- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cả
3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ nhân viên
Nguyên nhân của những khoản nợ khó đòi chủ yếu xuất phát từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các rủi ro của ngân hàng không có lỗi của cán bộ tín dụng. Điều đó thể hiện ở chỗ năng lực thẩm định đánh giá của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu cập nhật... đã dẫn đến quyết định cho vay gây lãng phí vốn của ngân hàng. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động rất linh hoạt trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Để có thế đưa ra những đánh giá chính xác về một doanh nghiệp thì ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có những hiểu biết nhất định về thị trường, về các loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh khác nhau.Vì vậy việc cấp thiết là ngân hàng phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ bằng cách :
- Cử đại diện xuất sắc đi học tập, tu nghiệp chuyên môn. Có chính sách khen thưởng cả bằng vật chất và tình thần, khuyến khích CBTD học cao học nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới nhất phục vụ công việc.
- Thường xuyên hệ thống hoá lại các văn bản cũ, mới để cán bộ tín dụng nắm bắt được, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan các đơn vị tiên tiến trong nghành, các cuộc thi cán bộ giỏi để các cán bộ có thể học hỏi và rút kinh nghiệm.
- Trang bị kiến thức, kỹ thuật về sử dụng máy tính cho CBTD để có thể áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ thông tin trong việc đánh giá khách hàng.
- Kinh nghiệm thẩm định một số lĩnh vực của CBTD còn hạn chế, đặc biệt là thẩm định về phương diện kỳ thuật như các thông số kỹ thuật máy móc, chất lượng, máy móc. ..Ngân hàng nên cử một số CBTD đi học và nghiên cứu chuyên sâu về phương diện này thì việc thẩm định sẽ có hiệu quả hơn.