Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (Trang 50)

- Phát triển dul ịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy, mọ i ph ươ ng

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý

Quản Bạ là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Hà Giang nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn. Có vị trí địa lý từ 22057’ đến 23010’ vĩ Bắc, 104040’33’’ đến 105000’00’’ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đông giáp huyện Yên Minh, phía Nam giáp huyện Vị Xuyên;

Quản Bạ có 12 xã và 1 thị trấn với 107 thôn bản, tổ dân phố trong đó có 66 thôn đặc biệt khó khăn. Trong đó có 5 xã giáp biên giới với Trung Quốc, có đường biên giới dài 54,32 km và 84 cột mốc Quốc gia.

Quản Bạ có tổng diện tích đất tự nhiên là 53.433,24 ha. Toàn huyện chia làm hai tiểu vùng:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 + Tiểu vùng 1 gồm 3 xã: Đông Hà, Lùng Tám, Cán Tỷ là tiểu vùng thấp của huyện, có diện tự nhiên là 16.060 ha.

+ Tiểu vùng 2 gồm 1 thị trấn và 9 xã còn lại có diện tích tự nhiên là 38.929 ha.

- Địa hình

Quản Bạ là một trong bốn huyện vùng cao nguyên đá vôi Đồng Văn, chỗ thấp nhất là xã Đông Hà nằm dọc theo sông Miện, có độ cao trung bình 900m đến 1.200m so với mực nước biển. Địa hình núi đá vôi phức tạp, chia cắt mảnh.

Do bề mặt đứt gãy, nhiều hang động được hình thành, địa hình đồi núi, nhiều ruộng bậc thang...cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, với các nét đẹp tự nhiên hoang sơ.

- Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Lượng mưa trung bình năm từ 200 - 2400 mm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20oC. Vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống khoảng 60 - 80C, nhiều mây mù, có năm có tuyết rơi. Đó là một điểm hút khách du lịch.

- Đất đai

Đất đai là nguồn lực tài nguyên có tiềm năng lớn nhất, trực tiếp nhất của đồng bào dân tộc huyện Quản Bạ. Diện tích đất tự nhiên là 53.433,24 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 22,51%, đất lâm nghiệp chiếm 68,39%, đất khác 9,1%.

- Tài nguyên thiên nhiên khác

+ Sông nước: Sông lớn chảy qua huyện Quản Bạ là sông Miện, bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chảy qua các xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Lùng Tám, Đông Hà, Thái An và nối liền với sông Lô.

Ngoài ra, do kiến tạo của địa hình phức tạp còn tạo nhiều khe lạch và có suối nước về mùa mưa, còn mùa khô nước cạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 không có mỏ khoáng sản nào lớn đáng kể. Chỉ có mỏ quặng sắt lộ thiên thuộc xã Quyết Tiến, vùng biên xã Cao Mã Pờ, Nghĩa Thuận.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a, Đặc điểm dân số, lao động

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Quản Bạ

Diễn giải

Số lượng (người) Tốc độ phát triển (%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân 1. Tổng số nhân khẩu 39.154 38.731 39.243 98,9 101,3 100,1 2. DS trong độ tuổi LĐ 17.789 17.597 17.829 98,9 101,3 100,1 3. LĐ làm việc trong các ngành KT 19.465 19.255 19.510 98,9 101,3 100,1 - Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 12.311 12.178 12.339 98,9 101,3 100,1 - Các ngành khác 7.153 7.075 7.171 98,9 101,3 100,1 4. LĐ khu vực nhà nước 1.510 1.494 1.514 98,9 101,3 100,1

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Quản Bạ)

Dân số Quản Bạ phân bố không đều giữa các xã, các vùng trong huyện. Chủ yếu tập trung ở các xã vùng thấp, xã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt. Tập trung ở các thung lũng, chân núi, cạnh sông suối. Năm 2013, toàn huyện có trên 9000 hộ với 39.243 khẩu. Mật độ dân số thưa khoảng 73 người/km2.

Dân số Quản Bạ là dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào. Tổng số người trong độ tuổi lao động là: 17.829 người. Tuy nhiên trình độ lao động thấp, chủ yếu lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp, lao động ngành nghề dịch vụ - thương mại chưa phát triển.

* Đặc điểm dân tộc: Huyện Quản Bạ gồm 16 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm hơn 60%, đặc biệt: có dân tộc chỉ chiếm khoảng 1% và dân tộc Pu y cả nước chỉ có duy nhất tại huyện Quản Bạ - Hà Giang.

