- Đảm bảo vay nợ
2.3.1. Quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp
Hin nay, GP.Bank - Chi nhánh Quảng Ninh chủ yếu cho vay hai thành phần kinh
tế là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, đều tập trung vào hai hình thức là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn. Năm 2013, chi nhánh có những chính sách thúc đẩy cho vay, làm quy mô cho vay mở rộng thông qua doanh số cho vay và dư nợ tín dụng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Quy mô cho vay khách hàng doanh nghiệp của GP.Bank – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: 1.000đ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh số cho vay doanh nghiệp 20.453.000 58.494.269 40.412.809
Tăng trưởng doanh số cho vay DN - 186,0% -37,3%
Dư nợ cho vay doanh nghiệp 5.500.000 37.229.269 15.540.000
Tăng trưởng dư nợ cho vay DN - 576,9% -58,26%
Tỷ lệ dư nợ cho vay DN/Tổng dư nợ cho vay 21,95% 13,51% 14,19%
(Nguồn: Bộ phận tín dụng của GP.Bank – Chi nhánh Quảng Ninh)
Nhìn vào bảng trên thấy doanh số cho vay và dư nợ cho vay doanh nghiệp qua 3 năm tăng giảm thất thường. Xét về doanh số cho vay doanh nghiệp, năm 2012 mới chỉ đạt 20.453.000 nghìn đồng, năm 2013 doanh số cho vay doanh nghiệp đạt 58.494.269 triệu đồng, tăng 186,0%. Nhưng đến năm 2014 doanh số cho vay doanh nghiệp giảm chỉ còn 40.412.809 nghìn đồng, giảm 37,3%. Như đã nói ở trên, năm 2012 là một trong những năm chi nhánh ngân hàng mới được đưa vào hoạt động nên mọi hoạt động tại ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng, các quy trình, thủ tục còn chưa chặt chẽ, thống nhất nên việc cho vay còn dè dặt, tránh rủi ro xảy ra. Sang năm 2013, sau 2 năm hoạt động, với sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh cùng với sự giúp đỡ của toàn hệ thống ngân hàng GP.Bank và sự khởi sắc của nền kinh tế trong việc hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng mạnh. Đến năm 2014, cùng với sự suy giảm của thị trường, nợ xấu tăng cao mà chưa có biện pháp xử lý triệt để, ngân hàng với mục tiêu “an toàn là trên hết” vì vậy ngân hàng đã hạn chế,
cẩn thận hơn trong cho việc cho vay, những doanh nghiệp muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định do ngân hàng đề ra, doanh nghiệp nào không đủ tiêu chuẩn sau thẩm định sẽ không được vay vốn. Vì vậy doanh số cho vay của ngân hàng giảm 37,3% điều này là phù hợp so với thực trạng nền kinh tế và mục tiêu của doanh nghiệp trong thời điểm đó.
Dư nợ cho vay biến động cùng chiều với doanh số cho vay tuy nhiên mức độ biến động mạnh hơn so với doanh số cho vay. Dư nợ cho vay KHDN trong năm ngoài phụ thuộc vào doanh số cho vay KHDN còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ KHDN trong năm đó. Vì vậy dư nợ cao hay thấp còn một phần phụ thuộc vào doanh số thu nợ cao hay thấp trong năm.
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay KHDN so với Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy, qua 3 năm 2012, 2013, 2014, dự nợ cho
vay khách hàng doaanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Ngân hàng cần có những biện pháp để cải thiện hoạt động này, chú trọng đến mảng cho vay KHDN hơn, tuy nhiên Chi nhánh ngân hàng cũng đã và đang mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hơn so với những năm đầu hoạt động. Điểm lại tình hình dư nợ của Chi nhánh trong thời gian gần đây có thể thấy: nếu như năm 2012 dư nợ cho vay KHDN là 5.500.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 21,95% so với tổng dư nợ cho vay, năm 2013 tăng lên 37.229.269 nghìn đồng chiếm 13,51% so với tổng dư nợ cho vay, năm 2014 đạt 15.540.000 nghìn đồng và chiếm 14,19%. Năm 2013, dư nợ cho vay KHDN tăng tuy nhiên tỷ trọng so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng lại giảm nguyên nhân là do tỷ lệ tăng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Điều này chứng tỏ việc cho vay KHDN chưa thực sự được quan tâm và tập trung. Ngân hàng cần phải có các biện pháp, chính sách để thu hút được lòng tin từ phía các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Năm 2014 dư nợ cho vay KHDN giảm so với năm 2013 nguyên nhân la do năm 2014 một số khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh tiếp tục phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng, lượng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp này giảm xuống. Cầu tín
triệt để thu hồi nợ nợ xấu. Tuy nhiên tỷ trọng so với tổng dư nợ cho vay vẫn cao hơn so với năm 2013, chứng tỏ hoạt động cho vay KHDN tại Chi nhánh ngân hàng đang được chú trọng và cải thiện hơn trong cơ cấu về tỷ trọng hoạt động cho vay. Dư nợ cho vay KHDN qua 3 năm đã có sự chuyển biến nhất định, đã có lúc tăng khá, do vậy Chi nhánh cần phát triển hơn nữa hoạt động cho vay tới khách hàng doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.4: Thị phần cho vay khách hàng Doanh nghiệp tại GP.Bank- Chi nhánh Quảng Ninh năm 2014
