Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Trang 63)

6. Đóng góp của luận văn

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Các cấp có thẩm quyền trong tỉnh đã đặt ra yêu cầu các tiêu chuẩn quá

cao, mang tính định hướng mà không xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương. Trong khi đó Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của cả nƣớc, có 5/11 huyện thị xã miền núi. Toàn tỉnh tính đến năm 2012 có 97 xã nghèo, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy công tác giáo dục và đào tạo ở một số huyện, thị nghèo đang còn rất hạn chế. Tỷ lệ lao động đạt trình độ cao còn rất thấp. Nhƣng các tiêu chuẩn trƣởng phòng, phó trƣởng phòng ở tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung các tiêu chuẩn đang đƣợc đánh giá là khá cao và khó áp dụng. Hơn nữa khi các tiêu chuẩn này áp dụng vào thực tế các địa phƣơng là các huyện nghèo đã không khuyến khích cũng nhƣ tạo điều kiện để ƣu tiên phát triển đội ngũ lãnh đạo xuất phát từ địa phƣơng.

- Khi ban hành các quy định về tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng. Các văn bản của UBND tỉnh đã dựa vào các tiêu chuẩn do Trung ương ban hành một cách dập khuôn và máy móc, không sát với đặc điểm bộ máy cơ quan hành chính của tỉnh cũng như không sát với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính. Thể hiện ở các tiêu chuẩn còn đang mang tính chất chung

56

chung, có những tiêu chuẩn chƣa mang tính cụ thể và khó thực hiện ở một số đơn vị có điều kiện kinh tế khó khăn, khó khăn về nguồn lực bổ nhiệm tại chỗ.

Cơ quan hành chính nhà nƣớc là một bộ phần của cơ quan nhà nƣớc đƣợc nhà nƣớc thành lập, trao quyền, bảo đảm điều kiện, phƣơng tiện… để thực hiện các chức năng chủ yếu của quản lý nhà nƣớc. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và tƣơng đƣơng là cơ quan tham mƣu giúp UBND huyện và cấp tƣơng đƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của cấp trên theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên các tiêu chuẩn về trƣởng phòng, phó trƣởng phòng hiện nay đang đƣợc áp dụng ở các cơ quan hành chính của tỉnh Hà Tĩnh đã không sát với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

- Đội ngũ làm công tác tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các văn bản liên quan quy định về tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng còn hạn chế.

Tham mƣu là bộ phận giúp việc trực tiếp, chủ yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo. Chức năng tham mƣu đƣợc thể hiện trong mỗi nhiệm vụ cụ thể nhƣ xây dựng quy chế làm việc và tổ chức làm việc theo quy chế; giúp lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình công tác; thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; thẩm định về phạm vi, yêu cầu, quy trình, tiến độ, thể thức của các đề án; đề xuất, kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc chức năng lãnh đạo của cơ quan, tổ chức; kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủ tục, thể thức của văn bản,... Bên cạnh đó, tham mƣu còn là bộ phận phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày nhƣ tổ chức các cuộc làm việc của lãnh đạo, các hội nghị, các chuyến đi công tác, hoạt động chuyên môn của các đơn vị, bộ phận; chuẩn bị các điều kiện, phƣơng tiện bảo đảm công tác của cơ quan, tổ chức nói chung. Chức năng tham mƣu, tổng hợp và phục vụ đan xen nhau, có quan hệ mật thiết với nhau: tham mƣu là để phục vụ, trong phục vụ có tham mƣu.

Công tác tham mƣu ở tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện nhiệm vụ phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng xây dựng cơ sở vật

57

chất, củng cố, tổ chức, bộ máy chính quyền. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác tham mƣu đã luôn bám sát các chủ trƣơng, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tham mƣu cho cấp uỷ, chính quyền triển khai các lĩnh vực công tác tại địa phƣơng; nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc, đổi mới tƣ duy, từng bƣớc thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển…

Bên cạnh đó bộ máy tham mƣu của tỉnh giúp cơ quan có thẩm quyền lựa chọn cán bộ thiếu, yếu. Thể hiện ở đội ngũ cán bộ làm công tác tham mƣu trình độ còn thấp, nhiều cán bộ chƣa có kinh nghiệm trong công tác tham mƣu. Hơn nữa công tác quản lý bộ máy tham mƣu chƣa đƣợc tập trung chú trọng, chính vì vậy mà công tác này chƣa đƣợc đề cao trong công tác quản lý công chức nói nói chung và công tác bổ nhiệm trƣởng phòng, phó trƣởng phòng nói riêng.

