Diệt trừ mầm bệnh trên vật chủ

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 33)

- Nhóm Suramine

1.10.1. Diệt trừ mầm bệnh trên vật chủ

Theo Phạm Sỹ Lăng (1982), diệt ký sinh trùng trên ký chủ không những đã ngăn chặn được tác hại gây bệnh của chúng, mà còn làm cho bệnh mất khả năng lây lan và để diệt ký sinh trùng trên ký chủ có hiệu quả cao cần phải có biện pháp cụ thể như: phát hiện những gia súc nhiễm Tiên mao trùng ở vùng có bệnh, những vùng lân cận phải thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, phát hiện những con ốm, những con mang trùng. Nhốt riêng trong chuồng có lưới ngăn chặn côn trùng, điều trị cho khỏi bệnh. Ngăn chặn không cho mầm bệnh lây lan sang gia súc khoẻ. Không để các khu vực chăn thả còn tàng trữ mầm bệnh T.evansi. ở những vùng không có bệnh

T.evansi thì không nên nhập gia súc từ vùng đang có bệnh T.evansi lưu hành. Nếu cần thiết thì kiểm tra máu gia súc khi chuyển tới để xử lý những con mang trùng. Chỉ nhập những gia súc khoẻ, nếu gia súc bị nhiễm bệnh T.evansi thì phải nhốt riêng, điều trị khỏi mới được nhập đàn. Phát hiện, diệt những loài thú hoang nghi là nguồn tàng trữ mầm bệnh T.evansi, hoặc không chăn thả gia súc trong những khu vực sinh sống của các loài thú này. Ở Mỹ để tiêu diệt bệnh Tiên mao trùng trong nhiều năm người ta đã không nhập gia súc từ các nước lưu hành bệnh T.evansi. Một số nước châu Phi đã áp dụng biện pháp diệt thú hoang, nhưng đã bị các nhà sinh học phản đối, vì như vậy có nguy cơ diệt chủng những loài thú quý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Một phần của tài liệu Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)