4.1 - KẾT LUẬN.
4.1.1 - Các yếu tố liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp gặp chủ yếu ở nữ giới (chiếm 80,2%). Độ tuổi hay gặp nhất là từ 40 - 70 tuổi (chiếm 71,6%). Có 12% bệnh nhân có TSGĐ. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: vỉêm nhiều khớp nhỡ và nhỏ, có tính chất đối xứng, cứng khớp buổi sáng, đau tăng về đêm và gần sáng, biến dạng và dính khớp. Triệu chứng ban đầu thường gặp ở bệnh VKDT là: 2/3 bắt đầu bằng viêm một khớp, trong đó cao nhất là khớp gối (27,2%). Bệnh nhân cũ vào viện chiếm 22,8%. Đa số các bệnh nhân mới khi bị bệnh thường tự điều trị trước khi đến viện (chiếm 29,6%). Số bệnh nhân ở giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 49,6%). Không có ai ở giai đoạn IV. Bệnh nhân có yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính chiếm tỷ lệ 52,2%. Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp biểu hiện ở đường tiêu hoá là cao nhất (14,2%).
4.1.2 - Vấn đề thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp.
Tính trên tổng số 232 bệnh nhân : Kiểu phối hợp đường uống với nhau chiếm tỷ lệ cao nhất (100%). Phác đồ khởi đầu: DMARD + NSAID + Giảm đau nhiều nhất (chiếm 37,1%). Phác đồ thay thế thuốc cao nhất là DMARD + Corticoid + Giảm đau (chiếm 37,1%). Trong đó, Paracetamol chiếm 91,8%; Mobic(Meloxicam) chiếm 51,3%; Prednisolon chiếm 55,2%; Cloroquin chiếm 86,6%. Vitamin và các chất khoáng được dùng kèm phác đồ điều trị VKDT. Có 5 ca dùng 2 NSAIDs là không đúng.
Thời gian điều trị 2 -4 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (73,3%)- Có 98,3% bệnh nhân đỡ bệnh; 1,7% bệnh nhân không đỡ bệnh.
4.2 - ĐỂ XUẤT.
- Cần có sự quan tâm, theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc với bệnh nhân vì đây là bệnh mãn tính, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa rõ, cũng là để giảm bớt hiện tượng tự điều trị của bệnh nhân và người nhà.
- Chiến lược đảo hình tháp nên được áp dụng, đưa vào ngay từ đầu thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm .
- Cần bổ sung dược sỹ lâm sàng tại khoa phòng để tư vấn cho bác sỹ cũng như bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, kinh tế.