hiện the quy trình là:

- Diệt Tiên mao trùng T.evansi

- Ngăn chặn không cho mầm bênh lây lan - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt vật chủ

- Chống côn trùng trung gian môi giới truyền bệnh.

Diệt T.evansi trên thân gia súc: định kỳ kiểm tra máu đàn trâu, bò mỗi năm 2 lần hoặc 3 lần, phát hiện trâu, bò bệnh hoặc mang trùng, để kịp điều trị, thanh toán nguồn tàng trữ mầm bệnh T.evansi trong tự nhiên. Ngăn không cho mầm bệnh lây lan: thực hiện tiêm hoá dược phòng nhiễm (Naganol, Trypamydium, Berenil) cho đàn trâu, bò có lưu hành bệnh, theo định kỳ một năm hai lần vào thời gian mà ruồi, mòng hoạt động, truyền bệnh. Ở những vùng mà đàn trâu, bò nhiễm

T.evansi trên 6% thì tổ chức tiêm cho toàn đàn. Cùng với việc tiêm phòng phải tăng sức đề kháng với bệnh T.evansi bằng biện pháp đẩy mạnh công tác nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn trâu, bò, đồng thời phải sử dụng cày kéo hợp lý. Chống côn trùng môi giới trung gian truyền bệnh T.evansi tổ chức diệt ruồi, mòng bằng biện pháp cơ giới như phát quang bờ bụi, lấp cống rãnh để ngăn không cho ruồi có chỗ cư trú, phát triển vòng đời, diệt bằng hoá dược, phun, xua đuổi ruồi, mòng trên đàn trâu, bò khu vực chăn thả. Để phòng chống bệnh Tiên mao trùng nói chung, bệnh do T.evansi gây ra nói riêng, trên thế giới đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất các loại hoá dược đặc hiệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)