Nguyên tắc kiểm tra

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 30)

Thực hiện chức năng kiểm tra cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: - Phải có chuẩn mực và có kế hoạch

- Phải chính xác, khách quan

- Phải có độ đa dạng - Phải kinh tế và hiệu quả - Phải trọng tâm, trọng điểm

- Việc kiểm tra phải đưa đến kết luận và hành động

1.1.5. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lý

Trong thực tế, các chức năng quản lý đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Chất xúc tác và liên kết giữa các chức năng cơ bản này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý.

Không có chức năng nào quan trọng hơn chức năng nào, chỉ có tùy từng giai đoạn thì chức năng nào nổi bật hơn. Một quá trình quản lý không khép kín, kết thúc quá trình này là tiền đề cho quá trình sau.

Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.2. Mô tả việc sử dụng các biện pháp quản lý

Trong quản lý các nhà quản lý và tổ chức của mình đặt ra các mục tiêu để trả lời cho câu hỏi “Tổ chức của chúng ta sẽ đi tới đâu?”, nhưng “Làm

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC

CHỈ ĐẠOQUYẾT ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH VÀ THÔNG TIN QUẢN LÝ KIỂM TRA

những việc đó như thế nào?” thì các biện pháp quản lý sẽ giúp nhà quản lý trả lời câu hỏi này.

Các biện pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

Biện pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, đó là công cụ chuyển tải các quyết định quản lý, là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, nó rất đa dạng và phong phú; giúp khơi dậy các động lực, kích thích, phát huy tính năng động, sáng tạo của con người, phát huy tiềm năng của tổ chức và tận dụng được cơ hội từ bên ngoài.

Vận dụng biện pháp quản lý là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý. Trong những điều kiện nhất định, các biện pháp quản lý có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nhưng không có một biện pháp quản lý nào là vạn năng có thể áp dụng cho mọi tình huống. Trong tổ chức, nhà quản lý thường áp dụng các biện pháp quản lý là biện pháp hành chính, biện pháp tâm lý – xã hội và biện pháp kinh tế.

1.2.1. Biện pháp hành chínha. Khái niệm a. Khái niệm

Đây là biện pháp tác động dựa vào các mối quan hệ, quyền uy và kỷ luật của tổ chức để bắt buộc đối tượng quản lý chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Biện pháp hành chính trong quản lý là các cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định mang tính bắt buộc, đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 30)