2.4.2. Nguyên nhân khách quan

- Sự thay đổi của đời sống kinh tế-xã hội không đồng đều

Hiện nay ở Hà Tĩnh cũng nhƣ một số địa phƣơng khác ở Việt Nam đang trong xu thế đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh cũng đang thay đổi dần sang hƣớng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp thủy sản. Nhƣng hiện nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Điều đó cũng thể hiện phần nào điều kiện kinh tế của tỉnh cũng đang còn rất khó khăn, đặc biệt nhiều tỉnh miền núi, miền biển của Hà Tĩnh còn có khoảng cách rất xa so với các thành phố, thị xã hay các huyện đồng bằng. Chính việc đƣa ra tiêu chuẩn công chức nói chung và tiêu chuẩn trƣởng phòng phòng nói riêng áp dụng đại trà vào tất cả các huyện có phần không phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phƣơng.

- Công tác quy hoạch đào tạo chưa tốt

Xác định quy hoạch cán bộ, công chức là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhƣ Kế hoạch số 04- KH/TU ngày 03/4/2008 triển khai hƣớng dẫn số 11-HD/TCTW ngày 5/11/2007

58

của Ban Tổ chức Trung ƣơng về quy hoạch cán bộ; Kế hoạch số 34-KH/TU ngày 10/8/2010 hƣớng dẫn triển khai xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2005-2010 và 4 chức danh chủ chốt giai đoạn 2015-2020 ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 8/3/2009 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2008 của Bộ Chính trị và hƣớng dẫn số 47- HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ƣơng; Quyết định số 2386/2009/QĐ- UBND ngày 29/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2012...

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ trƣởng phòng, phó trƣởng phòng các cấp ủy đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách cụ thể để tạo nguồn cán bộ. Lấy quy hoạch cán bộ cấp dƣới làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp trên, quy hoạch cấp trên đã góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dƣới. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã chú trọng tổ chức quán triệt, hƣớng dẫn, tập huấn triển khai theo hƣớng mở rộng, dân chủ, khách quan, chặt chẽ, có chất lƣợng. Cán bộ đƣa vào diện quy hoạch đƣợc đánh giá theo các tiêu chuẩn cơ bản của chức danh cán bộ. Bắt đầu hình thành cơ chế phát hiện và đào tạo có định hƣớng đối với những cán bộ trẻ, có triển vọng. Khắc phục việc khép kín trong từng ngành, địa phƣơng, đơn vị; hàng năm đều rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ. Tính đến nay Tỉnh uỷ đã chín đợt chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ ở các cấp, các ngành phục vụ công tác cán bộ thƣờng xuyên, công tác nhân sự đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.

Nhìn chung, chất lƣợng quy hoạch cán bộ của các cơ quan, đơn vị ngày càng đƣợc nâng cao, bƣớc đầu đã đi vào nề nếp, có những bƣớc tiến quan trọng song vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, một số đơn vị còn nhầm lẫn công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự; chƣa thực hiện tốt yêu cầu "mở" và "động", vẫn còn tình trạng bị động,

59

khép kín trong công tác quy hoạch cán bộ; nguồn quy hoạch chƣa phong phú, cơ cấu cán bộ chƣa đảm bảo cơ cấu ba độ tuổi, cán bộ trẻ ít, tuổi bình quân còn cao. Một số nơi việc nhận xét, đánh giá cán bộ chƣa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức; tỷ lệ cán bộ đào tạo không cơ bản (tại chức, chuyên tu) đƣa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trong tỉnh giai đoạn hiện nay và khoảng 5-7 năm tới còn cao (khối huyện, thị, thành khoảng 20-30%). Việc thực hiện đồng bộ quy hoạch ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã còn nhiều tồn tại, vƣớng mắc đặc biệt là ở cấp xã, việc quy hoạch thực chất chỉ là các kế hoạch nhân sự, chƣa có sự phân loại đối tƣợng quy hoạch để đƣa đi đào tạo, bồi dƣỡng do đội ngũ cán bộ vừa mỏng vừa thiếu lại không chủ động đƣợc về ngân sách phải phụ thuộc vào cấp trên.

Ngoài ra, một vấn đề lớn hiện nay là mối quan hệ giữa quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị và ngoài hệ thống chính trị mà nếu không giải quyết vấn đề này sẽ chƣa thể hiện đƣợc tầm chiến lƣợc của quy hoạch cán bộ trƣớc sự thay đổi của xã hội. Trong quy hoạch hiện nay chƣa thể hiện rõ một nội dung cơ bản là phát hiện, bồi dƣỡng và sử dụng ngƣời tài hƣớng tới các tầng lớp doanh nhân, chủ trang trại, tiểu chủ vào đội ngũ cán bộ đoàn thể, mặt trận, hội đồng nhân dân hay hƣớng tới những ngƣời ngoài Đảng khi hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản có thể dự bị hay kế cận vào một số vị trí chủ chốt, nhất là ở cấp cơ sở.

