- Phát triển dul ịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy, mọ i ph ươ ng
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển dulich cộng đồng ở Việt Nam
* Mai Châu, Hòa Bình (Bản Lác)
Thung lũng Mai Châu, cách Hà Nội khoảng 130km. Mai Châu là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thập phương. Nơi đây, hiện là mô hình tiêu biểu cho phương thức làm du lịch cộng đồng. Điển hình với các địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, có lịch sử phát triển khá lâu đời đó là bản Lác, bản Pom Coong..
- Cách thức tổ chức, hoạt động
Xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đề án đã đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, bồi thường, quy hoạch tập trung nhiều hộ dân tại bản. Chính quyền kêu gọi các công ty tham gia đăng ký thực hiện dự án phát triển du lịch theo quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 huyện tiếp tục tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tại gia. Trước tiên, huyện đầu tư nâng cấp lại tuyến đường từ quốc lộ 15 A vào bản Lác đến Pom Coọng và một số công trình khác phụ vụ du lịch. Huyện còn quy hoạch chi tiết về du lịch cộng đồng (quy hoạch tuyến, điểm du lịch); xây dựng quy chế quản lý; tiếp tục triển khai mở thêm các hoạt động du lịch cộng đồng tại một số xã có tiềm năng; đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch cộng đồng cho các hộ làm dịch vụ lưu trú.
Nơi đây, người dân rất thân thiện, chủ động và sáng tạo trong việc làm du lịch. Người Thái ở Mai Châu làm du lịch ngay bên những ngôi nhà sàn của mình. Dọc lối đi trong bản, hàng thổ cẩm được bày bán rất nhiều, màu sắc rực rỡ vui mắt, mang đậm dấu ấn văn hóa Thái, với rất nhiều loại: áo, khăn, ví, túi xách, mũ. Bên cạnh đó có nhiều hàng thủ công như giỏ, rổ, rá. Du khách sẽđược người dân nơi đây tận tình hướng dẫn cách dệt thổ cẩm.
Thung lũng Mai Châu được nhiều du khách trong và ngoài nước chọn làm điểm đến ưa thích cũng bởi tại đây, du khách có nhiều trải nghiệm thú vị trong sinh hoạt và khám phá. Nghỉ lại nhà sàn Mai Châu, du khách sẽđược xem múa hát, nghe nhạc cồng chiêng...được đi thăm quan Bản Lác, bản dân tộc người Thái đen và Thái trắng, tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Thái, ăn tối tại nhà sản, thưởng thức đặc sản cơm nếp nương cùng các loại thịt thú rừng, chương trình đốt lửa trại, uống rượu cần, nhảy sạp, hát văn nghệ cùng dân bản địa; du khách còn rất thích thú với tục ăn cơm mới, tục đám cưới đãi tiệc bên nhà gái suốt 3 ngày cưới, lễ cầu mưa tháng ba tháng tư âm lịch, thi ném còn, thi bắn nỏ vào mùa xuân...
- Kết quảđạt được
Hiện nay, toàn huyện có gần 10 làng phát triển du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa lịch sử… Không phải ngẫu nhiên mà tạp chí Business Insider – Mỹ bình chọn Mai Châu là 1 trong 10 điểm du lịch thú vị nhất châu Á. Nhờ phát triển du lịch, đời sống của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi đáng kể. Du lịch gần như là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, Mai Châu đón 5.752 lượt đoàn khách với trên 41.000
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 lượt khách trong đó, 10.354 khách quốc tế và 30.742 khách nội địa, thu ngân sách nộp Nhà nước trên 8 tỷ đồng. Tại các xã, thị trấn có điểm du lịch, tỷ lệ hộ nghèo thấp so với bình quân toàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo tại thị trấn Mai Châu 3,6%, xã Chiềng Châu 11,6%, xã Xăm Khỏe 10,92% trong khi toàn huyện là 25,8%.
Bài học kinh nghiệm:
- Xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.
+ Trước tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện cho du khách đến các bản.
+ Đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch cộng đồng cho các hộ làm dịch vụ lưu trú.
- Cộng đồng nơi đây năng động, sáng tạo, hiếu khách thân thiện trong việc làm du lịch, khai thác và phát triển các giá trị văn hóa bản địa là điểm hút khách du lịch.
