Mục tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.1. Mục tiêu

Khi xây dựng tiêu chuẩn trƣởng phòng, phó trƣởng phòng cần phải có đây đủ các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; các yêu cầu về đạo đức, tinh thần, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các yêu cầu về thể lực và các yêu cầu cụ thể khác. Tiêu chuẩn trƣởng phòng, phó trƣởng phòng UBND cấp huyện và tƣơng đƣợng đƣợc xây dựng nhằm các mục tiêu sau.

- Làm căn cứ để xác định các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, trình độ kiến thức của từng chức danh công chức trong hệ thống nền hành chính nhà nƣớc.

- Làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt cán bộ và để xác định rõ nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng; để thực hiện các chính sách và các chế độ đãi ngộ khác với công chức.

- Là căn cứ, cơ sở để công chức phấn đấu trong học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt chức trách và thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.

Tiêu chuẩn chức trƣởng phòng, phó trƣởng phòng phải bao hàm các nội dung cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chính trị - Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng

- Tiêu chuẩn về năng lực chỉ đạo, quản lý - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn.

61

Đối với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần đặc biệt quan tâm đến kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính công, sự hiểu biết về các chính sách, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc. Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh của công chức cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Công chức nắm giữ các vị trí có vai trò càng lớn phải có tiêu chuẩn cao hơn những ngƣời nắm giữ các vị trí khác, những ngƣời nắm giữ các vị trí có liên quan đến các mảng công tác nhƣ tổ chức cán bộ, hoạch định chính sách phải có tiêu chuẩn cao hơn những ngƣời trong các lĩnh vực khác.

- Yếu tố về đức (phẩm chất và trình độ chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần làm việc, đạo đức công việc) phải luôn đƣợc đề cao đối với mỗi công chức.

- Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đƣợc xác định một cách chính xác trên cơ sở công việc và thực hiện công việc song đảm bảo không bị lạc hậu trƣớc những thay đổi do quá trình đổi mới đặt ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Trang 68)