Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)

6. Đóng góp của luận văn

2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Sơ lược về kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’- 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’- 106o36’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào và phía đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, (1 thành phố, 1 thị xã, 10 huyện) trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nƣớc, mà còn với nƣớc bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan.

- Dân số, dân cƣ và nguồn lao động

Năm 2012, dân số Hà Tĩnh có 1.280.549 nghìn ngƣời trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng 88% (cả nƣớc là 72,9%). Mật độ dân số trung bình năm 2011 là 217 ngƣời/km2

[12]

Dân cƣ phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía đông bắc tỉnh, còn dọc đƣờng Hồ Chí Minh mật độ dân cƣ thấp. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.395 ngƣời/km2, trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 51 ngƣời/km2

.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là 708,7 nghìn ngƣời, chiếm 55,0% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2012 là 642,7 nghìn ngƣời (2012 là 625,274 nghìn ngƣời), trong đó nông- lâm ngƣ nghiệp là 514,5 nghìn ngƣời chiếm gần 81,8%; công nghiệp- xây dựng 43,5 nghìn ngƣời (6,9%), còn lại 11,3% làm việc trong khu vực dịch vụ. Năm 2011, tỷ lệ lao động thành thị không có việc làm 3,95%, tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian của lao động nông nghiệp là 81,5% nằm ở mức cao so với trung bình cả nƣớc [11].

34

Lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2012, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chƣa đƣợc đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là 80%, trong khi chỉ số này của cả nƣớc là 75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dƣới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trung bình cả nƣớc (25%).

Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm gần 81,8% trong tổng số, nhƣng GDP nông, lâm, ngƣ nghiệp chỉ có 43,47%.

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động năm 2012

Chỉ tiêu Đơn vị GDP Lao động

Tổng số % 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 43,47 81,8

Công nghiệp, xây dựng % 22,76 6,9

Khu vực dịch vụ % 33,77 11,3

Nguồn: Tổng cục thống kê (2012), Niên giám thống kế năm 2011, Nxb Thống kê.

- Những đặc điểm nổi bật về phát triển kinh tế- xã hội những năm gần đây. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, những năm qua Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, vƣợt qua nhiều khó khăn thách thức, giành đƣợc kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vƣợt kế hoạch đề ra: Kinh tế phát triển đúng định hƣớng với mức tăng trƣởng khá, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh năng động, hiệu quả; văn hoá - xã hội có bƣớc chuyển biến mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; quốc phòng- an ninh đƣợc giữ vững, chính trị ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vƣợt so với kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm sau cao hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 3 năm 2010-2012 đạt 9,65%, cơ cấu GDP chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012

35

đạt 5,3 triệu đồng/ngƣời. Các ngành kinh tế có sự tăng trƣởng hợp lý, trong đó nông nghiệp tăng 3,3%, công nghiệp tăng 23,8%, dịch vụ tăng 14,94%. Thu ngân sách nội địa tăng từ 461 tỷ đồng năm 2010 lên 607 tỷ đồng năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 45 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010.

Thời gian gần đây, tỉnh đang tập trung chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hƣớng phát triển công nghiệp làm chủ lực, tăng cƣờng cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu, tạo sức hút cho đầu tƣ trong những năm tới, triển khai tích cực các dự án trọng điểm: Dự án Khai thác mỏ Sắt Thạch Khê, Nhà máy liên hợp luyện thép tại Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án thuỷ lợi, thuỷ điện Ngàn Trƣơi - Cẩm Trang, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo...

Các xã thuộc vùng núi cao đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, có chính sách đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở: giao thông, thuỷ lợi và các công trình phúc lợi xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm dần khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi.

Các lĩnh vực văn hoá-xã hội đƣợc duy trì và phát triển, đạt nhiều kết quả tốt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện; quốc phòng- an ninh bảo đảm, chính trị ổn định.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt đƣợc trong các năm 2010-2012

Các chỉ tiêu kinh tế Đơn vị

Tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng trƣởng kinh tế % 8,9 9,56 10,5

Thu nhập bình quân đầu ngƣời triệu đồng 4,5 5,0 5,3

Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 40,86 38,00 45,00

Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 461 528 607

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tỷ đồng 2.208 2.821 3.360

Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá tỷ đồng 3.347 3.913 4.850

Chi ngân sách địa phƣơng tỷ đồng 1.995 1.838 2.873

Nguồn:Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh , Niên giám thống kê tỉnh Hà tĩnh năm 2011, Nxb thống kê.

36

2.1.2. Hệ thống các cơ quan hành chính tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay, ở Hà Tĩnh, hệ thống các cơ quan hành chính đƣợc tổ chức nhƣ sau: Có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã) và 21 sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Các huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Hà Tĩnh; Thị xã Hồng Lĩnh; Huyện Nghi Xuân; Huyện Đức Thọ; Huyện Hƣơng Sơn; Huyện Hƣơng Khê; Huyện Vũ Quang; Huyện Can Lộc; Huyện Lộc Hà; Huyện Thạch Hà; Huyện Cẩm Xuyên; Huyện Kỳ Anh

Các sở, ban, ngành: Sở Công thƣơng; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Giáo dục đào tạo; Sở Giao thông vận tải; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Xây dựng; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Y tế; Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nội vụ; Sở Ngoại vụ; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên Môi trƣờng; Sở Tƣ pháp; Thanh tra Tỉnh; Ban quản lý Khu kinh tế Cầu Treo; Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương thuộc tỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)