Vị trí, vai trò chức năng kiểm tra

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 28)

- Là chức năng cuối cùng của quá trình quản lý. Chức năng kiểm tra có các vai trò như:

- Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm tra các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt sai sót có thể nảy sinh.

- Kiểm tra tìm ra các căn cứ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng phục vụ cho việc hoàn thành các quyết định trong quản lý.

- Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao. - Kiểm tra giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và tập thể có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

- Kiểm tra đảm bảo việc thực thi quyền lực quản lý của những cán bộ quản lý. Dự kiến và thực tế tiến hành kiểm tra hợp lý bao giờ cũng tạo ra sức ép tích cực đối với người thừa hành, đối với tất cả mọi người. Khi bị sức ép của kiểm tra con người phải lo chuẩn bị và làm việc nghiêm túc, toàn tâm, toàn ý để đảm bảo các yêu cầu của tổ chức về chất lượng, tiến độ công việc của mình. Kiểm tra vì thế rất có tác dụng đối với sự chấp hành hoạt động của cấp dưới, người thừa hành. Kiểm tra làm cho hiệu lực quản lý được đảm bảo và tăng cường.

- Kiểm tra giúp cho tổ chức theo sát và đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường.

- Kiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

Với những vai trò đặc biệt như vậy, chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong một quá trình quản lý mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp theo.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản lý chất lượng giáo dục (Trang 28)