Hiện nay, toàn huyện có 103 thôn bản, 4 tổ dân phố. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài với thiên nhiên để xây dựng làng bản của đồng bảo dân tộc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Qua đó, họ khẳng định được truyền thống văn hóa, kinh nghiệm lao động sản xuất, phong tục tập quán phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, từ phong tục tập quán đến cộng đồng ngôn ngữ, sống cư trú đan xen có sự pha trộn ảnh hưởng lẫn nhau. Một số dân tộc như Tày, Nùng, Mông còn duy trì truyền thống trồng lanh, dệt vải, nhuộm chàm, hát đối, hát cọi, thổi kèn lá, sáo trúc, mặc trang phục truyền thống, ở nhà sàn...và mở các lễ hội trong những dịp như tết đến xuân về, tổ chức các trò chơi dân gian: chơi quay, chơi cù, đẩy gậy, ném còn...Đời sống văn hóa phong phú, nét đẹp của mỗi dân tộc luôn được giữ gìn và phát huy. Song bên cạnh đó sự tồn tại các phong tục cũ như ma chay cưới xin vẫn còn nặng nề.

b, Đặc điểm kinh tế - xã hội - Thực trạng phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2011 - 2013 kinh tế huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tăng trưởng khá, bình quân là 16,83%/năm. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 17,5% tổng sản lượng lương thực đạt 30.170 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 625kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31,30%; cơ sở hạ tầng phát triển du lịch trên địa bàn huyện từng bước được đầu tư xây dựng; quốc phòng - an ninh được củng cố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhân dân luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhìn chung, giai đoạn 2011 - 2013, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên còn chậm. Đặc biệt tỷ trọng ngành Dịch vụ - Thương mại giữa năm 2013 vẫn giữ nguyên 32%. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên có thể khẳng định chưa hợp lý với một vùng giàu tiềm năng du lịch như Quản Bạ, chưa thực sự có những quan tâm thích đáng cho phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế huyện Quản Bạ giai đoạn năm 2011 - 2013

Cơ cấu kinh tế

Năm

ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nông nghiệp - lâm nghiệp % 37,3 36 35

2. DV-TM-DL % 31,7 32 32

3. TTCN – XD % 31 32 33

Nguồn: UBND huyện Quản Bạ, năm 2013 Phát triển các ngành kinh tế: Sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, chủ yếu là độc canh cây lúa với diện tích 1.199 ha; cây ngô diện tích 5.972 ha; cây đậu tương 1.700 ha; cây dược liệu 500 ha, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm và chưa hợp lí. Khoa học kỹ thuật ít được áp dụng vào sản xuất và năng suất cây trồng chưa cao. Thương mại - Dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân; thị trường hàng hoá tương đối đa dạng; chất lượng của các cơ sở kinh doanh đã có tiến bộ; hoạt động chợ nông thôn tại một số xã cơ bản được duy trì ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hoá ước đạt 14.550 triệu đồng. Hiện nay, toàn huyện có 41 HTX, tuy vậy chỉ có 26 HTX hoạt động tương đối ổn định, số còn lại hoạt động kém hiệu quả và dự kiến giải thể trong năm 2014. Các HTX hoạt động chủ yếu như: Sản xuất VLXD, dệt lanh thổ cẩm, vận tải hàng hóa, vật tư phân bón, sản xuất rau, củ quả... Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 299.475 triệu đồng.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng

Việc tu sửa các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã đảm bảo việc đi lại và vận chuyển hàng hoá được quan tâm. Năm 2011 huy động được trên 3.500 công lao động xã hội để tu sửa đường giao thông ; năm 2012 đã thực hiện tu sửa được trên 70 km đường giao thông các loại; năm 2013 đã tu sửa được gần 80 km.

Tiếp tục thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tổng số các dự án thuộc các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn: 82 công trình, với tổng mức đầu tư là: 1.216.968,7 triệu đồng; năm 2013 tổng kế hoạch vốn giao đến ngày 20/11/2013 là 134.142 triệu đồng, đạt 38,5% so với cùng kỳ; tổng số vốn đã giải ngân đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 20/11/2013 là 125.361,1 triệu đồng, đạt 93,5% KH giao, phấn đấu đến 31/12/2013 giải ngân đạt 100% KH vốn giao. Nghiệm thu đưa vào sử dụng 33 công trình; quyết toán 27 công trình; khởi công mới 19 công trình.

- Giáo dục đào tạo

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo...; Tỷ lệ huy động số học sinh đến trường năm học 2013 - 2014: Trẻ 0-2 tuổi đạt 41,9%, đạt 95,22% nghị quyết (tăng 0,8% so với cùng kỳ); trẻ 3-5 tuổi đạt 99%, đạt 100% nghị quyết (tăng 0,2% so với cùng kỳ), riêng trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 99,92%, đạt 100% nghị quyết; trẻ 6-14 tuổi đạt 99,32%, đạt 101% nghị quyết (tăng 0,6% so với cùng kỳ), riêng trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, đạt 100% kế hoạch. Tiếp tục duy trì, thành lập mới các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã, hiện nay toàn huyện có 12 trường phổ thông dân tộc bán trú, trong đó: 07 trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học; 05 trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, tăng 04 trường so với năm học 2012 - 2013. Tiếp tục duy trì, giữ vững đơn vị huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập các bậc học; hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi ở 6 đơn vị là Tam Sơn, Thanh Vân, Đông Hà, Quyết Tiến, Cán Tỷ, Quản Bạ.

