- Phát triển dul ịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao, vì vậy, mọ i ph ươ ng
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dul ịch cộng đồng
2.1.6.1 Các chủ trương, chính sách
Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 do thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Quan điểm phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian tới có một sốđiểm sau:
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và cạnh tranh.
Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tếđến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực vả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia, yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25
2.1.6.2 Nguồn lực cho phát triển
- Nguồn nhân lực du lịch, yếu tố cốt lõi cho sự thành công. Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trước những yêu cầu mới với lượng khách quốc tế ngày càng tăng, cần sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước cần được cải thiện, dần dần đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Để phát triển DLCĐ, việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, thu hút du khách là điều kiện then chốt để nâng cao hiệu quả ngành du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Hiện nay, đầu tư cho hạ tầng du lịch có hai nguồn chính là: hạ tầng kỹ thuật du lịch do các doanh nghiệp đầu tư và hạ tầng cơ sở du lịch do Nhà nước đầu tư.
- Mặc khác, phát triển du lịch cộng đồng thì các tác nhân tham gia đều được huy động nhằm xã hội hóa công tác du lịch:
+ Cộng đồng địa phương
+ Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch + Các công ty du lịch, lữ hành
+ Các cơ quan bảo tồn + Các tổ chức phi chính phủ + Khách du lịch
2.1.6.3 Nhân tố tổ chức, quản lý hoạt động
Đây là nhân tố quan trọng và bao trùm toàn bộ hoạt động phát triển du lịch cộng đồng và là nhân tố có tác động rõ rệt đến phát triển du lịch cộng đồng.
- Cộng đồng địa phương tự tổ chức toàn bộ các khâu cung ứng các sản phẩm du lịch:
+ Thiết kế sản phẩm, tua tuyến, dịch vụ du lịch;
+ Đầu tư phát triển các sản phẩm mới hoặc gia tăng các sản phẩm hiện có; + Tiếp thị và bán sản phẩm;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 + Thực hiện các hoạt động bảo tồn;
+ Tổ chức phân chia hợp lý
- Các hãng lữ hành tổ chức bán tua và ký hợp đồng với các nhóm cộng đồng cung cấp các dịch vụ, nhu cầu ăn, ngủ, hướng dẫn, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật…
- Cộng đồng địa phương, chủ kinh doanh địa phương liên kết với các công ty du lịch, đại lý du lịch...để tổ chức bán và thực hiện các chương trình dịch vụ du lịch.
2.1.6.4 Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân
Du lịch cộng đồng đang là hướng đi thoát nghèo đối với những vùng khó khăn. Với một địa phương là vùng núi, còn đặc biệt khó khăn về cơ sở vật chất và nghèo nàn về thông tin. Cộng đồng ởđây đa số là những người dân tộc thiểu số, còn hạn chế về nhiều mặt thì nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân là vấn đề thách thức lớn đối với phát triển du lịch cộng đồng. Vì:
Thứ nhất, nhận thức của cán bộ làm công tác du lịch có tác động đến hướng đi, kế hoạch và hành động trong tương lai đối với du lịch của địa phương. Cán bộ có nhận thức hạn chế về phát triển du lịch cộng đồng sẽ kìm hãm ngành du lịch của địa phương với những kế hoạch chệch hướng và không phù hợp.
Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch đóng vai trò trọng tâm. Trong đó, người dân bản địa chính là những tác nhân hình thành nên những yếu tố thu hút khách, ngoài những văn hóa bản địa, cảnh quan thiên nhiên thì văn hóa ứng xử, kỹ năng du lịch của người dân cũng là một yếu tố quyết định sự hài lòng của du khách. Nhân dân được nâng cao, đào tạo về trình độ du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng sẽ có những tác động tích cực đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng.
Một trong những khác biệt chủ yếu giữa du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch khác là sự tập trung vào việc trao cho cộng đồng địa phương quyền thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch của riêng mình. Như vậy, phát triển năng lực của địa phương thông qua nâng cao nhận thức, tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo du lịch, hỗ trợ tư vấn kinh doanh có thể giúp nâng cao tính tự tin, kiến thức và năng lực của cộng đồng địa phương trong việc kiểm soát và quản lý quá trình phát triển của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 mình. Từđó, dần dần nâng cao tính tự tôn của từng người dân, tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng và cải thiện năng lực quản lý của địa phương.
2.1.6.5 Sự liên kết của các thành phần có liên quan
Du lịch cộng đồng được triển khai, đặc biệt đối với các địa phương nghèo đang là hướng đi mới, nó là một công cụ thoát nghèo hữu hiệu. Trong đó, đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp liên kết của các thành phần có liên quan. Các đối tác tham gia trong du lịch cộng đồng: chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương và khách du lịch
- Cộng đồng địa phương:
+ Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định đầu tư phát triển du lịch; + Đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch; + Tiến hành các hoạt động bảo tồn;
+ Chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảo tồn;
+ Xây dựng các qui chế, tự quản, phân chia lợi ích.
- Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch: + Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môi trường, sử dụng lao động;
+ Lập quy hoạch;
+ Ban hành chính sách khuyến khích phát triển;
+ Trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh...; + Cung cấp các dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo.
- Các công ty du lịch lữ hành:
+ Sử dụng người dân địa phương vào các hoạt động du lịch; + Tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch; + Thiết kế tour tuyến, sản phẩm du lịch;
+ Nghiên cứu thị trường; + Tuyên truyền quảng bá; + Tổ chức nguồn khách;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 + Liên kết khai thác tài nguyên du lịch;
+ Đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục du khách...;
+ Hỗ trợ tài chính, đào tạo...cho cộng đồng. - Các cơ quan bảo tồn:
+ Cung cấp các thông tin tư liệu;
+ Xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các tua tuyến, sản phẩm du lịch; + Thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn;
+ Phối hợp với cộng đồng địa phương cung cấp các dịch vụ; - Các tổ chức phi chính phủ:
+ Hỗ trợ về tài chính;
+ Hỗ trợ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; + Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch; + Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án du lịch cộng đồng; + Nâng cao năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương; - Khách du lịch:
+ Hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa của địa phương; + Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xửởđịa phương;
+ Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch; + Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương về tài chính, kinh nghiệm...
2.1.6.6 Xúc tiến quảng bá hình ảnh
Xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiếp thị có vai trò quan trọng đối với việc tạo dựng hình ảnh của điểm du lịch và thu hút khách tới du lịch. Sức mạnh của hình ảnh tiếp thị có thểảnh hưởng mạnh mẽđến năng lực hoạt động của điểm du lịch. Vì vậy, cần đầu tư ngân sách của chính quyền chi cho công tác tiếp thị du lịch và tăng cường tài liệu quảng cáo hoặc trang web.
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng