Mô tả việc sử dụng các nguồn lực quản lý

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 37)

b. Ưu, nhược điểm của biện pháp tâm lý – xã hộ

1.3. Mô tả việc sử dụng các nguồn lực quản lý

Để có thể tồn tại, hoạt động và phát triển tổ chức cần phải có các nguồn lực. Các nguồn lực được sử dụng trong quá trình quản lý rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào từng tổ chức mà có các nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên các tổ chức có một số nguồn lực phổ biến sau: Nhân lực, vật lực, tài lực, nguồn lực về thông tin, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức.

- Nhân lực: Đây có thể coi là một trong những nguồn lực quan trọng nhất có vai trò quyết định đến sự thành bại của tổ chức, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế- xã hội nhất định.

+ Để có nguồn nhân lực tốt, nhà quản lý cần thực hiện tốt việc tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng

Tuyển dụng đúng với chuyên môn, yêu cầu công việc

Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Người quản lý cần biết khai thác, sử dụng nguồn nhân lực: Bố trí đúng người đúng việc

Thực hiện các yếu tố để giữ chân người lao động (chế độ đãi ngộ phù hơp; môi trường làm việc thoải mái, gắn bó, đoàn kết… và tạo cơ hội cho người lao động được khẳng định bản thân và thăng tiến).

- Vật lực: chính là hệ thống cơ sở vật chất của tổ chức như nhà xưởng, máy móc, các thiết bị… Với một trường học thì đó là trường sở, hệ thống các thiết bị giáo dục, thư viện. Vật lực là điều kiện quan trọng để duy trì hoạt động của tổ chức, có vai trò hỗ trợ rất lớn trong các hoạt động. Người quản lý cần phải biết khai thác, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để phục vụ cho việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh đó cần có kế hoạch xây dựng, trang bị hiện đại hóa cơ sở vật chất từ các nguồn khác nhau (từ đơn vị chủ quản, từ các dự án hợp tác, xã hội hóa…). Việc mua sắm, trang bị cơ sở vật chất cần đảm bảo về số lượng và chất lượng, tránh mua sắm lãng phí và mua sắm những thiết bị máy móc chất lượng kém.

- Tài lực: Muốn nói đến nguồn tiền, nguồn vốn tài chính của tổ chức. Các tổ chức khó có thể tồn tại được nếu không có tiền. Người quản lý cần có kỹ năng quản lý tài chính, biết cân đối thu chi, đầu tư đúng lúc đúng chỗ để mang lại hiệu quả; đồng thời biết tận dụng thu hút nguồn tài chính từ các nguồn khác nhau cho tổ chức của mình.

- Tin lực: Ngày nay thông tin đã trở thành một nguồn lực quan trọng với sự phát triển của tổ chức, là huyết mạch của quá trình quản lý. Nếu tổ chức biết khai thác, tận dụng kịp thời nguồn lực này thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Người quản lý cần biết thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, biết thông tin nào là chính thống, chính xác để khai thác sử dụng.

- Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức: Trong xu thế toàn cầu hóa, không một tổ chức nào có thể tồn tại độc lập bên ngoài mối quan hệ với những đơn vị, tổ chức khác. Những mối quan hệ mang lại cho tổ chức những sự hỗ trợ về các nguồn lực khác như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực. Chính vì vậy người quản lý phải biết tạo dựng, duy trì và không ngừng mở rộng các mối quan hệ nhằm giúp tổ chức ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 37)

w