Tình hình hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu – chi nhánh quảng ninh’’ (Trang 28)

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng tại GP.Bank giai đoạn 2012-2014

Hạng mục cho vay khách hàng tại ngân hàng có sự biến động lớn, năm 2012 đạt 25.053.864 nghìn đồng, năm 2013 lên tới 275.496.586 nghìn đồng và năm 2014 giảm xuống còn 109.515.522 nghìn đồng. Nguyên nhân có sự biến động lớn như vậy là do năm 2012 là năm ngân hàng mới bắt đầu hoạt động nên còn gặp nhiều khó khăn. Song hành với nền kinh tế năm 2013 với những điểm sáng tích cực, ngân hàng có vị thế hơn sau 2 năm hoạt động, chất lượng tín dụng cũng đã được nâng cao, có các chính sách để đánh giá chất lượng khách hàng đi vay khiến dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng cao trong năm 2013. Năm 2014, cùng với xu hướng chung của thị trường hầu hết các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, tuy nhiên dư nợ tín dụng năm 2014 của GP.Bank lại giảm mạnh. Nguyên nhân 1 phần là do nền kinh tế còn chưa ra khỏi khó khăn, ngân hàng vì mục tiêu “an toàn, bền vững” vẫn dè dặt trong cho vay, đi đôi với áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ, cho vay thận trọng, sự “biến mất” của 1 vài doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bảng 2.2: Phân loại dư nợ cho vay của ngân hàng GP.Bank giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: 1.000Đ

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay khách hàng 25.053.864 100 275.496.586 100 109.515.522 100 Cá nhân 19.553.864 78,05 238.267.317 86,49 93.975.522 85,81 Doanh nghiệp 5.500.000 21,95 37.229.269 13,51 15.540.000 14,19 Nội tệ 25.053.864 100 275.496.586 100 109.515.522 100 Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 Nợ ngắn hạn 25.053.864 100 253.632.724 92,06 97.563.892 89,09 Nợ trung hạn - 0 21.863.862 7,94 11.951.630 10,91 Nợ dài hạn - 0 - 0 - 0

(Nguồn: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng do phòng kế toán cung cấp)

Phân loại nợ theo đối tượng vay nợ, trong 3 năm từ 2012 và 2014, ngân hàng chủ yếu cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng cá nhân với tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này khá lớn, chiếm 78,05% dư nợ năm 2012, 86,49% ở năm 2013 và 85,81% ở năm 2014. Khách hàng là các tổ chức kinh tế (khách hàng doanh nghiệp) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng có tình hình cho vay như trên bởi vì GP.Bank-chi nhánh Quảng Ninh là ngân hàng mới đưa vào họat động, chưa có các phòng giao dịch và là ngân hàng hoạt động bán lẻ. Phân loại nợ theo loại tiền thì ngân hàng có tổng dư nợ cho vay khách hàng 100% là nội tệ, không có ngoại tệ

Trong giai đoạn 2012-2014, dư nợ tín dụng của GP.Bank – chi nhánh Quảng Ninh chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, năm 2012 100% dư nợ của chi nhánh là dư nợ cho vay ngắn hạn, năm 2013 là 92,06%, năm 2014 là 89,09% tổng dư nợ khách hàng. Nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tỷ trọng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2012- 2014. Chủ yếu các khoản huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, ngân hàng cần cân đối giữa kì hạn huy động và kì hạn cho vay giúp giảm thiểu rủi ro thanh khoản kì hạn.

Bảng 2.3: Trích dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu – chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: 1.000Đ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Cho vay

khách hàng 25.053.864 100% 275.496.586 100% 109.515.522 100% Tổng trích lập

dự phòng rủi

ro (221.451) (1.892.025) (387.554)

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các ngân hàng được yêu cầu trích dự phòng chung ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Ở ngân hàng GP.Bank – chi nhánh Quảng Ninh, năm 2013 so với năm 2012 có tỷ lệ tăng mức tổng dư nợ lớn hơn so với tỷ lệ tăng mức trích lập dự phòng cho dư nợ, nguyên nhân là do do có sự thay đổi trong cơ cấu loại nợ, loại nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) ở năm 2013 giảm dẫn đến trích lập tự phòng riêng giảm. Sang năm 2014, tổng dư nợ giảm xuống 109.515.522 nghìn đồng, cơ cấu nợ nhóm 2 tiếp tục giảm chỉ còn khoảng 4% ( năm 2013 là 8,57%), tổng trích lập dự phòng cho dư nợ cho vay giảm mạnh chỉ là 387.554 nghìn đồng.

Bảng 2.4: Tiền gửi và cho vay của GP.Bank – chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2014

Đơn vị: 1.000Đ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền gửi của khách hàng (không

bao gồm phát hành giấy tờ có giá) 491.499.510 781.138.484 460.082.108 Số tiền cho vay khách hàng 25.053.864 275.496.586 109.515.522

Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động 58,93% -41,10%

Mức tăng trưởng tín dụng 999,2% -60,25%

 Hệ số biến động nguồn vốn huy động

so với tín dụng và đầu tư 0,06 lần 0,68 lần

Năm 2013 và năm 2014, GP.Bank đều có hệ số biến động của nguồn vốn huy động so với tín dụng <1. Tuy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nhưng nguồn vốn huy động vẫn lớn hơn tổng dư nợ, điều này đảm bảo cho ngân hàng khả năng tài trợ khoản vay cho khách hàng, đồng thời giảm thiểu được tình trạng ứ đọng vốn mà các ngân hàng khác đang gặp phải. Nếu như trung bình 85-86% các ngân hàng trên thị trường ngân hàng Việt Nam đang bị ứ đọng vốn, vốn huy động được từ thị trường 1 lớn nhưng không cho vay được, dẫn đến tình trạng chi phí lãi tăng, doanh thu thuần từ lãi vay không cao thì GP.Bank không phải đối mặt với tình trạng này

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR)

Năm 2012 2013 2014

LDR (đơn vị %) 5,1 35,27 23,8

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động LDR của GP.Bank giai đoạn 2012-2014 giao động dưới 40%. Trong khi đó mức NHNN quy định tại thông tư 13/2010 là LDR < 80%, và bình quân của hệ thống ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay đang ở mức cao là 73,66% tính đến 31/7/2014 (theo NHNN Việt Nam). Điều này chứng tỏ với nguồn vốn huy động được, GP.Bank không tập trung vào hoạt động tín dụng thu lãi còn thấp nhằm tránh rủi ro tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, giúp GP.Bank đảm bảo an toàn nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh khoản. Tuy nhiên tỷ lệ này của ngân hàng còn quá thấp so với toàn ngành, ngân hàng cần tăng cường việc cấp tín dụng để tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu – chi nhánh quảng ninh’’ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w