2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu – chi nhánh quảng ninh’’ (Trang 65)

- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cả

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng các chính sách tiền tệ có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng lạm phát ngày càng tăng manh như hiện nay và cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Công tác thanh tra rất có hiệu quả đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, Vừa phát hiện kịp thời xử lý những sai sót đồng thời thẩy được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống vãn bản pháp quy của NHNN, từ đó có sự điều chinh và thay đổi kịp thời hợp lý hơn.

Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng: nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng thương mại tháo gờ phần nào khó khăn, vướng mắc cho NHTM trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Ngân hàng nhà nước cần không ngừng nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh luật chồng chéo luật để tạo điều kiện cho công cho vay tại các NHTM được an toàn và hiệu quả hơn.

Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy định, quy chế, Ngân hàng Nhà nước cần tích cực giám sát đế nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM đế có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là việc xử lý nợ tồn đọng. Nếu đánh giá nợ cho vay của các NHTM hiện nay theo chuẩn mực quốc tế, thì nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho hoạt động tín dựng ngân hàng. Để giải quyểt vấn đề này cần phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện các biện pháp cụ thể như : các tòa án,

cơ quan công an... tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng ; NHNN thành lập các công ty mua bán nợ, giải toả bớt nợ quá hạn giúp NHTM vượt qua khó khăn để có vốn quay vòng ; NHNN ban hành văn bản quy định những hệ số an toàn để quản lý hoạt động ngân hàng gần tới những tiêu chuẩn quốc tế.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin phân tích tín dụng CIC. CIC nghiên cứu, thu thập thông tin và được phép cung cấp thông tin tín dụng, xếp hạng tín dụng. Hiện nay nguồn thông tin cơ bản của CIC là thông tin của các tổ chức tín dụng cung cấp, nên nguồn thông tin này đã được chọn lọc, không đầy đủ, không được cập nhật kịp thời. Do vậy, để có thông tin đầy đủ, kịp thời và trung thực phải nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm CIC trên cơ sở thay đổi nguồn và phương pháp thu thập thông tin. Ngoài những thông tin chung về nền kinh tế như: xu hướng thay đối nhu càu thị trường về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, tình hình hoạt động, kinh nghiệm cạnh tranh của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống, triển vọng phát triển kinh tế trong ngoài nước... thì những thông tin về khách hàng do các tổ chức tín dụng cung cấp phải được kiểm chứng bằng nhiều nguồn thông tin khác, đồng thời quản lý thông tin về khách hàng theo mã số thuế.

Thực hiện nhất quán, có hệ thống chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ dưóti các hình thức như đào tạo tập trung, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, mời các chuyên gia về nói chuyện, giảng dạy, cử cán bộ kiến tập tại các NHTM trong khu vực...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu – chi nhánh quảng ninh’’ (Trang 65)