- Y tế - sức khỏe

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện ăn ở hợp vệ sinh, nâng cao ý thức trong vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngộđộc thực phẩm. Trong năm 2103, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn, song vẫn xảy ra 02 vụ ngộđộc thực phẩm (tăng 02 vụ so với cùng kỳ) làm chết 05 người. Tổng số lần khám bệnh được 53.569/46.200 lượt người, đạt 115% kế hoạch; công suất sử dụng giường bệnh trong toàn huyện đạt 98%. Tiến hành kiểm tra các cơ sở SXKD, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể các trường bán trú được 13 đợt, trong đó số cơ sở vi phạm 20 cơ sở, phạt tiền 10,8 triệu đồng, sản phẩm bị tiêu hủy 94 kg gồm các sản phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các cơ quan đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai tuyên truyền vận động nhân dân không sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn toàn huyện, trong đó chú trọng triển khai điểm tại xã Cán Tỷ. Tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai 4.168/2.850 ca, tăng 427 ca so với cùng kỳ; Số trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên là 213 trẻ, giảm 100 trẻ so với năm 2012; công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện 107/107 thôn bản, tổ dân phố, tổng số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 7 loại vắc xin là 753 cháu; số trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm 21,76 %, giảm 1,98 % so với năm 2012.

- An sinh xã hội

+ Chính sách xã hội: Thực hiện đúng các chế độ chính sách cho các đối tượng. Tổng số tiền chi trả thực hiện ước tính đến 31/12/2013 đạt 2.231,225 triệu đồng. Tổ chức thăm hỏi động viên, tặng quà cho các đối tượng chính sách xã hội trong dịp Tết Nguyên đán và ngày thương binh liệt sỹ 27/7, các hộ gia đình chính sách, người có công... với tổng số tiền 642 triệu đồng. Hỗ trợ gạo cho hộ nghèo thiếu lương thực trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Thìn năm 2013 tổng số 273 hộ/2 tháng (500 khẩu) tổng số 30.000 kg. Hỗ trợ 01 gia đình bị cháy nhà 05 triệu đồng, 01 gia đình bị sét đánh chết 02 triệu đồng, 04 gia đình bịảnh hưởng do thiên tai 54,5 triệu đồng; hỗ trợ cứu đói giáp hạt năm 2013 cho 535 hộ (2.208 khẩu) với tổng số gạo được cấp phát 56.325 kg. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo 24 để rà soát, lập hồ sơ chi trả chếđộ, chính sách đối với các đối tượng theo Quyết định số 62/2011/QĐ- TTg, ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, hiện đã chi trả cho 98/1.464 đối tượng, đạt 6,69%.

+ Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân: Trong năm 2013 huyện Quản Bạđã nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ cho các xã, các hộ nghèo, các em học sinh với tổng giá trị trên 3.000 triệu đồng.

+ Lao động và việc làm: Năm 2013 mởđược 50 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề với 1.555/1.740 học viên, đạt 89,3% nghị quyết, giảm 6 lớp, 211 học viên so với cùng kỳ, tuyên truyền và hướng dẫn cho người lao động thiếu việc làm xây dựng dự án để vay vốn sản xuất, chăn nuôi, đến thời điểm đã cho vay 16 dự án với số tiền 1.605 triệu đồng, tăng 165 triệu đồng so với cùng kỳ, tổng dư nợ 3,079 triệu đồng, nợ quá hạn 36,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 triệu đồng; tổng số lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động là 135 lao động, trong đó: xuất khẩu lao động 7 trường hợp, lao động làm việc ngoài tỉnh 128 trường hợp.

+ Công tác giảm nghèo - xóa nhà tạm: Chỉđạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo thuộc các chương trình dự án. Phê duyệt danh sách xóa nhà tạm theo chương trình hỗ trợ của Quận Long Biên - Hà Nội cho 15 hộ, với tổng kinh phí 300 triệu đồng đã hoàn thành trước 31/12/2013; hoàn thành 03 nhà huyện hỗ trợ từ nguồn kinh phí khen thưởng (Giải nhất phong trào thi đua do Hội CTĐ tỉnh Hà Giang phát động), tổng kinh phí 45 triệu đồng; hoàn thành 08 nhà theo chương trình "Mái ấm Chữ thập đỏ - Biên phòng", tổng kinh phí 160 triệu đồng; hoàn thành 03 nhà do Công đoàn Ngân

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)