+ Chính người dân địa phương đã chủ động phát triển, tự tìm kiếm thị trường và liên kết với các hãng lữ hành.
+ Ở bản Lác người dân hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ du lịch là khá cao. Do nhận thức của chính người dân địa phương trong việc tạo ra một cơ cấu tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ trong cung cấp dịch vụ du lịch.
* Sapa - Lào Cai (Làng Tả Phìn)
Sa Pa đang hướng đến việc phát triển du lịch cộng đồng, nhằm phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Sa Pa được coi là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, bởi nơi đây không chỉ có vẻđẹp thiên nhiên mà còn ẩn chứa kho tàng văn hoá truyền thống đặc trưng, trong đó nổi tiếng có tuyến du lịch làng Tả Phìn
- Cách thức tổ chức, hoạt động
Sà Séng, Tả Phìn nằm trên tuyến du lịch làng bản của Sapa, có lịch sử phát triển du lịch lâu đời song du lịch cộng đồng mới thực sự được xây dựng và phát triển năm 2005. Sà Séng, Tả Phìn nhận được nhiều nguồn đầu tư từ chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ SNV và SIDA, cả về tài chính và lập kế hoạch, đề án, hướng dẫn nghiệp vụ thông qua việc đào tạo và nâng cao nhận thức, tổ chức cộng đồng, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng như khâu tiếp cận thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Sà Séng phát triển với các dịch vụ sau: Có 6/99 hộ nông dân làm dịch vụ nghỉ tại gia với quy mô 15 khách/nhà, gia đình không phải đóng thuế; sản xuất và tiêu thụ sản vật đại phương với các hàng thổ cẩm dưới hình thức bán rong và thành lập CLB sản xuất tập trung, tiêu thụ qua các cơ sởđầu mối tại địa phương, trong đó Craflink tại Hà Nội là một trong những đầu mối chính. Sản xuất và tiêu thụ thuốc tắm cổ truyền (gia đình, công ty cổ phần Sap Napro), trồng và bán thảo quả; phát triển dịch vụ ẩm thực với các món ăn Tây và các món ăn truyền thống của dân tộc Dao như: thịt sấy khô trên gác bếp, thịt gà đen, lợn cắp nách và đặc biệt là rượu thóc Tả Phìn. Hiện nay, công tác quảng bá hình ảnh được thực hiện chủ yếu bởi các công ty du lịch.
- Kết quảđạt được:
Tính hết năm 2009, bản Sà Séng có tới 70% dân số sản xuất và bán hàng thổ cẩm, 6% hộ gia đình làm nhà nghỉ dịch vụ homestay, 1,8% dân số tham gia di tour du lịch, 3 hộ gia đình làm dịch vụ tắm lá thuốc. Như vậy hoạt động kinh tế của các hộ gia đình ở bản Sà Sẻng bước đầu có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Dịch vụ du lịch phát triển góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sinh thái xanh sạch đẹp, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
Đến nay, Sapa nói chung và Sà Séng nói riêng đang là điểm hút khách du lịch trong nước và quốc tế bởi Sapa đã có hướng đi đúng trong việc lựa chọn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. So với các loại hình du lịch thì du lịch cộng đồng được coi là thế mạnh tại Sa Pa, bởi không chỉ khách trong nước mà hầu hết du khách nước ngoài mỗi khi đến Sa Pa đều lựa chọn loại hình du lịch này. Phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của du lịch Sa Pa.
=> Bài học:
- Tả Phìn, Sapa chính quyền địa phương rất năng động và giữ vị trí thiết yếu trong sự phát triển du lịch của cộng đồng. Thành viên Hội chữ thập đỏ và Trung tâm Thông tin du lịch Sapa đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ bản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Cai đón nhận được nhiều chính sách ưu tiên cũng như nhiều nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước giúp đỡ tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng tại bản thông qua đào tạo và nâng cao nhận thức,phát triển sản phẩm du lich, tiếp cận thị trường.
- Người Dao ở Sà Séng tham gia sớm và mạnh mẽ vào hoạt động du lịch thông qua việc biến nhiều di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39