(Nguồn: Bộ phận tín dụng của GP.Bank – Chi nhánh Quảng Ninh)
Qua biểu đồ ta thấy, thị phần cho vay KHDN của Chi nhánh ngân hàng năm 2014 đạt 6%. Trên địa bàn tỉnh Quảng ninh, thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp của 4 ngân hàng quốc doanh: Agribank, Viettin Bank. Vietcom Bank, BIDV luôn chiếm thị phần lớn, cụ thể năm 2014 là 57%. Khách hàng chủ yếu của các ngân hàng này là những doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp lớn, công ty TNHH. Thị phần cho vay KHDN của các ngân hàng khác trên địa bàn là ACB, Sacombank, Techcombank, Đông Á Bank, VP Bank, MB Bank, VIB Bank chiếm 37%. Các ngân hàng trên chi nhánh và phòng giao dịch được đặt tại tỉnh còn ít, có những phòng giao dịch mới được đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây nên chưa có lượng khách hàng quen thuộc như các ngân hàng lớn, quy mô các chi nhánh và phòng giao dịch này cũng không lớn. Trong chiến lược kinh doanh của mình, khách hàng nòng cốt mà ngân hàng GP.Bank hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động lành mạnh. Vì vậy khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Quảng Ninh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động lành mạnh trên địa bàn thành phố và tỉnh. Chi nhánh ngân hàng đạt được thị phần như trên là do quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay đã tạo được nhiều niềm tin, uy tín, thương hiệu cho khách hàng. Các chính sách sản phẩm và dịch vụ được phát triển, thiết kế phù hợp nhằm phục vụ theo đặc thù của các doanh nghiệp, trong đó chất lượng dịch vụ được tập trung đặt lên hàng đầu.
Sự khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng, GP.Bank đã triển khai rất nhiều gói ưu đãi đặc biệt cho đối tượng khách hàng này.
Không những đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của các doanh nghiệp, ngân hàng còn hỗ trợ về vốn trng dài hạn với những ưu đãi lớn về lãi suất, thời gian ân hạn linh hoạt, thời gian cho vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Xem xét cụ thể hơn về cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp tại GP.Bank – Chi nhánh Quảng Ninh.
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷtrọng Số tiền Tỷtrọng Tổng dư nợ DN 5.500.00 0 100% 37.229.269 100% 15.540.000 100% Dư nợ ngắn hạn 5.500.00 0 100% 33.543.571 90,1% 13.255.620 85,3 Dư nợ trung và dài hạn 0 0% 3.685.698 9,9% 2.284.380 14,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh GP.Bank – Chi nhánh Quảng Ninh)
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy trong cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn:
dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trên 80%. Nguyên nhân là do GP.Bank- chi nhánh Quảng Ninh là ngân hàng mới đưa vào họat động, chưa có các phòng giao dịch và là ngân hàng hoạt động bán lẻ. Cụ thể năm 2012, chưa có cho vay dài hạn, 100% là dư nợ ngắn hạn. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn chiếm 90,1%, dư nợ trung và dài hạn chiếm 9,9%. Đến năm 2014, tuy về số tuyệt đối cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều giảm do tổng dư nợ cho vay KHDN giảm mạnh so với năm 2013 nhưng về tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn lại tăng chiếm 14,7%.
Việc vay vốn ngắn hạn chủ yếu là để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, duy trì quy mô sản xuất kinh doanh hiện tại khi nền kinh tế khó khăn, còn vay vốn trung và dài hạn chủ yếu nhằm mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới dây truyền sản xuất, thực hiện các phương án kinh doanh trong thời gian dài. Năm 2012, khi chi nhánh ngân hàng mới đưa vào hoạt động quy trình chấm điểm tín dụng và điều kiện thẩm định cho vay doanh nghiệp còn hạn chế và chưa chặt chẽ nên dư nợ cho vay chỉ có cho vay ngắn hạn. Dư nợ dài hạn năm 2013 tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cho thấy cán bộ tín dụng khách hàng doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc tiếp cận, thẩm định các dự án đầu tư lớn, trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh chóng cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn. Ngoài việc doanh nghiệp có dự án kinh doanh hiệu quả, có vốn tham gia vào dự án, có tài sản đảm bảo nhưng trước khi cho vay chi nhánh Ngân hàng vẫn cử cán bộ xuống tận doanh nghiệp để kiểm tra tình hình kinh doanh, nếu không khả quan Chi nhánh sẽ xem xét lại quyết định cho vay nên số lượng các dự án được duyệt vẫn còn ít. Trong
những năm tới, Chi nhánh ngân hàng định hướng cùng với việc tiếp tục duy trì đóng góp của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung hạn và dài hạn sẽ có cơ hội để tăng cao hơn.