KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.1 0 Tình hình điều trị trước khi nhậpviện ở những bệnh nhân mới.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị như: nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phẫu thuật...Và cũng đỏi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc đối với bệnh nhân, đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ chế độ điều trị một cách nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, trình độ hiểu biết của bệnh nhân về bệnh viêm khớp dạng thấp còn nhiều hạn chế, nhiều người tìm đến các thầy lang hoặc tự mua thuốc về điều trị nên việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp tại khoa càng khó khăn hơn. Kết quả nghiên cứu về tình hình điều trị trước khi nhập viện ở 179 bệnh nhân mới trong số 232 bệnh nhân được thể hiện ở bảng 15.
Bảns 15: Tỷ lệ % theo tình hình điều trị của bệnh nhân mới trước khi
nhậpviện.
STT Tình hình điều trị Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ (%)
1 Tư điều tri 53 29,6
2 Bệnh viện tỉnh 8 4,5 3 Bệnh viện huyện 33 18,4 4 Bệnh viện khác 27 15,1 5 Thuốc đông y 12 6,7 6 Bác sỹ tư 9 5,0 7 Để bệnh tự diễn biến 8 4,5 8 Không xác định 29 16,2 Tổng số 179 100,0
Qua bảng 15 ta thấy bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tự điều tri chiếm tỷ lệ cao nhất 29,6%( với 53/179 ca). Họ chủ yếu tìm đến đông y khi bị bệnh, có thể do quan niệm: thuốc đông y ít "hại" hơn thuốc tây. Mặt khác, do điều tậ bằng đông y ít tốn kém hơn tây y. Song do trình độ hiểu biết còn hạn chế ở một số ngưòi nên việc điều tri (cả đông y và tây y) đều có những tác dụng phụ đáng lo ngại như: phù chân tay, giả Cushing, loãng xương...làm cho bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn.
Số bệnh nhân điều trị tại các tuyến cơ sở cũng khá cao, chiếm 38% (68/179). Đây là một điều đáng mừng vì trình độ dân trí của nhân dân ta đang nâng lên. Bên cạnh những người tự điều trị, thì cũng có nhiều người tìm đến các cơ sở y tế (bệnh viện tỉnh, huyện và các bệnh viện khác ...) để được điều tri đúng bệnh, đúng thuốc. 3.2. VÂN ĐỂ THUỐC TRONG ĐIỂU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP