Ưu, nhược điểm của biện pháp kinh tế

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 34)

- Ưu điểm của biện pháp kinh tế

+ Thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả + Giảm bớt các chỉ thị, mệnh lênh, sự giám sát

+ Phát huy tính sáng tạo, độc lập làm việc của đối tượng quản lý - Nhược điểm của biện pháp kinh tế

+ Dễ dẫn đến tư lợi, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm tới tổ chức

+ Đòi hỏi nhà quản lý phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều mặt đặc biệt là kiến thức về tài chính.

1.2.3. Biện pháp tâm lý – xã hộia. Khái niệm a. Khái niệm

Biện pháp tâm lý – xã hội là những cách thức tác động vào nhận thức, tư tưởng và tình cảm của con người trong tổ chức nhằm nâng cao tính tự giác, lòng nhiệt tình hoạt động của họ trong việc thực thi nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của biện pháp tâm lý – xã hội là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người, tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Biện pháp tâm lý – xã hội là sự kết hợp của nhiều biện pháp như giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội, gây áp lực về tâm lý, hiện thực hóa ước mơ, tác động tương hỗ…

Người lãnh đạo một mặt phải tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên, mặt khác phải có sự hiểu biết sâu sắc tâm tư nguyện vọng của mỗi người, tôn trọng ý kiến của họ và xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp giữa người quản lý và người bị quản lý.

Giáo dục chủ trương đường lối của tổ chức để mọi người hiểu, ủng hộ và quyết tâm xây dựng tổ chức. Tổ chức cho các thành viên học tập, thảo luận về các văn bản pháp quy và bàn biện pháp thực hiện; thảo luận xây dựng mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, góp ý với các chủ trương quyết định của người quản lý đối với hoạt động của tổ chức. Những thông tin phản hồi giúp người lãnh đạo xem xét và điều chỉnh hoạt động quản lý hoặc người lãnh đạo phải thuyết phục viên chức rằng những chủ trương đó là cần thiết.

Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, vị kỷ, tác phong làm việc luộm thuộm, tùy tiện, thích hội họp, không biết tiết kiệm thời gian, chống tư tưởng đặc quyền đặc lợi, chủ nghĩa thực dụng…

Xây dựng tác phong làm việc có tổ chức, có kỷ luật, khẩn trương, tiết kiệm và hiệu quả…

Xây dựng bầu không khí lao động tập thể đoàn kết nhất trí, cá nhân gắn bó với tập thể lao động của mình.

Làm cho mọi thành viên trong tổ chức nhận thức đúng đắn quy luật của sự phát triển, chỉ rõ cho họ thấy rõ nguy cơ của sự tụt hậu, để họ tích cực học tập nâng cao trình độ, lao động tích cực và sáng tạo

Tạo ra cơ hội cho mọi người trong tổ chức các hoài bão, ước mơ thành đạt trong tương lai phù hợp và gắn liền với sự trưởng thành của tổ chức để họ thiết kế lấy một cách sống và làm việc tích cực nhằm hiện thực hóa ước mơ của mình

Xây dựng một cơ chế buộc mọi người phải quan tâm và hạn chế các hành vi xấu của nhau, xây dựng tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong tổ chức.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 34)

w