60

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI TRƢỞNG PHÕNG, PHÓ TRƢỞNG PHÕNG CẤP HUYỆN

VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Mục tiêu, quan điểm nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đối với Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng UBND cấp huyện và tƣơng đƣơng Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng UBND cấp huyện và tƣơng đƣơng

3.1.1. Mục tiêu

Khi xây dựng tiêu chuẩn trƣởng phòng, phó trƣởng phòng cần phải có đây đủ các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; các yêu cầu về đạo đức, tinh thần, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các yêu cầu về thể lực và các yêu cầu cụ thể khác. Tiêu chuẩn trƣởng phòng, phó trƣởng phòng UBND cấp huyện và tƣơng đƣợng đƣợc xây dựng nhằm các mục tiêu sau.

- Làm căn cứ để xác định các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, trình độ kiến thức của từng chức danh công chức trong hệ thống nền hành chính nhà nƣớc.

- Làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt cán bộ và để xác định rõ nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng; để thực hiện các chính sách và các chế độ đãi ngộ khác với công chức.

- Là căn cứ, cơ sở để công chức phấn đấu trong học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt chức trách và thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.

Tiêu chuẩn chức trƣởng phòng, phó trƣởng phòng phải bao hàm các nội dung cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chính trị - Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng

- Tiêu chuẩn về năng lực chỉ đạo, quản lý - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn.

61

Đối với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần đặc biệt quan tâm đến kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính công, sự hiểu biết về các chính sách, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc. Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh của công chức cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Công chức nắm giữ các vị trí có vai trò càng lớn phải có tiêu chuẩn cao hơn những ngƣời nắm giữ các vị trí khác, những ngƣời nắm giữ các vị trí có liên quan đến các mảng công tác nhƣ tổ chức cán bộ, hoạch định chính sách phải có tiêu chuẩn cao hơn những ngƣời trong các lĩnh vực khác.

- Yếu tố về đức (phẩm chất và trình độ chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần làm việc, đạo đức công việc) phải luôn đƣợc đề cao đối với mỗi công chức.

- Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đƣợc xác định một cách chính xác trên cơ sở công việc và thực hiện công việc song đảm bảo không bị lạc hậu trƣớc những thay đổi do quá trình đổi mới đặt ra.

3.1.2. Quan điểm

- Hệ thống tiêu chuẩn phải bám sát chức năng nhiệm vụ được giao

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phải bám sát chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Tiêu chuẩn của trƣởng phòng phải gắn với chức năng nhiệm vụ của trƣởng phòng. Trƣởng phòng là công chức lãnh đạo đứng đầu một phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, hoặc thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm trƣớc UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện, hoặc Giám đốc Sở và trƣớc pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng chuyên môn do mình phụ trách. Trƣởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng để tham mƣu giúp UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên địa bàn về ngành, lĩnh vực chuyên môn đƣợc giao. Hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành. Quản lý cán bộ, công chức trong phòng theo phân công, phân cấp. Quản lý, sử

62

dụng có hiệu quả tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở giao.

Tiêu chuẩn của phó trƣởng phòng phải gắn với chức năng nhiệm vụ của phó trƣởng phòng. Phó trƣởng phòng là công chức lãnh đạo, giúp Trƣởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công. Phó trƣởng phòng có nhiệm vụ giúp Trƣởng phòng và chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Hệ thống tiêu chuẩn phải bám sát yêu cầu xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ của đảng, của nhà nước trong tình hình mới, vừa phản ánh được tình hình đặc điểm của địa phương

Quan điểm này xác định tính nguyên tắc và tính sáng tạo của việc đổi mới công tác xây dựng tiêu chuẩn. Tính chất hệ trọng và phức tạp của công tác bổ nhiệm lãnh đạo các cấp luôn bị quy định bởi những yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đây là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự ra đời, tồn tại và phát triển bền vững của nhà nƣớc Việt Nam. Vì vậy, bảo đảm và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, bảo đảm cho Nhà nƣớc có phƣơng hƣớng, mục tiêu, chính sách, đƣờng lối tổ chức cán bộ đúng đắn để thực hiện đƣợc các mục tiêu nhiệm vụ của mình. Theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Trang 63)